Eine Geschichte zum Nikolaustag

Vietnamesisch

Ich musste früher in der Schule das Märchen von Hans Christian Andersen in der französischen Fassung „La petite fille aux allumettes“ lesen. Es erzählte die tragische Geschichte eines kleinen Mädchens, das am Silvesterabend frierend auf der Straße Schwefelhölzchen verkauft. Niemand beachtet sie. Die mit ihren Feiertagsbesorgungen beschäftigten Bürger übersehen das Kind und seine Bettelwaren. Verzweifelt vor Kälte zündet das Mädchen die Streichhölzchen an. Im Lichtschein des Hölzchens fühlt sie sich, als würde sie an einem warmen Ofen sitzen, der Gänsebraten auf den feierlich gedeckten Tisch neben einem funkelnd geschmückten Tannenbaum. Schließlich begegnet es seiner Großmutter und bittet diese, es in den Himmel mitzunehmen.

Damals las ich aus „Zwang“. Pflichtlektür, vom Lehrer „aufs Auge gedrückt“. Ich fand die Geschichte nicht so spannend wie „Aschenputtel“, die zum Glück ihren verlorenen Schuh doch wieder fand. Vor allem konnte ich die eisige Winterkälte überhaupt nicht nachempfinden, denn das Kälteste von Saigon ist eine kühle Brise in der Regenzeit. Ich habe auch nie jemanden gesehen, der nur Streichhölzer verkaufte, vielleicht zusammen mit einer Schachtel Zigaretten der in den 60-70er Jahren in Saigon sehr beliebten Marken Salem, Bastos …

Dann ging ich nach Deutschland, lernte das Pfeifen des Windes an der Nordsee kennen, verstand die Bedeutung von „eisig kalt“, fühlte die Einsamkeit und Heimweh am Silvester. Eines Weihnachtsabends kuschelte ich mich unter der warmen Decke und lies „Das kleine Mädchen mit den Schwefelhölzern“. Ich wünschte, ich könnte ihr eine Schachtel Streichholz abkaufen oder ihr ein Glas heiße Schokolade oder ein belegtes Brötchen anbieten. Dann setzte ich mich mit ihr in die Ecke eines alten Fachwerkhauses. Ich erzählte ihr von meiner Heimat, ein Ort so weit weg, dass sie ihn nicht mal in ihrer tiefsten Phantasie sich vorstellen kann. Dort gibt es kein Straßenhändler, der Streichhölzer anbietet, aber es gibt Kinder, die auf der Straße Lottorielose verkaufen. Sie sehen aus wie sie: klein, lumpig. Sie guckte mich mit ihren vor Erstaunen weit aufgerissenen schmaragdgrünen Augen an und fragte:
– Wenn niemand die Lottorielose kauft, verbrennen die Kinder sie auch, um in ihre Träume zu gleiten?

Ich bin nicht Andersen. Seine Geschichte berührt nicht nur Millionen Herzen auf der ganzen Welt, sondern ist in der Weihnachtszeit zur Pflichtlektür geworden. Eltern und Lehrer erzählen sie, in der Hoffnung, ihre Sprößlinge zu braven Kindern, musterhaften Schülern, trauten Freunden, zu Menschen mit guten Eigenschaften zu erziehen. Wenn sie brav sind und gute Taten vollbringen, werden sie vom Weihnachtsmann reichlich belohnt:
– Es gibt immer Menschen, denen es schlechter als dir geht. Sei barmzherzig, mein Kind!

Ich bin mir nicht sicher, seit wann meine allerliebste Tochter auf der ganzen Welt erkannt hat, dass der Weihnachtsmann nicht durch den Schornstein kommen konnte, denn unser Haus hat eine Zentralheizung, das Wasser wird mit Gas geheizt, und die Wärme wird anschließend durch ein Rohrsystem auf die einzelnen Zimmer verteilt.
Aber bis zum Teenageralter (ab „thirteen“) war meine allerliebste Tochter auf der ganzen Welt immer noch fasziniert von Walt Disney, Pixar Filmen mit dem Weihnachtsmann, der Jahr für Jahr auf seinen Renntierschlitten steigt, um seine Geschenke zu verteilen. Mit offenen Mund verfolgte sie in „Der Polarexpress“ das Abenteuer von dem Jungen ohne Namen bei seiner Reise zum Nordpol, wo angeblich der Weihnachtsmann wohnt.
Der Film endet damit, dass der Junge die Glocke findet, die ihm der Weihnachtsmann geschenkt hat, bevor er den Nordpol verlässt. Nur er kann den rasselnden Geräusch des Glöckchens hören. Dem Jungen ist klar, dass die Existenz des Weihnachtsmanns von seinem eigenen Glauben an Weihnachten abhängt.

