Thanks to Don Le for the New Year’s card design, Toronto 2017
Chắc hẳn ai cũng nhớ mấy câu thơ của thi sĩ Vũ Đình Liên:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua …
Từ hơn 40 năm nay chúng ta chỉ thấy hình ảnh cụ đồ ngày Tết trên sân khấu của các hội người Việt tị nạn ở Đức. Cũng từ hơn 40 năm nay chúng ta đón Tết với người Đức trên quê hương của họ, nhớ về không khí Tết Nguyên Đán cổ truyền với sắc hoa mai vàng, hoa đào hồng thắm, với bánh chưng xanh, câu đối, cành nêu lủng lẳng những bao lì xì đỏ rộ.
Người Đức mừng Giáng sinh từ tối 24 đến 26 tháng 12, tức là chỉ có 2 ngày rưỡi thôi. Người Việt „ăn“ Tết đến 3 ngày lận. Theo phong tục Việt Nam thì ngày mùng Một là ngày con cháu đến thăm ông bà, họ hàng bên nội, ngày mùng Hai dành cho bên mẹ. Ngày mùng ba học trò đi thăm thầy cô.
Mùng một là Tết nhà cha
Mùng hai nhà mẹ, mùng ba nhà Thầy
Trẻ con xúng xính áo mới, trong nhà bánh mứt đầy mâm, ngoài đường trống lân rộn rã, pháo nổ đì đùng, sân chùa nghi ngút khói hương trầm ngày Tết. Mọi người hân hoan chúc nhau năm mới an khang, thịnh vượng.
Mặc dù năm Đinh Dậu tiếp tục chịu những sự kiện biến động như khủng hoảng làn sóng tị nạn ở châu Âu, Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung, nguy cơ xâm lăng lãnh thổ Việt Nam của Trung Cộng v.v. chúng ta vẫn hy vọng một ngày mai tươi sáng theo như một câu ngạn ngữ của Ấn Độ:
Dù có giam gà trống dưới hầm sâu bao nhiêu đi nữa, bình minh vẫn rạng sáng.
Với niềm lạc quan này, Hồng mến chúc các bạn một năm mới an khang, thịnh vượng, sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn.
Jeder Vietnamese kennt die poetischen Bilder des Neujahrsfestes
Wenn die Kirschblüte auf den Bäumen lacht,
der Markt in bunten Farben erwacht,
der alte Gelehrte über seine Kaligraphien bückt
Dann kehrt das Neujahr wieder zurück!
Seit mehr als 40 Jahren bleiben uns diese Bilder nur als Nachbildung auf der Bühne der jährlichen Neujahrsfeier der Vereine vietnamesischer Flüchtlinge in Deutschland. Seit mehr als 40 Jahren feiern wir zusammen mit unseren deutschen Freunden das Neujahrsfest, mit Sehnsucht nach der traditionellen Atmosphäre in der gelben Farbe der Mai-Blüten, der Rosafarbe der Kirchblüten, der grünen Farbe des Neujahrskuchen und insbesondere der roten Farbe der am Neujahrbaum hängenden Tüten mit „Glücksgeld“.
Wenn Weihnachten „das“ Fest der Europäer ist, dann ist Neujahrfest (nach dem Mondkalender) das wichtigste Jahresereignis der Vietnamesen. Die Deutschen feiern Weihnachten vom 24.12. abends bis zum 26. Dezember, also 2 ½ Tage. Wir feiern 3 Tage lang. Für die Vietnamesen ist das Neujahrsfest, bekannt als Tet-Fest, wie eine Mischung aus dem westlichen Weihnachten, Silvester, dem Neujahrstag, Ostern und Erntedank. Traditionell besuchen Vietnamesen an den ersten beiden Tagen ihre Familie und Verwandten, am dritten Tag die Lehrer. Es wird festlich gekleidet, bekömmlich gegessen; auf den Straßen werden Löwentänze vorgeführt, in den Tempeln steigt Räucherstäbchenqualm aus duftendem Adlerholz hoch. Man wünscht einander Glück, Gesundheit und Wohlstand.
Selbst wenn das Jahr des Hahns viele Schatten abwirft, wie die Flüchtlingskrise in Europa, Umweltverschmutzung durch Formosa in Vietnam, die Gefahr der Verletzung des vietnamesischen Territoriums durch China usw., lässt sich ein indisches Sprichwort viel Hoffnung schöpfen:
Wenn du den „Hahn“ einsperrst, geht die Sonne doch auf!
In diesem Sinne wünsche ich Euch allen im Neuen Jahr Geborgenheit, Erfolg und Reichtum, Glück und Gesundheit.