Hoa của tuổi thơ, hoa của kỷ niệm

    Những năm đầu đặt chân lên quê hương thứ hai Canada (1983), tôi thường lái xe chở ba má tôi đi dạo phố phường, mùa xuân ngắm hoa uất kim hương (tulip), mùa hè đi thăm các vườn ươm cây, mùa thu ngắm lá vàng trong các công viên và mùa đông vào trung tâm thành phố xem thành phố trang trí hoa đèn cho lễ Giáng Sinh.

    Một lần vào cuối tháng 5 năm 1985, chúng tôi ba người đi dạo trong công viên bên bờ hồ Dows của thủ đô Ottawa.  Nơi đây hằng năm vào cuối tháng 5 có lễ hội hoa uất kim hương, bắt nguồn từ lòng tri ân của nữ hoàng Hòa Lan Juliana đối với Canada đã cưu mang gia đình hoàng gia suốt mấy năm Thế Chiến Thứ Hai và nhất là quân đội Canada hy sinh xương máu giải phóng Hòa Lan từ Đức Quốc Xã.

    Đi bộ được một lúc ba má tôi ngồi nghỉ chân trên một băng ghế đá.  Băng ghế gần đó có hai ông bà cụ người Pháp, tóc hạc da mồi vừa ngồi nghỉ mệt vừa nghe nhạc Pháp từ trong cái máy radio-cassette Walkman.  Cụ ông từ chiếc ghế bên cạnh nói vọng sang ba tôi, bằng tiếng Anh pha giọng Pháp, hỏi âm thanh có làm phiền ba má tôi không? Ba tôi vui vẻ đáp lời bằng tiếng Pháp, không phiền, trái lại ba tôi rất thích nghe nhạc Pháp.  Thấy ba tôi biết nói tiếng Pháp, hai ông bà cụ nhích lại gần cạnh ba má tôi, bắt tay và tự giới thiệu cụ ông là Pierre và cụ bà là Marie.  Cả hai cụ lúc đó đã 77 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, cử chỉ nhanh nhẹn, thái độ thân mật ngay từ lúc bắt đầu cuộc đàm thoại.     

tulip        Vốn liếng tiếng Pháp của tôi chẳng có bao nhiêu, nghe thì đì đùng nói thì lạch cạch cho nên im lặng nghe các cụ trò chuyện với nhau.  Được một lúc, hai cụ Pierre và Marie chợt im lặng khi nghe trong băng cassette ca sĩ Nana Mouskouri hát bài ‘Chèvrefeuille que tu es loin’.  Cụ bà lại hát theo nho nhỏ, rồi quay lại bài hát nghe lần nữa, tầm mắt mơ màng nhìn khoảng trời xa.  Nghe xong cụ Marie âu yếm nhìn chồng cười và nói: ‘C’est magnifique!’ (that’s magnificent, wonderful-tuyệt vời).  Cụ Pierre đáp lời cụ bà: ‘A oui, c’est toujours belle!’ (yes, always good-nghe lúc nào cũng hay) sau đó quay sang ba má tôi và bắt đầu giải thích vì sau cả hai vợ chồng đều thích bài hát này.  Đó là một câu chuyện tình tuyệt đẹp mà hai cụ Pierre và Martie bỏ ra suốt mấy giờ đồng hồ để kể cho ba má tôi nghe.  Và đó cũng là lần đầu tiên tôi biết về hoa chèvrefeuille, hoa kim ngân, một thời là ‘hoa của tuổi thơ’ (fleur de l’enfance) và ‘hoa của kỷ niệm’ (fleur des mémoires).

    Hai cụ Pierre và Marie sinh năm 1908 ở một làng quê nằm về phía Bắc xứ Provence gần Côtes du Rhône, phía Đông Nam nước Pháp.  Khu vực Provence-Côtes du Rhône này có địa lý lịch sử và văn hóa pha trộn Pháp và Ý, trước Bordeaux trăm năm từng là nơi sản xuất những loại rượu vang đỏ và trắng ngon nhất nhì châu Âu như Grenache noir, Viognier, Muscardin, Terret noir, Roussanne… vùng này cũng là nơi trồng hoa oải hương (lavandre-lavender) lớn nhất nước Pháp.

   cotedurohne       Từ bé hai cụ ở cùng trên một con đường làng, đi học cùng trường lớp.  Năm các cụ 6 tuổi (1914), Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, xứ Provence tuy nằm xa vùng giao tranh Alsace nhưng các thành phố lớn như Avignon và Marseille vẫn bị máy bay hai tầng cánh của Đức ném bom thường xuyên.  Trong suốt bốn năm thế chiến, trai tráng trong làng của hai cụ cũng như xứ Provence tòng quân nhập ngũ, một số không bao giờ trở về, một số trở về mất mát tứ chi, một số bị hội chứng động kinh ‘Shell Shock’ do nghe pháo bom suốt ngày (PTSD-post traumatique stress disdorder) mà vào thời đó được gọi nôm na là ‘World War I Shellshock Symptoms’ và một số mang về quê hương vi khuẩn ‘cúm chiến hào’ (trench  flu, trench fever) để rồi phát tán toàn châu Âu thành đại dịch Cúm Tây Ban Nha (Spanish Flu) và cướp đi 50 triệu sinh mạng toàn cầu.

    Chưa đầy 10 tuổi hai cụ đã nhìn thấy hậu quả do chiến tranh gây ra.  Một năm sau khi chiến tranh chấm dứt, vùng thung lũng sông Rhône và xứ Provence bắt đầu công cuộc tái thiết xứ sở, cố quên đi dĩ vãng đau buồn.  Người dân Pháp một lần nữa được hưởng cuộc sống thanh bình. Thế Chiến Thứ Nhất chấm dứt vào năm 1918, hai cụ được 10 tuổi và bắt đầu để ý nhau.  Cuộc sống bình dị ở vùng đồng quê khiến cho dân làng trở nên thân thiết và gắn bó với nhau hơn.  Suốt 5 năm tiểu học hai cụ đi bộ đến trường làng và trở về nhà trên cùng con đường đầy giàn hoa kim ngân bò lan trên các hàng rào gỗ và các bờ tường đá.  Sang trung học, hai cụ cùng học ở trường lớn xa hơn trường làng và ngày ngày đèo nhau trên xe đạp đến trường.  Từ trong lớp học nhìn ra ngoài cửa sổ là một mảng vườn hẹp chẳng có trồng hoa gì đặc biệt, một đám cỏ dại, vài lùm cây trắc bá diệp và giàn hoa kim ngân mọc chi chít trên hàng rào.  Khi ở Việt Nam hoa phượng nở đỏ rực vào cuối tháng 5 thì ở bên châu Âu cây kim ngân bắt đầu trổ bông.  Nhìn hoa kim ngân nở học sinh biết là sắp đến mùa bãi trường, hè đã tới rồi!