Ich bin Walt Disney, Pixar und … Andersen sehr dankbar. Ohne sie hätte meine allerliebste Tochter auf der ganzen Welt nie an den Weihnachtsmann geglaubt, nie an Wunder geglaubt, die in diesem Leben geschehen könnten. Und das ist das Traurigste einer Kindheit. Weil Glaube Hoffnung sät. Und wo Hoffnung gibt, können Bemühungen zum Erfolg führen, wie der ehemalige Bundespräsident Richard von Weizsäcker einmal sagte: „Die Hoffnung führt uns weiter als die Angst“.

Der Film „Der Polarexpress“ dauert etwa anderthalb Stunden, der 3D-Animationsfilm „Das kleine Mädchen mit den Schwefelhölzern“(hier zu sehen) ist ca 9,5 Minuten lang.

Ich wünsche den Leser ein frohes Weihnachtsfest.

Werbung

Cô bé bán diêm

Deutsche Version

Hồi còn đi học tôi đã „bị“ bắt đọc truyện „Cô bé bán diêm“ của Hans Christian Andersen, văn bản tiếng Pháp „La petite fille aux allumettes“ kể về một cô bé nhà nghèo, đêm giao thừa giữa mùa đông buốt giá phải đi bán diêm. Khách qua đường tất bật mua sắm, chuẩn bị đón tết, không ai chú ý đến cô bé đang rao bán từng bao diêm. Để sưởi ấm, cô bé đánh liều quẹt diêm và mỗi que diêm cháy sáng đem lại cho cô bé những hình ảnh ấm cúng, như cái lò sưởi cạnh bàn tiệc có con ngỗng quay, cây thông Giáng sinh trang hoàng rực rỡ, rồi bà ngoại cô bé hiện về. Nhưng tất cả các thứ đó đều biến mất khi que diêm tắt ngấm.
Buổi sáng đầu năm mới, người ta thấy cô bé bán diêm chết cóng giữa những bao diêm đốt dở. Không ai biết cô bé đã nắm tay bà ngoại lên thiên đường trong niềm hạnh phúc vô biên.

Hồi đó đọc cho „xong phận sự“, trả thầy trả cô, chấm hết. Không thấy hay như truyện cô bé lọ lem rớt giày, may sau vẫn tìm lại được. Nhất là không tưởng tượng ra nổi trời mùa đông ở xứ người giá rét thế nào vì chỉ thấy
Nắng Sài-Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà-Đông
Cũng chưa thấy ai chỉ bán diêm quẹt, họa chăng bán kèm chung với mấy bao thuốc lá Salem, Bastos …

Rồi tôi lưu lạc sang Đức. Biết thế nào là tiếng gió rít miền Bắc-Hải (Nordsee), hiểu nghĩa của „lạnh căm“, thấm thía nỗi cô đơn xa gia đình trong đêm giao thừa ở xứ người. Đêm Giáng Sinh nằm trùm chăn đọc truyện „Das kleine Mädchen mit den Schwefelhölzern“, tôi ước mình có thể mua ủng hộ cô bé hộp diêm hay đãi cô một ly sữa chocolate nóng hoặc một ổ bánh mì kẹp xúc xích. Rồi tôi sẽ cùng cô ngồi nép vào góc tường của một căn nhà cổ kính. Tôi sẽ kể cô nghe ở quê tôi, một nơi xa lắc xa lơ không tưởng tượng ra nổi (xin xem bài Tản mạn hoa đào), chẳng có ai đi bán diêm dạo, nhưng có những em bé bán vé số lạc lõng giữa phố chợ. Chúng nó cũng giống cô, cũng nhỏ bé, lem luốc, bán từng tấm vé số để mưu sinh. Cô bé sẽ mở to đôi mắt màu bích ngọc ra dáng ngạc nhiên lắm và hỏi tôi:
– Thế nếu không ai mua vé số thì các bạn ấy có đốt chúng đi để có thể thấy được những gì mình hằng mơ ước không hả cô ?

Tôi không phải Andersen. Tôi không có khả năng viết một truyện cổ tích không chỉ làm thổn thức lòng trắc ẩn của hàng triệu người mà còn mang ý tưởng giáo dục để cha mẹ, thầy cô cứ vào mùa lễ Giáng Sinh lại đem ra kể, và kết thúc bằng một câu à la „Tâm hồn cao thượng“,  với hy vọng cái đầu óc trẻ thơ cần được vun xén kia tin rằng có ông già Noel sẽ đem đến cho chúng những món quà ước mơ nếu chúng biết cố gắng làm một người tốt, con ngoan, trò giỏi, bạn hiền và đủ thứ những đức tính tốt khác:
– Trên cuộc đời này luôn có những người bất hạnh hơn ta ! Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau con nhé !

Tôi không chắc lắm là từ bao giờ đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi nhận thức ra rằng ông già Noel không thể chui qua ống khói để vào nhà đặt quà giáng sinh cho nó ở dưới gốc cây thông được, vì nhà tôi dùng máy sưởi trung tâm bằng gas đun nước nóng, rồi máy tự động bơm nước tuần hoàn vào hệ thống ống dẫn nước tới từng phòng.

Nhưng cho tới tuổi „teen“ (13 tuổi trở lên) đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi vẫn say mê phim hoạt họa của Walt Disney, của Pixar, với hình ảnh ông già Noel cưỡi xe tuần lộc đi phát quà. Nó đã từng há hốc miệng theo dõi phim „The Polar Express“ kể về một cậu bé luôn tin rằng ông già Noel là có thật, nhưng người nhà của cậu bé và tất cả mọi người đều khẳng định là chuyện hoang tưởng. Trong đêm Giáng sinh, cậu gặp một chuyến xe lửa tốc hành tới Bắc-Cực đi ngang qua nhà mình. Cậu bước lên tàu và bắt đầu chuyến phiêu lưu đầy kỳ thú đến xứ sở của ông già Noel.
Phim kết thúc bằng cảnh cậu bé tìm thấy quả chuông lúc lắc mà cậu được ông già Noel tặng trước khi rời Bắc-Cực, và chỉ mình cậu nghe được tiếng rung trong veo của nó do cậu đã tin rằng những điều diệu kỳ trong cuộc sống luôn hiện hữu.

Tôi phải cám ơn Walt Disney, Pixar, cám ơn … Andersen. Không có họ, đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi chẳng bao giờ tin có ông già Noel, chẳng bao giờ tin những điều kỳ diệu có thể xảy ra ở cuộc đời này. Và đó là chuyện buồn nhất cho tuổi thơ. Vì niềm tin sẽ gieo hy vọng. Có hy vọng mới có cố gắng.
Cựu Tổng Thống Đức – ông Richard von Weizsäcker – từng nói „Die Hoffnung führt uns weiter als die Furcht“ (Hy vọng dẫn ta tiến xa hơn là sự sợ hãi).

Phim The Polar Express dài hơn 1 tiếng rưỡi nên các bạn có thể xem phim hoạt hình 3D Cô bé bán diêm ở đây, dài khoảng 9 phút rưỡi thôi.

Chúc các bạn một mùa Giáng Sinh an lành.

Der Đông-Du-Traum

Vietnamesisch

Nordkoreas Staatschef Kim Jong-un hält mit seinen Rakententests die Welt in Atem. Deutschland kritisierte den „völkerrechtswidrigen Kurs Nordkoreas in aller Schärfe“. USA kündigte an, den Druck auf Pjöngjang weiter zu erhöhen – was es auch immer zu bedeuten mag. Das einzige Land, wo sich wirklick was tut, ist Japan: Schulkinder üben Evakuierung für den Ernstfall.

Mit dieser Einleitung könnte man meinen, dass ich ein Japan-Fan bin. Eigentlich mag ich wie die meisten Ostasiaten Japan nicht sehr, vielleicht lag es nur an meinem Minderwertigkeitskomplex gegenüber das Land der aufgehenden Sonne. Aber ich  bewundere die Liebe der Japaner zu ihrem Land, die ihnen half, aus den Ruinen von Hiroshima zur wirtschaftlichen Weltmacht aufzusteigen. Was ich in diesem Blog vostellen wollte, ist die japanische Sprachschule „Đông-Du“ in Saigon, auf Deutsch „Reise nach Fernost“.

Oh, ich habe nicht die Absicht, den Leser das Erlernen der japanischen Sprache zu ermuntern. Vielmehr möchte ich das Model der Förderung von Schülern und Schülerinnen aus armen Verhältnissen erläutern, das von dem Schuldirektor Nguyễn Đức Hòe ins Leben gerufen wurde. Er selbst hat in Japan studiert und den Master of Science an der Universität Tokio im Jahre 1967 erworben. Bereits während seiner Studienzeit gründete eine Art Studentenfond, um in Not geratene studierende Landsleuten zu helfen. Nach dem Studium, zurück in seinem Heimatland und geimpft mit dem Đông-Du-Gedanken: Mit den im Ausland gebildeten Samen, die Früchte im Heimatland zu ziehen.

Obwohl er jetzt fast 80 Jahre alt ist, besucht er regelmäßig die von der Đông-Du-Schule geförderten Studenten im Ausland, mobilisiert japanische Freunde um ausländische Studenten zu sponsern und mit Stipendien arme Schüler und Schülerinnen in Vietnam zu unterstützen. Er arbeitet unerbittlich an dem Ehrgeiz, Studenten aus Vietnam ins Ausland zu schicken, um ihr Wissen zum Wohle des Landes einzusetzen, nach dem Vorbild von Japan.