    Vào mùa hè các cô cậu thường tụ họp ở trường làng, bồn nước, nhà thờ hay đầu chợ rồi kéo nhau đi ra bờ sông câu cá, rong chơi trên các cánh đồng hoa oải hương hay vào rừng chơi trò trốn tìm.  Một số đông con nít phụ cha mẹ chúng những công việc lặt vặt trong các tiệm buôn hay nông trang.  Nông trang gồm những trại chăn nuôi gia súc và gia cầm để sản xuất lương thực như thịt, trứng, bơ, sữa, phô-mai (fromage, cheese), những trại trồng rau cải, hoa màu và nhiều nhất vẫn là các vườn trồng hoa oải hương để làm mỹ phẩm và vườn trồng nho để sản xuất rượu vang.

provence       Provence là vùng trồng hoa oải hương và nho nổi tiếng thế giới từ bao thế kỷ cho nên các cô cậu trong làng của hai cụ đa số làm việc hè ở các trang trại sản xuất rượu vang.  Hồi ức của hai cụ vẫn còn rõ ràng là những ngày hè êm ả ở vùng quê xứ Provence nơi hai cụ sinh trưởng, lớn lên, kết hôn và xây dựng gia đình.  Mỗi người ở đây đều ôm ấp các chuyện đời đẹp như chuyện cổ tích.

    Vào sáng sớm bọn trẻ trong làng tập trung ở bồn nước đầu làng trước cửa tiệm bánh mì, hay bồn nước trước cửa nhà thờ làng, xe buýt của thị xã sẽ chở khách đi vào Avignon hay Aix-en-Provence và trở về, một ngày chỉ có hai chuyến.  Ngang qua nông trại, xe buýt thả công nhân làm việc ở đó rồi đi tiếp vào thành phố.  Các cô cậu muốn tiết kiệm tiền xe buýt thì đi xe đạp hay quá giang các xe tải camioncamionnette của các hãng xe Peugeot, RenaultBerliet.

pegeat     Các chuyến xe tải phân phó hàng hóa như sữa, rau cải, gà vịt, rượu vang, bột mì… giữa các làng lân cận, đến Avignon và Aix-en-Provence cũng như Nice và San Remo ngay sát biên giới Pháp-Ý.  Hai cụ Pierre và Marie còn nhớ rõ những ngày hè cùng các bạn đồng lứa ngồi ngất ngưởng trên thùng xe tải, ca hát reo hò vui vẻ cho đến khi xe dừng trước trang trại.  Buổi chiều các cô cậu lại quá giang trên các chuyến xe tải khác trở về làng của mình.

    autos      Ở xứ Côtes du Rhône người ta thường ngửi được mùi nho chín và mùi rượu vang phảng phất trong không gian khi đi ngang vườn nho và xưởng rượu.  Ở vùng Provence dân quê vừa trồng nho vừa trồng hoa oải hương cho nên người ta luôn ngửi được mùi thơm từ cả hai thứ hoa quả này quyện vào nhau và bay lan man trong gió.  Không, còn có một mùi hương mà dân quê Côté du Rhône, Provence cũng như ở khắp đồng quê nước Pháp ai cũng thích, đó là mùi hoa kim ngân.

    Hai cụ Pierre và Marie lúc đó chính thức cặp bồ (dating) với nhau, cùng làm hè ở một trang trại sản xuất rượu nho, kể lại vào buổi chiều sau khi trở về từ trại nho, hai cụ thường đèo nhau trên xe đạp hoặc nắm tay nhau đi bộ trên con đường làng, không gian yên tĩnh, trời trong xanh, nắng hanh vàng, hai bên đường là những giàn hoa kim ngân hai màu trắng vàng hay đỏ cam nở to trong nắng và tỏa hương thơm nhè nhẹ, xa xa là các cánh đồng hoa màu, tất cả tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp và một khoảnh khắc thơ mộng, lãng mạn mà người thời nay không bao giờ cảm nhận được. ‘… và những đôi nhân tình xưa thả hồn dưới mây chiều…’(Đồng Xanh-Lê Hựu Hà)

liebe      Vào ban ngày mùi hoa kim ngân chỉ bay thoang thoảng trong gió.  Mùi hoa trở nên đậm đà hơn từ sau hoàng hôn và về đêm tỏa ngát và lan rất xa.  Vào thời đó dân quê chẳng có phương tiện gì để giải trí ngoài đi xem lễ chiều, đi chợ đêm ở quảng trường, đạp xe loanh quanh trên các con đường làng, tụm năm tụm ba tán dóc trước tiệm tạp hóa hay bên hàng rào, các cô cậu nhỏ rủ nhau đi bắt ếch dưới gầm cầu, lang thang trong rừng, các cô cậu lớn hơn một chút thì ôm đàn guitar ca hát trong sân vườn trong khi các cặp bồ lớn tuổi hơn thì ‘toi et moi’ nắm tay nhau đi dạo hay đạp xe trên các con đường làng, vô hình chung người dân làng ai cũng ngửi được hương thơm của hoa kim ngân ngọt ngào trong không gian.  Hai cụ Pierre và Marie từng cùng chúng bạn đi soi ếch ban đêm và cũng từng tay trong tay đi xem thánh lễ tối, đi dạo trên các vỉa hè lát đá, đi chợ đêm… và dĩ nhiên luôn luôn ngửi được mùi hương quen thuộc của hoa kim ngân.

kinder     Nếu hương hoa hồng nồng nàn, hoa huệ (lily) thanh khiết, hoa linh lan (muguet-de-mai) e lệ, oải hương (lavandre) quyến rũ thì mùi hoa kim ngân đơn thuần như đời sống nơi thôn dã.