Der Đông-Du-Schuldirektor Nguyễn Đức Hòe

Mit der Invasion der Assyrer im Jahre 720 v. Chr. begann die Geschichte des jüdischen Exils. Mit einer beharrenden Entschlossenheit, eine „Heimstätte für das jüdische Volk“ zu  errichten, verkündete David Ben-Gurion am 14. Mai 1948 die Gründung des Staates Israel.
Ich weiß nicht, wie lange die Geschichte des vietnamesischen Exils dauern wird, aber wenn der „Đông-Du-Traum“ weiterhin kultiviert wird, hoffe ich eines Tages, dass auf den Reisfeldern meines Heimatlandes die Ähren prallen.

Bát thập trượng vu triều

Có thằng bạn kể nó sống xa mẹ và gia đình từ năm 17 tuổi, nay mẹ nó – một thời là một trong những business women có hạng ở Saigon – đã 86 tuổi, vẫn còn minh mẫn, nên nó thấy còn có phước lắm nếu so với một số bạn bè khác mà

ngày xưa chào mẹ, ta đi
mẹ ta thì khóc, ta đi thì cười
mười năm rồi lại thêm mười
ta về thì khóc, mẹ cười lạ không

ông ai thế ? Tôi chào ông
mẹ ta trí nhớ về mênh mông rồi
ông có gặp thằng con tôi
hao hao …
tôi nhớ …
nó… người … như ông.
mẹ ta trả nhớ về không
trả trăm năm lại bụi hồng…
rồi ..
đi …
(Đỗ Trung Quân)

Một đứa bạn khác ví mẹ nó là con búp bê: Búp bê tóc trắng phơ, yếu đuối, nhỏ nhoi. Tôi làm gì, cũng làm từ làm tốn để búp bê kịp làm cùng. Tôi đi đâu, cũng chậm thong bước thả để búp bê kịp bước theo. Tôi ăn gì cũng nhai nhẹ nuốt nhàng để búp bê cùng kịp bữa. Tôi ôm ấp, hôn hít để búp bê cười hồn nhiên hai tuổi. Tôi xoa đầu, vuốt tóc, nựng má để búp bê cười hồn nhiên ba tuổi. Tôi dắt búp bê, khi tung tăng, lúc lết thết, khắp Saigon để búp bê vui hồn nhiên bốn tuổi. Tôi dẫn búp bê đi làm quen nhiều bạn trẻ mới để búp bê vui hồn nhiên năm tuổi.
Người già lạ tính, lạ nết, lạ ăn, lạ uống, lạ nghĩ, lạ bịnh, lạ tật. Chăm người già nhiều lúc xuống tinh thần, đôi khi nóng nảy, vài khi cáu gắt. Chăm búp bê tôi thấy mình khoan dung, nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. Vì người ta không kỳ vọng ở búp bê, như kỳ vọng ở một người ngày xưa thời lỗi lạc. Người ta không thể khó tính với búp bê, như khó tính với một người ngày xưa từng cừ khôi. Người ta không xót xa nhớ về búp bê đã một thời từng khôn khéo phụ chồng nuôi con giữa đời xuôi ngược.
(Trích từ „CON BÚP BÊ ĐẸP NHẤT“ của Võ Thị Trang Hân)

Còn mẹ tôi ?
Mẹ tôi sanh ngày 16.10.1937 tại Hà Giang.
Ngày mai mẹ có sinh nhật.

Jupe ngắn Lê-Quí-Đôn

Trên trang Facebook „Một mảnh vườn thơ“ có đăng 2 bài của thi sĩ Vũ Minh Tuấn về hai trường nữ trung học Gia-Long và Trưng-Vương, với hình ảnh chiếc áo dài thướt tha từng làm ngơ ngẩn bao nam sinh Chu Văn An, Võ Trường Toản, Pétrus Ký …

Tà áo Gia Long
Tôi bước chân về qua Gia Long
Cổng cũ trường xưa chợt hỏi lòng
„Giữa bao áo trắng tung bay ấy
Có tà áo nào của em không ?“

Tà áo em xưa thuở bụi hồng
Vờn bay trong gió những ước mong
Tôi theo áo ấy về qua ngõ
Đứng lặng chờ người khuất bên song

Tôi theo áo ấy, ngày lại ngày
Mộng lòng theo tà áo tung bay
Bước chân người cũ trên đường cũ
Giờ đã xa rồi chẳng ai hay

Nay tôi lại về qua Gia Long
Tìm chút hương xưa dấu trong lòng
Đâu người áo trắng ngày xưa ấy
Đã ghé bờ nào, trả bến sông
Vũ Minh Tuấn – 2017

Trường Gia-Long

Tôi „hậm hực“ lắm bởi tôi không là nữ sinh áo trắng vì tôi học trường Lê-Quí-Đôn[1], mặc đầm … „Mini-Díp“ ngắn hững hờ „trên“ đầu gối, còn „trên“ tới đâu thì không có quy định, nếu mà ngắn quá sẽ tự động được thầy cô giám thị hỏi thăm sức khỏe, sợ học sinh ăn mặc không đủ ấm dễ lây cảm thương … hàn, nhất là cho các … nam học sinh.
Đành nhủ lòng thôi „giả bộ“ làm người tình áo trắng vậy.

Tôi bước chân về qua Gia Long
Cổng cũ trường xưa chợt hỏi lòng
„Giữa bao áo trắng ngày xưa ấy
Có tà áo nào anh nhớ không ?“

Tà áo em xưa thuở bụi hồng
Vờn bay gởi gió tình trắng trong
Nón lá che ngang làn mắt biếc
Dõi nhìn ai đó có biết không ?

Anh theo áo ấy, ngày lại ngày
Vòng xe tuổi ngọc mộng trong tay
Thư tình không gởi, lời chẳng ngỏ
Áo trắng ôm sầu anh có hay ?

Nay tôi lại về qua Gia Long
Tìm chút hương xưa dấu trong lòng
Áo trắng năm nao giờ xếp lại
Hương tình ngày cũ … thả trôi sông

(Chú thích: Độc giả nào không muốn làm
Em như „gì đấy“ trôi sông
Anh như con chó chạy rông trên bờ
thì có thể thay câu cuối bằng
Anh ở phương nào, còn nhớ không ?)

Nhưng tôi là
Học sinh Lê-Quí-Đôn
Như ánh thái dương bình minh[2]
cơ mà !!! Chả nhẽ „Mini-Díp“ không „nên thơ“ sao ?

Khác với Gia-Long hay Trưng-Vương, trường Lê-Quí-Đôn là một trường rất văn minh, dân chủ, tự do, không phân biệt chủng tộc, giới tính, nên tránh được khá nhiều tai nạn do mấy anh Pétrus Ký tan học phải đạp xe thục mạng băng qua đường Hồng-Thập-Tự cho kịp giờ tan trường của các em „áo trắng“, lơ tơ mơ là „binh sĩ sẽ nổ súng“ theo như lời cảnh cáo ghi trên những bảng ở hàng rào quanh dinh Độc Lập.
Lê-Quí-Đôn
đâu thiếu gì hoa khôi, đâu thiếu gì những nam sinh cùng trường – và của các trường „bạn“ (với nữ sinh là bạn, nhưng đối với nam sinh có thể khác) Pétrus Ký, La San Taberd v.v. – ngày ngày choảng nhau trước cổng trường mặc kệ binh sĩ có nổ súng hay không.
Tôi càng „hậm hực“ hơn vì làm thơ „Mini-Díp“ không phải đơn giản. Tên trường tôi „Quí“, vần trắc. Những con đường „ôm“ trường tôi như Hồng-Thập-Tự, Trần-Quí-Cáp, Công-Lý đều mang vần trắc thì làm sao mà ghép vào thơ „Thuở yêu em váy ngắn hững hờ … bay“ đây ? Cũng nên nói thêm là „Mini-Díp“ rất quyến rũ dù chỉ được mặc như đồng phục. Tôi có viết một bài về chiếc váy rồi (đọc ở đây). Nghĩ nát óc không ra được vần thơ nào thật là du dương nên tôi đành chọn vần trắc làm „Phố Cụt“ (Fokus) vậy.

Váy cụt Lê-Quí-Đôn

Lê-Quí-Đôn thuở yêu em váy cụt
Nơi sân trường phượng vĩ thắm sắc hoa
Lời tự tình anh gởi gió thoảng qua
Vờn tóc mây, đùa vai gầy gọi nắng

Lê-Quí-Đôn thuở yêu em váy ngắn
Không đủ dài nên thiếu chữ yêu đương
Cho anh về trọn kiếp phải vấn vương
Sáo Trương Chi thôi đành vang xó bếp

Lê-Quí-Đôn thuở yêu em váy xếp
Ôm chân son, gói trọn tuổi mộng mơ
Váy em xanh là cả một trời thơ
Anh về nhớ Lê-Quí-Đôn váy cụt

Vì ngẫu hứng nên không có hình hoa khôi Lê-Quí-Đôn để minh họa. Tạm thời tôi đăng hình của mình vậy, khi nào được cho phép sẽ thay bằng hình những hoa khôi Lê-Quí-Đôn. Nhiều lắm độc giả ạ !