    Ngửi mùi hoa kim ngân người thời đó sẽ liên tưởng ngay đến những ngôi làng đẹp như trong các truyện cổ tích, những con đường lát đá yên tĩnh, những bờ tường đá và hàng rào gỗ mọc đầy cây leo, những cây cầu đá rêu phong, khuôn cửa xanh của tiệm tạp hóa kiêm nhà bưu điện ở cuối dốc, hoa kim ngân bò lan trên mái hiên xiêu vẹo, ngôi giáo đường khum khum với mái ngói đỏ, tường vôi trắng, gạch nung loang lổ và tháp chuông bé tí trên đỉnh nóc, chợ làng (farmers’ market) với các xe rau cải quây quần trước quảng trường thị xã, giếng làng với tay bơm bằng đồng cũ kỹ, bồn nước hoen rỉ ở công trường nhà thờ, ga xe lửa xơ xác mốc meo …
dorf

dorf2      Người dân đồng quê xứ Provence cũng như khắp nước Pháp sống an phận với công việc nông gia ngày này qua ngày khác.  Cuộc sống thực sự cũng không buồn chán, vì cứ cách vài tuần lại có một lễ hội hay các hội chợ bày bán các sản phẩm địa phương, luôn luôn có những giàn ngựa quay, xích đu, các quầy ném banh và các chú hề làm trò để thu hút đám con nít.  Đó cũng là dịp các đoàn xiếc hay đoàn ca kịch ‘miệt vườn’ đến lưu diễn tại các làng.  Nhiều đoàn xiếc nhỏ đến độ chỉ có một ông bầu gánh, hai con chó và một con khỉ con nhưng vẫn thu hút khán giả mọi lứa tuổi.  Hai cụ Pierre và Marie và đám bạn bè cùng trang lứa trong làng thường rủ nhau đi xem hội chợ, xem hát ở khắp vùng Provence và cũng có rất nhiều lần bán rượu vang và nước giải khát trong hội chợ làm bằng hoa kim ngân tươi và chanh ngâm trong nước đá.

fest      Hai cụ và đám bạn bè thích nhất là xem phim ở các máy chiếu phim di động.  Vào những năm 1920’s lúc phim ảnh chiếu ở rạp hát chỉ là những ước mơ của người dân ở các làng mạc xa xôi thì người ta sáng chế ra rạp hát bỏ túi và rạp hát lưu động để mọi người nhất là dân nghèo ở làng quê đều có thể xem phim miễn phí hay chỉ tốn vài xu, gọi là máy Kaiserpanorama (Kaiser-Panorama).  Các máy chiếu phim được thiết kế cho 20 đến 28 người xem cùng một lúc và được đặt ở thư viện hay tòa hành chánh thị xã.  Các máy chiếu phim lưu động nhỏ hơn rất nhiều, thường chỉ có 2 tới 4 người xem, và luân phiên đặt trong các hội chợ để phục vụ nhu cầu ghiền xi-nê của mọi lứa tuổi.  Một số máy chiếu phim được lắp đặt ngay trên xe tải, có 4 đến 12 ống dòm, mãn phiên hội chợ chủ ‘rạp hát’ lại lái xe đi hội chợ khác, rất tiện lợi và nhanh chóng.         

kaiser      Vài năm sau từng cặp từng cặp kết hôn.  Hôn lễ của hai cụ cũng như các hôn lễ trong làng không bao giờ thiếu hoa kim ngân.  Bó hoa cô dâu cầm trên tay, vòng hoa trên đầu của các phù dâu, bé gái thiên thần hoa (bouquetière, flower girls),  hoa rải trên lối đi, hoa trên bàn các thánh, hoa trang trí trong sảnh đường của tiệc cưới tất đều được kết nối hay tổ điểm bằng hoa kim ngân.

hochzeit     Cụ Marie kể lúc vợ chồng cụ thành hôn, gia tài của hai cụ chỉ có hai chiếc xe đạp cũ kỹ và một chú chó BergerAllemand (German Shepherd) dễ thương.  Ba năm sau vợ chồng son sắm được một căn nhà nhỏ ở cuối dốc đường làng, hai bên có hoa oải hương mọc chen lẫn với hoa kim ngân, chung quanh nhà luôn luôn thoảng hương thơm của hoa trong gió, nhất là vào ban đêm.  Vào mùa hè lũ trẻ con kéo nhau ra cánh đồng hoa oải hương hay vào cánh rừng thưa gần nhà hai cụ chơi trốn tìm.  Lúc trở về chúng thường mang hoa kim ngân cho cụ Marie cắm vào bình vì biết cụ thích hoa kim ngân.  Các bé gái hái thật nhiều hoa kim ngân cho cụ Marie nấu canh truyền thống và làm rau trộn.  Chúng mang thật nhiều bao bố đựng hoa kim ngân vàng cho cụ Marie làm mật kim ngân (honeysuckle jelly).  Mùa thu lũ trẻ con hái thật nhiều trái kim ngân tím (honeyberries)cho cụ Marie làm mứt, làm bánh pie và bánh crepe.  Các con của hai cụ cùng vui đùa với lũ trẻ trong làng, lập lại tất cả những gì ngày xưa hai cụ Pierre-Marie và chúng bạn từng làm thuở bé.

    Cuộc sống an bình của dân miền đồng quê xứ Provence kéo dài được 20 năm.

fieden      getränk      Chiến tranh thế giới lần thứ hai xảy đến, mùa hè năm 1940 quân Đức dũng mãnh đánh chiếm một nửa miền Bắc của nước Pháp.  Một nửa miền Nam là Vichy France, một chính phủ thân Đức của thống chế Pétain.  Kháng chiến quân Pháp (La Résistance, French Resistance) lấy Toulouse làm thủ đô kháng chiến, thường tập trung và tung ra các nhóm quân du kích chặn đánh quân Đức.  Các trận giao tranh dữ dội ở phía tây Langedoc-Toulouse khiến quân Đức tức giận.  Không quân Đức dội bom khắp nơi với mục đích triệt hạ nền kinh tế của Vichy France.  Miền đồng quê Provence và các làng mạc thung lũng sông Rhône bị các trận oanh tạc thường xuyên khiến dân làng bỏ chạy tứ tán.  Vichy France rơi vào cảnh khan hiếm lương thực.  Quân kháng chiến Pháp và thường dân tử thương ngày càng nhiều, mãi cho đến tháng 6 năm 1944 quân đội đồng minh Mỹ-Anh-Canada đổ bộ Normandy, giải phóng nước Pháp và lật ngược thế cờ của Pháp và châu Âu.

  briefparis2paris     Hai cụ lúc đó đã thành vợ chồng (32 tuổi), có 5 đứa con, đang làm chủ một tiệm tạp hóa nhỏ phải bồng bế nhau rời làng đi lánh nạn ở xứ Langedoc-Toulouse, nơi bị thiệt hại nhẹ nhất tuy lương thực vẫn bị thiếu hụt.  Hai cụ vào làm việc ở một công xưởng sản xuất vũ khí ở ngoại ô Toulouse, công việc rất nặng nhưng hai cụ vẫn vui vẻ chấp nhận như là để bày tỏ lòng ái quốc.  Cụ Pierre thường xung phong lái xe tải chở quân dụng và vũ khí ra tiền tuyến trong khi cụ Marie đi học thêm một khóa trợ tá cấp tốc và phục vụ thiện nguyện ở các lâu đài cổ hay biệt thự được biến thành bệnh xá tạm thời.  Lâu đài cổ nơi cụ phục vụ cứu thương ở vùng đồng quê cách Toulouse khoảng 20 km, chung quanh lâu đài mọc đầy hoa kim ngân.  Cụ Marie làm việc cùng với một nhóm nữ y tá đến từ bên kia bờ đại Tây Dương, Canada.  Một số nữ y tá Canada xung phong ra chiến tuyến và tử nạn trong khi làm nhiệm vụ, và đó cũng là một trong các lý do khiến hai cụ chọn di dân sang Canada.  Các con của hai cụ tự chiếu cố lẫn nhau trong khi cha mẹ vắng nhà.  Ban đêm hai cụ ngồi bên nhau nghe tin chiến sự qua cái radio mang theo từ quê nhà.

radio      Sinh hoạt thường nhật của gia đình hai cụ cứ diễn ra đều đặn như thế cho đến khi chiến tranh chấm dứt.  Hai cụ mang các con trở về xứ Provence, quê nhà vẫn còn đó, hàng xóm và dân trong thị xã người còn tồn tại người lưu lạc chưa về, các công thự đổ nát và chung quanh các nhà thờ có thêm rất nhiều ngôi mộ mới với thánh giá sơn trắng.  Chính phủ cho hai cụ một số tiền không nhỏ (tiền hồi hương) để giúp gia đình hai cụ tạo dựng cuộc sống mới.  Hai cụ Pierre và Marie lại mở cửa hàng tạp hóa, sắm thêm một chiếc camionnette cũ cho đứa con trai lớn đi lấy hàng và giao hàng đồng thời chở các em đến trường.  Vào những ngày hè cuối tuần, cụ Pierre đưa gia đình đi thăm các thành phố lớn ở miền nam như Marseille, Toulon, La Ciotat, Bandol và những làng chài cổ kính ven biển.  Nhìn thấy các nghĩa trang bên cạnh ngôi giáo đường trông ra biển, hai cụ Pierre và Marie từng ước mơ được chôn cất ở đây, để ngày ngày ngắm biển Địa Trung Hải tuyệt đẹp, lắng nghe tiếng sóng biển, tiếng chim hải âu và tiếng chuông giáo đường như là bài hát ru trẻ (berceuse, lullaby) không bao giờ dứt.

kirche      Tháng 6 năm 1968, nữ ca sĩ Hy Lạp Nana Mouskouri lần đầu tiên hát bài ‘Chèvrefeuille que tu es loin’ (Pierre Delanoë viết lời Pháp) trên radio thì hai cụ Pierre và Marie vừa tròn 60 tuổi.  Với giọng rất là đồng quê và buồn xa vắng Nana Mouskouri đã làm rung động thính giả qua chuyện tình buồn của một cặp uyên ương trẻ.  Thay vì dùng một dàn nhạc đại hợp xướng để đệm cho ca sĩ hát như các nhạc sĩ Việt Nam thường làm, Pierre Delanoë chỉ dùng một cây đàn guitar để đệm cho Nana Mouskouri.  Những người còn sống sau đại chiến khi nghe tiếng đàn guitar đệm ở phần nền khiến họ hồi tưởng lại chính mình và những chàng trai trẻ trong làng đàn và hát trong các lễ hội địa phương, đàn cho người yêu nghe hay đàn cho đồng đội ở ngoài chiến tuyến giải sầu.  Họ viết thơ gởi lên báo kể về chuyện tình của họ và của thân nhân của họ, về những nỗi niềm đau mà châu Âu bỏ lại sau lưng từ hơn hai mươi năm trước.

nana      Bài hát này như là quà sinh nhật 60 tuổi cho hai cụ, vừa lúc hoa kim ngân nở rộ khắp châu Âu.  Hai cụ bùi ngùi nhớ tới bạn bè của hai cụ và các trai làng xứ Provence lục tục đi lính mỗi năm khi mùa hè đến.  Những mùa hè sau chỉ có vài người trở về mất mát tứ chi, mặt mày biến dạng hay nói năng khật khùng do tác động của hội chứng động kinh ‘Shellshock Symptoms’.  Hai cụ may mắn được sống bên nhau cho đến bây giờ, trong khi những thanh niên kém may mắn vĩnh viễn ra đi giống như số mệnh của chàng trai trẻ trong bài hát và cũng kém may mắn không nghe được bài hát mà Pierre Delanoë chủ ý viết về họ, những anh hùng vô danh của tổ quốc.  Trong bài hát có đoạn cậu trai hỏi người yêu tìm cho cậu một mảnh đất gần bờ biển, cạnh ngôi giáo đường và táng cậu nơi đó, nơi an nghỉ cuối cùng để hằng ngày tiếng hải âu, tiếng sống biển và tiếng chuông giáo đường nguyện hồn cậu.  Hai cụ thích nhất đoạn hát này vì đó chính là ước mơ của hai cụ. …

Veux-tu me trouver un arpent de terre (Tìm một mảnh đất cho tôi, nàng ơi)