[1] Hình trường Lê Quí Đôn thuộc về „Sài Gòn Vi Vu

[2] Lê Quí Đôn hành khúc

Giấc mộng Đông Du

Deutsch

Dạo này thế giới xôn xao vì Kim-Chính-Ân hăm he phóng hỏa tiễn bay vèo vèo xuyên đại đương từ Đông sang Tây, lỡ mà rớt xuống đâu thì đó ráng chịu. Mỹ lo. Đức lo. Pháp lo. Nước duy nhất vừa lo vừa làm là … Nhật-Bản. Chính phủ tập trận sơ tán cho dân, thảo kế hoạch bắn phá tên lửa.

Nhập đề như vầy bạn chắc hẳn cho tôi là „phen“[1] với Soichiro Honda hay Torakusu Yamaha. Thật ra, giống như đa số người Á đông, tôi không thích Nhật lắm, có lẽ do cái GATO[2] đối với Nhật-Bản của tôi quá lớn. Nhưng tôi thật sự cảm phục lòng yêu tổ quốc, yêu đồng bào của họ. Bị thất trận vì bom nguyên tử Hiroshima, với lòng yêu nước nồng nàn người Nhật đã vươn lên từ đổ nát của chiến tranh. Những dân tộc nào như vậy đều hùng mạnh hết, dù sống lưu vong trên 2000 năm, bị tàn sát như người Do thái, suy sụp, đổ nát vì chiến tranh thế giới thứ 2 như Đức, Nhật nhưng Lúa vẫn trĩu hạt trên đất Phù Tang.

Cái tôi muốn giới thiệu ở bài Blog này là trường Nhật ngữ Đông Du ở Sài-Gòn. Ồ, không phải tôi kêu bạn học tiếng Nhật đâu !
Thầy hiệu trưởng, người thành lập trường này, đi du học và làm việc một thời gian dài ở Nhật nên tác phong và tư tưởng rất giống người Nhật. Tuy đã gần 80 tuổi ông vẫn đi Nhật thường xuyên để thăm và kiểm tra tình hình các em du học sinh Đông Du bên đó, vận động bạn bè Nhật tài trợ cho các du học sinh và giúp học bổng cho học sinh nghèo ở Việt Nam v.v. Nói chung là làm việc không ngơi nghỉ. Ông bà hiệu trưởng rất có tâm và nhiệt huyết, đặt tên trường là Đông Du với hoài bão đưa sinh viên ưu tú Việt Nam đi du học để gieo hạt, ương mầm, sau này có trái thơm quả ngọt về giúp ích cho đất nước.

Cuộc xâm lăng của người Assyria vào năm 720 trước Công Nguyên đã khởi đầu lịch sử lưu vong của dân Do Thái. Với ý chí lập quốc kiên cường, ngày 14 tháng 5 năm 1948 David Ben-Gurion – thủ lĩnh Do Thái – tuyên bố thành lập một „nhà nước Do Thái“ tại Eretz Israel.
Tôi không biết lịch sử lưu vong của người Việt sẽ kéo dài bao lâu, nhưng nếu „Giấc mộng Đông Du“ vẫn tiếp tục được vun xén, tôi hy vọng một ngày nào đó lúa cũng trĩu nặng trên đất quê hương tôi.