Chèvrefeuille que tu es loin                       (Giàn thiên lý đã xa mãi nghìn xanh)

Tout près de l’église au bord de la mer    (Miếng đất ngay bên giáo đường ven biển)

Pour chanter mon dernier refrain           (để tôi nghe lời ru của biển ở nơi tôi an giấc lần cuối cùng)

  (‘Chèvrefeuille que tu es loin’, lời Việt ‘Giàn thiên lý đã xa’, đoạn 3)

    Sau khi di dân sang Canada, hai cụ trở về xứ Provence đôi lần, đi thăm các ngôi làng cổ, các nông trang trồng nho và hoa oải hương mà hai cụ và chúng bạn từng làm việc hè, các nhà thờ làng, thành phố Aix en Provence, Avignon, Toulon, Marseille và các thành phố ven biển, đi tìm lại những giàn hoa kim ngân mọc trên hàng rào và các con đường làng cũ, và một lần đi thăm nghĩa trang của liên quân Mỹ-Anh-Canada ở Normandy, miền Bắc nước Pháp, nơi họ đổ bộ và hy sinh vào ngày 6 tháng 6 năm 1944.  Khi trở về Canada cụ Marie thường mang về từ quê nhà mứt tím làm từ trái kim ngân và vài chai nước hoa mùi chèvrefeuille, lâu lâu cụ thoa lên cổ tay để ngửi và tưởng nhớ lại tuổi thơ của hai vợ chồng.  Pauvre vieille Marie qui pense au pays, tội nghiệp cụ Marie, cứ nhớ thương mãi quê nhà…     

    Không riêng gì người Pháp, dân châu Âu đều nghĩ đến những người thân đã hy sinh trong hai cuộc thế chiến.  Mỗi người dân châu Âu có một loài hoa mà họ yêu thích, nhưng sau khi nghe bài hát ‘Chèvrefeuille que tu es loin’, họ bàng hoàng nhớ lại tuổi thơ của họ và chợt nhận ra kim ngân mới là loài hoa đã đi vào tâm hồn của họ từ lúc mới sinh ra.  Họ từng chơi đùa bên bạn bè, ngửi hoa, ăn trái, ép hoa kim ngân vào tập vở, kết vòng hoa trên đầu, cắm hoa lên bàn thờ các thánh… mà nay bạn bè của họ không còn nữa.  Hoa kim ngân không chỉ là hoa của người dân miền thôn dã, mà còn là ‘hoa của tuổi thơ’ (fleur de l’enfance) và ‘hoa của kỷ niệm’ (fleur des mémoires).

memoire      Qua sự bảo lãnh của một vị cựu y tá từng sang Pháp và làm việc với cụ Marie ở lâu đài cổ năm xưa, năm 1970 ở tuổi 62 vừa lúc về hưu hai cụ Pierre và Marie lại theo các con di dân sang Canada, ở thủ đô Ottawa và bắt đầu cuộc đời mới với số tiền dành dụm ở quê nhà.  Dù vĩnh viễn xa lìa cố hương nhưng hai cụ Pierre và Marie vẫn luôn hướng lòng về quê nhà xưa ở Provence và vẫn thường nghe đi nghe lại bài hát ‘chèvrefeuile que tu es loin’, bài hát luôn gợi nhớ về khung trời kỷ niệm của hai cụ… ‘Pauvre vieux couple qui pensent au pays, chèvrefeuille que tu es loin…’, tội nghiệp đôi vợ chồng già cứ nhớ thương mãi quê nhà, giàn kim ngân đã mãi xa rồi…

    Sau khi kể chuyện xong, cụ Pierre ngắm cánh đồng hoa uất kim hương rồi nói với ba tôi: ngày nay nước Canada và các cựu chiến binh may mắn vẫn còn được dân chúng Hòa Lan tri ân, trong khi quân đội đồng minh Mỹ-Anh gian khổ giải phóng châu Âu, Bắc Phi và châu Á thì chẳng còn ai muốn nhớ.  Di dân tràn ngập châu Âu, không ngớt thóa mạ nước Mỹ về chiến tranh Việt Nam.  Họ không nhớ hay không muốn nhớ nếu không có nước Mỹ dẫn dắt quân đội đồng minh bao thầu 3 mặt trận chịu tổn thất lớn lao và vất vả chiến thắng phe trục, họ không hề có cơ hội đặt chân lên nước Pháp và châu Âu để hưởng cuộc sống sung sướng hơn nơi họ sinh ra.

    Hai cụ nói rằng hai cụ luôn luôn ghi nhớ công ơn của các chiến sĩ liên quân Mỹ-Anh-Canada đã đổ máu, mồ hôi và nước mắt để giải phóng nước Pháp và châu Âu, và các bác sĩ y tá người Canadiens đã xả thân cứu sống rất nhiều lính và thường dân Pháp suốt mấy năm chiến tranh.

Cụ Marie không biết tiếng Anh nhiều, trước khi từ giã quay sang cầm tay má tôi và tôi, cụ nghiêm trang nói: Quand vous buvez de l’eau, pensez à sa source’ (when you drink water, think of its source-tục ngữ Việt Nam: uống nước nhớ nguồn).

Tháng 6 hoa kim ngân nở rộ ở khắp châu Âu và châu Mỹ, nhắc nhở mọi người trên hai châu lục sự kiện lịch sử June 6-1944 đã thay đổi vận mệnh thế giới với máu, mồ hôi và nước mắt của gần 160,000 chiến sĩ của quân đội đồng minh Mỹ-Anh-Canada.  Người dân Pháp ngày nay chẳng còn ai nhớ hay muốn nhớ đến ngày 6 tháng 6 và những nấm mồ trông ra biển của những anh hùng vượt đại dương giải phóng nước Pháp và châu Âu…

cementery3      Tôi may mắn được gặp hai cụ Pierre và Marie để được nghe hai cụ kể chuyện xưa, một mối tình đồng quê tuyệt đẹp, để được biết đến thiên tài văn chương và âm nhạc người Pháp Pierre Delanoë và để biết được ý nghĩa thật sự của bài hát ‘Chèvrefeuille que tu es loin’, một thiên tình ca thời chiến mà đã làm xúc động hàng chục triệu người dân châu Âu hơn 20 năm sau Thế Chiến Thứ Hai.  Thời gian xóa mờ tất cả, những người dân châu Âu của thế kỷ trước dần dần ra đi, bài hát vang bóng một thời cũng dần dần chìm vào quên lãng, chẳng còn ai biết đến hoa kim ngân và huyền thoại của nó, giống như số phận của chàng trai đáng thương trong bài hát:     

    … Pauvre garçon que l’amour oublie (tội nghiệp cho thằng bé chẳng còn ai thương nhớ)          

    Un peu plus à chaque matin (tình yêu dần quên lãng theo thời gian).

hang rao

Ottawa, 6 tháng 6, 2021

Lê Anh Dũng

altes paar

Werbung

Câu chuyện tháng Tư

Hôm nọ, đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi chợt thắc mắc:

– Bạn con nói ba mẹ nó chẳng kể gì về chuyến vượt biên của họ, mà con cũng chẳng bao giờ nghe mẹ kể về chuyến vượt biên của mẹ?

Ừ nhỉ, có lẽ đến lúc tôi nên chuyển sang ghi chép những gì còn sót lại trong cái ký ức bắt đầu lão hóa của mình thay vì viết nhăng nhăng cuội cuội về những câu „Chuyện cõi tạm“, để sau này đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi còn có lý do ngồi đánh vần i tờ mà đọc „Hồi ký của mẹ“.

Vào một ngày tháng 4 năm 1980, bà ngoại tìm được „mối“ móc nối đưa người đi vượt biên bằng đường biển, khởi hành từ Sóc Trăng, giá 2 cây vàng một đầu người, mẹ và bác Hiệp, bác Đức thì họ lấy tổng cộng 5 cây, 3 cây giao trước, 2 cây còn lại đưa trước khi lên ghe.
Ba anh em, ngoài bộ đồ vá chằng vá đụp trên người giả dạng làm dân quê bản xứ, chỉ mang theo mỗi người một bộ quần áo và ít tiền dằn túi. Bây giờ nghĩ lại mẹ mới thấy đó là một việc làm hoàn toàn vô nghĩa vì người thành phố dù có ngụy trang kiểu gì đi chăng nữa vẫn lòi đuôi cáo do đi đứng, dáng dấp, cách ăn nói, âm hưởng, khuôn mặt v.v. không có vẻ gì là dân quê miền Tây Nam bộ cả.

Nhóm người đi vượt biên được đón ở bến xe đò rồi đưa tới tạm trú trong một căn nhà lá vách đất. Họ cho ăn uống qua loa, sau đó bắt ngồi chờ đến lúc trời chạng vạng tối thì chia ra nhiều tốp nhỏ và ra dấu đi theo họ đến bờ sông. Không ai dám nói với ai câu nào vì đã được dặn dò kỹ lưỡng không lòi đuôi cáo „dân Sài Gòn vượt biên“.

Mẹ mất hoàn toàn khái niệm về thời gian, một phần vì sợ, mắt dán chặt vào bác Hiệp để khỏi bị lạc, một phần chung quanh là cây cối, sông nước, chẳng biết đâu là đâu. Thật là vất vả mới leo lên được chiếc ghe mỏng manh, tròng trành ở ven sông, không nhẹ nhàng, an toàn như kỳ mình xuống thuyền trong chuyến du lịch ở Hội An đâu, đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của mẹ à! Một thằng bé năn nỉ bác Hiệp cõng dùm người chị cậu ấy vì con bé có tật, không thể lội nước.
Ra gần cửa biển, một lần nữa nhóm vượt biên lại bị lùa lội lõm bõm để leo lên chiếc ghe lớn hơn. Phụ nữ, trẻ em họ dồn xuống khoang dưới, thanh niên, đàn ông chen nhau đứng ở trên boong. Mẹ ước chừng hơn năm mươi mạng bị ép cá mòi trên chiếc ghe, mà theo như tấm hình do nhân viên Cap Anamur chụp lại ở trên, mẹ đoán nó dài khoảng hơn 10 mét. Do không chịu được sự ngột ngạt ở khoang dưới, mẹ lần mò leo lên boong, gần chỗ bác Hiệp, ở phía đầu mũi ghe.

Mẹ rời quê hương, để lại sau lưng gia đình, người thân, bạn bè, kỷ niệm …, ra đi vô định, chỉ mang theo duy nhất một ước mơ có được tương lai tự do, tươi sáng. Mẹ không khóc, nhưng nghe lòng mình chùng xuống khi khoảng cách giữa chiếc ghe và đất liền ngày càng lớn dần, cho đến khi chung quanh chỉ còn là đại dương bao la, đen ngòm, không trăng, chỉ thấy sao trời lấp lánh trên cao.

Tháng 3 bà già đi biển.

Câu này ý nói tháng 3 âm lịch là mùa biển lặng, ít sợ sóng có thể đánh lật tàu. Mà quả là đúng như vậy. Biển êm ru, phẳng lì, ta có thể nhìn đến tận chân trời xa tít mù khơi. Lần đầu tiên trong đời mẹ hiểu thế nào là „sống chết nằm trên đường tơ kẽ tóc“: chỉ cần một cơn sóng nhẹ thì cái thuyền mong manh như chiếc lá trong đại dương này sẽ bị lật úp, dù mẹ là vô địch Yết Kiêu hay có hàng vạn huy chương vàng bơi sải, bướm, xấp, ngữa … gì đi chăng nữa, mẹ cũng sẽ là mồi ngon cho đám cá đang vô tư búng mình tanh tách trên mặt biển kia.

Lâu lâu, mỗi người được chia cho chút đồ ăn, mẹ không còn nhớ rõ là cơm ngưội hay bánh mì khô, đại khái chỉ ăn cầm chừng mà thôi. Uống thì mỗi lần là một ngụm nước từ cái nắp của can dầu rỗng 10 lít bằng nhựa trắng mà nhóm tổ chức hứng đầy nước sông đục lờ lợ sau khi họ trút hết dầu vào máy tàu trước khi khởi hành. Mẹ có cảm giác mẹ đang uống nước dầu hôi. Cái cảm giác này theo mẹ mãi đến bây giờ, nên cứ mỗi lần ngửi mùi lá mơ hăng hắc như dầu hôi mẹ lại nhớ đến những ngụm nước trên con tàu vượt biên dạo ấy.