[1] Fan

[2] Ghen Ăn Tức Ở

Cùng chí hướng

Hôm nọ bạn bè rủ rê „Qua thăm tao đi“ nên „tức cảnh sinh tình“ rặn ra bài Những người bạn vĩnh cữu.
Mấy hôm nay gặp vấn đề khó giải quyết mới thấm thía câu „Best friends are people who make your problems their problems just so you don’t go through them alone“, dịch đại khái là „Người bạn thật sự luôn đồng hành với ta khi ta gặp khó khăn“. Nhưng họ có nhất thiết phải suy nghĩ hoàn toàn giống ta, hành động hoàn toàn giống ta hay không ?
Chắc chắn là không vì nam châm cùng cực sẽ đẩy nhau.
Hãy tưởng tượng cảnh này: Bạn đang đứng sắp hàng mua vé xe lửa thì một thằng to con lực lưỡng xấn ngang trước mặt.
Trường hợp bạn A
Bạn kêu „Excuse moi …“ bằng một giọng nhỏ nhẹ du dương như dòng sông Seine hiền hòa, lững lờ chảy ngang thành phố Paris hoa lệ.
Hắn quay lại thấy em xinh xắn dễ thương quá bèn toét miệng cười giả lả:
– Ồ, xin lỗi nhé, tôi có thể giúp cô mua vé được không ?
Sau đó hắn dẫn em ra tận bến xe, không quên xin số điện thoại. Xe lửa lăn bánh rồi mà hắn vẫn còn đứng nghệch mặt ra đấy nhìn theo …
Trường hợp bạn B
Bạn B kêu „Sorry, Sir …“ bằng một giọng hơi gay gắt nhưng với nụ cười nhẹ, người tinh ý sẽ thấy đó là một nụ cười khẩy dấu sau khuôn mặt nghiêm trang nhưng không kém vẻ thân thiện.
Hắn quay lại toan mở mồm cãi vã thì em giải thích vòng vo ai đúng ai sai, làm sao mới phải v.v. Rồi em chuyển sang phân tích, than phiền về phương tiện giao thông công cộng, chương trình cấp vé xe miễn phí hỗ trợ người có thu nhập thấp mới được chính phủ ban ra hồi … sáng nay.
Sau khoảng mười phút bị em thao thao bất tuyệt thì mặt hắn thộn ra vì quên béng mình định tranh cãi với em vấn đề gì, ngoan ngoãn bước sang quầy bên cạnh mua vé … xe buýt.
Trường hợp bạn C
Tôi gào lên „Entschuldigen Sie bitte, ich bin doch dran …“ (Xin lỗi ông nhá, tới phiên tui …), mặt đằng đằng sát khí.
Hắn chẳng quan tâm, tiếp tục lấn đến quầy bán vé.
Tôi nhào tới như tên bắn, nhưng vì hắn lực lưỡng quá tôi biết mình không xô xát với hắn được nên tăng mật độ âm thanh lên thêm một tông cao hơn nữa. Mọi người chung quanh đứng quan sát vụ cãi nhau, có người tỏ ra bất bình, có người cười tủm tỉm dường như khoái chí được xem màn kịch bỏ túi không mất tiền, có người xì xào bàn tán, nhưng không ai tham gia cả.
„Lên tông“ không ăn thua, tôi rút điện thoại ra hăm dọa:
– Tui kêu cảnh sát !!! (nhưng tôi chỉ dọa thôi chứ không gọi thật vì sợ tốn tiền).
Kết cuộc ra sao thì không có câu trả lời bởi 10 lần tôi bị xấn ngang thì 10 lần chi tiết đoạn cuối khác nhau do không bao giờ lại gặp cùng một thằng to con lực lưỡng, mà mỗi lần một nhân vật khác, tôi phải thiên biến vạn hóa thay đổi vở diễn tí ti cho thích hợp với tình huống, lúc rút điện thoại, lúc vẫy tay kêu nhân viên công lực đang đứng hút thuốc lá gần đấy, có lần tôi giả vờ lên cơn co rút tưởng chừng sắp đứt gân mạch máu cổ, nhưng nói chung là không lần nào có kết quả như của bạn A và bạn B.
Dù vậy cả ba bạn A, B và C đều có cùng chí hướng: Bằng mọi cách phải mua được vé xe lửa … trước hắn  – cái thằng to con lực lưỡng định chen ngang kia.

Ngày nào bầu trời còn mây bay

Viết từ cảm hứng khi nghe câu chuyện của người bạn kể về „mộng mơ trên biển“ của hắn trong một đêm đi vượt biên, máy tàu hư, xăng cạn, tương lai mờ mịt như thân phận chiếc ghe trên đại dương mênh mông …

Định nghĩa của Project là gì: A project is an individual or collaborative enterprise, with defined tasks to be executed over a fixed period and within certain cost.
Định nghĩa của Dream là gì (dream có 2 nghĩa là „giấc mơ“ lúc đang ngủ, hoặc ở đây còn có nghĩa là „ước mơ“): A cherished aspiration, ambition, or ideal. No defined tasks, no fixed period, no estimated costs.
Người ta hay nói câu „make the dream come true“ để tăng động lực cho con người thực hiện ước mơ của mình, nhưng không bao giờ đặt mốc cho một ước mơ cả.
Vì sao?
Vì ước mơ không định nghĩa công việc cụ thể phải làm, không định nghĩa thời gian phải xong, không định nghĩa phí tổn phải chi ra.
Vì vậy: As long as you still have breath, your dream is not over.

Ngày nào bầu trời còn mây bay
Thì ta vẫn cứ mơ, mơ hoài …
(Lê Hựu Hà)
Someday your dream will come true.

Eo ơi, con tôi đi bầu !