Tuy uống ít nước nhưng cơ thể vẫn làm việc chăm chỉ: lọc và đào thải nước tiểu. Đàn ông thì đơn giản rồi, họ cứ thế là „phi“ nước tiểu xuống biển. Mẹ cũng như các phụ nữ khác chỉ có cách „xả nước cứu thân“ duy nhất là „ở đâu làm đó“, mà hình như lúc ấy mùi dầu hôi đã trở thành một loại EdT (Eau de Toilette) tự nhiên, lấn át hết các mùi amoniac. Cũng có thể cái khứu giác của mẹ đã bị tê liệt dần theo tỉ lệ nghịch của ánh nắng mặt trời ngày càng trở nên gay gắt.
Khi nào quá buồn ngủ mẹ dùng một tay khoèo vào một cái móc ở trên boong để ngộ nhỡ có ngủ gục không bị lăn xuống biển. Mà hình như con người có trực giác sống còn, cứ lúc mẹ sắp say ngủ, tay lỏng ra là tự nhiên giật thót mình tỉnh dậy hay có ai đó đụng vào người mẹ do ghe lắc qua lắc lại.

Lênh đênh trên biển như thế được 2 đêm thì đến khoảng trưa ngày thứ 3, ở mãi phía chân trời xa tắp, chợt hiện lên một đốm đen. Mọi người trên boong nhổm dậy dõi mắt nhìn theo cho đến khi đốm đen ấy to dần và hiện rõ là hình một chiếc trực thăng đang bay thẳng về hướng chiếc ghe của mẹ. Họ bắc loa nói một lô tiếng Anh xí xa xí xồ. Hồi đó vốn liếng Anh ngữ của mẹ chỉ „How are you? I’m fine, thank you“, nhưng mẹ cũng hiểu lờ mờ rằng họ nói sẽ cứu mình và hướng dẫn tài công cách điều khiển ghe tiến dần đến gần con tàu Cap Anamur thế nào để không bị sóng của con tàu vĩ đại này làm lật úp – mẹ phải nói là vĩ đại nếu so với chiếc ghe vượt biên mỏng manh, tròng trành của mẹ.
Khi chiếc thuyền con cặp sát được vào mạn tàu Cap Anamur thì thủy thủ – đa số là người Phi Luật Tân – thòng dây có có căng bạt xuống để kéo trẻ em hoặc phụ nữ quá yếu sức không thể tự leo thang dây lên tàu lớn được.

BOAT PEOPLE WERDEN 1980 VON DEM FLÜCHTLINGSSCHIFF CAP ANAMUR AUFGENOMMEN / ARCHIVBILD 80ER

Trong khi chờ cứu hộ phụ nữ trẻ em, đám chủ ghe lôi dừa ra chặt lấy nước uống, mẹ thấy trong khoang của họ nào dưa hấu, đồ ăn, thức uống chồng chất. Một chút gì đó nghe chua cay trong lòng khi mẹ nhớ đến những cái nắp lõng bõng nước sông, đục lờ lợ, toàn mùi dầu hôi. Nhưng nỗi tức giận đó chỉ thoáng qua trong chốc lát vì khi ấy mấy ông thủy thủ ra dấu tới phiên mẹ chuẩn bị bám thang dây để leo lên.

Lên tàu lớn mẹ được cho uống nước, húp chút súp nóng. Các vị bác sĩ, nhân viên làm việc thiện nguyện ân cần chăm sóc mọi người. Mẹ nhìn họ mà ngỡ đó là những thiên thần không có cánh, chỉ có hai bàn tay đầy thương yêu đang mở ra đón mẹ vào thiên đường hạ giới. Đúng như vậy đó, đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của mẹ! Thời gian ở trên tàu Cap Anamur – sau khi vớt ghe của mẹ họ còn tiếp tục vớt nhiều chiếc khác nữa – là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mẹ: không sợ đói khát, không chút lo âu, ban ngày chạy nhảy tung tăng trên boong, nhìn từng đàn cá chim bàng bạc dưới ánh nắng mặt trời, búng mình tanh tách trên biển, buổi tối ngồi ngắm ngàn vì sao rọi xuống đại dương đen ngòm, y hệt như phi hành gia đang du hành trong vũ trụ. Cả tương lai sáng ngời đang chờ mẹ ở phía trước!

Sau khi vớt một số ghe nữa và cũng không còn chỗ chứa thêm người vượt biển, tàu Cap Anamur gieo neo nơi bến cảng Singapore, chờ thủ tục đưa người đến tạm trú tại trại tị nạn Galang ở Nam Dương (Indonesia) trước khi hoàn tất hồ sơ đi định cư ở quốc gia thứ ba. Mẹ sẽ kể con nghe về những tháng ngày sống trên đảo Galang của mẹ trong một chương khác.

Câu chuyện vượt biên của mẹ là thế đấy, không có gì đặc sắc hay tình tiết éo le, ly kỳ như nhiều câu chuyện bi thương khác về số phận những „vietnamese boat people“ vào thập niên 80. Con có thể kể lại cho bạn bè, con cháu của con nghe khi họ thắc mắc về cội nguồn của con, một người da vàng mũi tẹt, sinh ra, lớn lên ở Đức và mang quốc tịch của dân da trắng mũi lõ. Hoặc sau này, trong một chuyến du thuyền nào đó trên biển Thái Bình Dương, vào ban đêm, khi ngồi trên boong tàu ngắm ngàn vì sao chiếu lấp lánh trên trời, con sẽ nhớ đến mẹ cũng đã từng làm như thế trên con đường đi tìm tự do, hỡi đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của mẹ!

Würselen, viết ngày 27.04.2022

Chèvrefeuille que tu es loin – Giàn thiên lý đã xa

    Vào thập niên 70, nhạc ngoại quốc du nhập vào Việt Nam qua trao đổi thương mãi và văn hóa với Pháp-Mỹ, đã dấy lên phong trào nghe nhạc ngoại quốc của người Việt. Các bản nhạc nổi tiếng của Pháp và Mỹ, được các nhạc sĩ Việt Nam như Phạm Duy, Vũ Xuân Hùng, Lê Hựu Hà, Nam Lộc, Trường Kỳ, Tùng Giang… viết lời Việt rồi chuyển đến khán thính giả qua truyền thông, góp phần không nhỏ vào phong trào tân nhạc và nhạc trẻ miền Nam được khởi xướng từ thập niên 60.