Ngày 24 tháng 9, người Đức đi bầu Bundestag (Hạ Viện). Chuyện thường phố huyện. Cứ 4 năm một lần.
Nhưng năm nay, với tôi chuyện bầu cử có phần mới lạ hơn: đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi cũng đi bỏ phiếu.
Tôi phải công nhận nếu xét riêng phần đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi thì nền giáo dục của Đức về ý thức chính trị dân tộc đã đạt được mục đích của nó là: khuyến khích nhận thức dân chủ, thúc đẩy công dân tích cực tham gia vào đời sống chính trị một cách thiết thực. Không đứng chỉ tay năm ngón.
Tuần trước, lúc nó từ ký túc xá về thăm nhà, câu hỏi đầu tiên của nó:
– Có thư từ gì gởi đến cho con không hả mẹ ? Ý con muốn nói thư báo gởi cử tri đó mẹ.
Nó vừa tròn 18 tuổi mới đây thôi nên chắc chưa kịp lên danh bạ cử tri vì chưa thấy thư thiếc gì gởi đến cả. Tôi thấy sự thất vọng hiện lên trên gương mặt nó. Cũng có thể do nó thiếu ngủ không biết chừng.
Mặc dù từ lâu, cái cảm tưởng xa lạ của sự đổi vai đã mờ dần, tôi vẫn thấy đâu đó một chút gì bất an khi trong bữa điểm tâm nó vừa nhai bánh mì nhồm nhoàm vừa kể lể:
– Con đọc qua mấy cái Wahlprogramm[1] của SPD và CDU, chẳng khác nhau bao nhiêu mẹ ạ, có lẽ bầu ai cũng được cả …
Tôi không quan tâm lắm về tình hình chính chị chính em, nhưng tôi không bỏ lỡ bất cứ buổi bầu cử nào bởi ở Đức, ngày chủ nhật bạn không thể đi đâu cả, các cửa tiệm đóng sạch, cái duy nhất mở là … phòng bỏ phiếu. Nhưng „Wahlprogramm“ là cái gì nhỉ ?
Thứ bảy. Đi chợ. Ra khỏi siêu thị Netto ở gần nhà, thấy mấy quầy vận động bầu cử bày la liệt giấy quảng cáo tranh cử với những khẩu hiệu in chữ to, đậm, và hình ảnh các chính trị gia khổ lớn, cười thân thiện một cách đáng nghi ngờ, được kẹp vào những cây bút bi đủ màu, tôi lân la ghé vào hỏi:
– Ông có tờ „Wahlprogramm“ cho tôi không?
Người đàn ông với nụ cười thân thiện một cách đáng nghi ngờ, quơ quơ mấy tờ giấy quảng cáo tranh cử vui vẻ trả lời:
– Wahlprogramm ? Chúng tôi không có mấy cái đó. Bà có muốn một cây bút bi màu cam không?

[1] Trong cuộc vận động tranh cử, mỗi đảng đưa ra một chương trình với những dự án họ có ý định thực hiện nếu đắc cử, gọi là Wahlprogramm

Hilfe, mein Kind geht wählen!

Tiếng Việt

Am 24. September wählen die Deutschen den neuen Bundestag. Im Westen nichts Neues. Alle 4 Jahre wieder.
Dieses Jahr ist für mich aber etwas Neues: unsere liebste Tochter auf der ganzen Welt geht wählen.
Ich muss wirklich zugeben, dass die deutsche politische Bildung bei unserer liebsten Tochter auf der ganzen Welt tatsächlich ihr Ziel erreicht hat, nämlich das demokratische Bewusstsein in der Bevölkerung zu fördern und die Menschen in der Bundesrepublik Deutschland zu motivieren und zu befähigen, mündig, kritisch und aktiv am politischen Leben teilzunehmen. Denn, als sie letzte Woche nach Hause kam war ihre erste Frage:
– Ist Post für mich da? Für die kommende Wahl meine ich.
Da sie kürzlich 18 geworden ist, war ihre Wahlbenachrichtigung noch nicht da (sie war später eingetroffen als unsere). Ich sah die Enttäuschung in ihrem Gesicht. Es könnte auch daran liegen, dass ihr der Schlaf fehlte.

Obwohl ich schon seit längerer Zeit den Rollentausch bemerkt habe, fühlte ich mich ein wenig unwohl, als sie am nächsten Morgen beim Kauen ihres Toasts am Frühstückstisch beiläufig erzählte:
– Hab die Wahlprogramme von SPD und CDU durchgelesen, sie unterscheiden sich kaum voneinander, im Grunde ist es egal, wen man wählt …
Ich interessiere mich nicht so sehr für Politik, verpasste jedoch keine Wahl, denn sonntags kann man in Deutschland nirgendswohin gehen, die Geschäfte haben ja alle zu, das einzige was auf hat, ist … das Wahllokal. Aber „Wahlprogramm“? Was ist das?
Letzten Samstag sah ich Wahlstände vor dem Netto-Markt bei uns um die Ecke. Es wurden fleißig bunte Kugelschreiber verteilt, natürlich samt ein paar Flyer mit dick gedrucktem Slogan und Passphotos von Wahlkandidaten in überdimensionaler Größe mit übernatürlich freundlichem Lächeln.
– Haben Sie ein Wahlprogramm für mich? fragte ich.
Der Mann mit übernatürlich freundlichem Lächeln streckte mir ein paar Flyer entgegen:
– Wahlprogramm? Sowas haben wir hier nicht. Möchten Sie einen orangen Kugelschreiber?