    Vào thời đó, không ai không biết đến ‘Khi xưa ta bé’ (‘Bang Bang’, Sheila, Cher), ‘Em đẹp nhất đêm nay’ (‘La plus belle pour aller dancer’, Sylvie Vartan), ‘Mây lang thang’ (‘A cowboy’s work is never done’, Cher), ‘Đồng xanh’ (‘Green field’, Brothers Four), ‘Búp bê không tình yêu’ (‘Poupée de cire, poupée de son’, France Gall), ‘Hạ vàng biển xanh’ (‘Sealed with a kiss’, Bobby Vinton, Dernier baiser, C. Jerôme), ‘Một thời để yêu’ (‘Les amoureux qui passent’, Christophe), ‘Mùa tình yêu’ (‘Le temps de l’amour’, Francoise Hardy), ‘Dòng sông tuổi nhỏ’ (‘La Maritza’, Sylvie Vartan) …

    Rất nhiều bài nhạc Pháp được thế giới và người Việt Nam yêu thích do nhạc sĩ người Pháp Pierre Delanoë hoặc sáng tác hoặc viết lời Pháp từ các bài hát tiếng Anh. Trong số các bài hát của ông được thế giới yêu thích nhất phải kể đến bài hát ‘Chèvrefeuille que tu es loin’.

PIERRE DELANOË:

    Pierre Delanoë (1918-2006) là một thiên tài văn chương và âm nhạc của Pháp. Ông sáng tác cả mấy ngàn tác phẩm gồm thơ, văn kịch và nhất là các bài hát cho các ca sĩ nổi tiếng như Joe Dassin, Sylvie Vartan, Michel Fugain, Nicoletta, Nana Mouskouri, Michel Polnareff… Người Việt chúng ta từng nghe qua các bài nhạc Pháp nổi tiếng như ‘Et maintenant’ (1962, Gilbert Becaud), La Maritza (1968, Sylvie Vartan), Il est mort le soleil (1970, Nicoletta), Et si tu n’existais pas (1975, Joe Dassin), Les vieux mariés (1975, Michel Sardou)… và được nghe nhiều nhất, bài ‘Chevrèfeuille que tu es loin’ (1968, Nana Mouskouri) qua bài phóng tác lời Việt ‘Giàn thiên lý đã xa’ của nhạc sĩ Phạm Duy (1972, Thanh Lan).

    ‘Chèvrefeuille que tu es loin’ được Pierre Delanoë viết lời trên nền nhạc của bài ‘Scarborough Fair-Canticle’ (Lễ hội Scarborough-Kinh Cầu) của hai ca sĩ người Mỹ Paul Simon và Art Garfunkel.

delanoe     ‘Scarborough Fair’ nguyên thủy là cổ ca Ái Nhĩ Lan với âm hưởng Celtic nói về lời trối trăn của người lính trẻ, nhắn nhủ với người chiến hữu trở về quê hương (ví von lễ hội Scarborough, lễ hội của mùa thanh bình) là anh ta không thể trở về gặp lại người yêu của anh. Điệp ngữ ‘parsley, sage, rosemary and thyme’ là tên của bốn thứ hương thảo gắn bó với đời sống dân chúng từ lúc mới sinh cho đến khi lìa đời, các hương thảo tuy khác mùi nhưng đều là gia vị, cũng như dân các xứ England, Ireland, Britany, Wales, Scotland đều có tổ tiên gốc Anglo-Saxo (German/Allemagne) tại sao phải đánh nhau cho những nguyên nhân đã chìm vào quên lãng (… and to fight for a cause they have long ago forgotten…). Xin đọc các bài ‘Scarborough Fair’ 1, 2, 3 ‘Lạm bàn về bài Scarborough Fair’ để biết rõ hơn về bài cổ ca nổi tiếng nhất và cũng là bài hát ru trẻ (lullaby) hay nhất thế giới.

    Pierre Delanoë nghiên cứu ý nghĩa của hai bài hát ‘Scarborough Fair’‘Scarborough Fair-Canticle’, ông cho rằng nước Pháp không có những cuộc chiến tranh gắt gao giữa các bộ tộc như dân các xứ nói tiếng Anh. Bốn thứ hương thảo ‘parsley, sage, rosemary and thyme’ cũng không phải là văn hóa của nước Pháp. Thay vào đó ông tìm một loại hoa phổ thông trong dân chúng, đặt biệt là dân ở vùng đồng quê. Ông khám phá ra dân quê nước Pháp rất thích cây leo chèvrefeuille, tiếng Anh là honeysuckle, tiếng Việt là cây kim ngân, kim ngân hoa, cây xác pháo, cây ngỗng trời, loa kèn…

chevrefeulle

    Khi Pierre Delanoë viết lại lời Pháp từ bài ‘Scarborough Fair’, ông vẫn giữ ngụ ý của bài hát mang tính cách là một bài hát về chiến tranh đồng thời có nét văn hóa dân gian Pháp. Ông đã khôn khéo kết nối cây kim ngân với chiến tranh và một đôi uyên ương có kết thúc buồn. Trong bản Việt ngữ ‘Giàn thiên lý đã xa’ nhạc sĩ Phạm Duy đã thâm thúy dùng ‘hoa thiên lý’ (telosma cordata, Tonkin jasmine, có nghĩa là hoa lài miền Bắc Việt Nam, vì xưa kia miền Bắc Việt Nam được gọi là Tonkin, miền Trung được gọi là Annam và miền Nam được gọi là Cochinchine) thay thế cho ‘hoa kim ngân’ vì trong văn hóa dân gian Việt Nam không có cây kim ngân, mà cây thiên lý lại gắn bó gần gũi với đời sống dân quê ở Việt Nam, giống như cây kim ngân gắn bó với đời sống dân quê ở Pháp và bốn thứ hương thảo mùi tây, xô, hồng hương và húng tây gắn bó với đời sống dân quê các xứ nói tiếng Anh thời trung cổ. Nhạc sĩ Phạm Duy hiểu được tại sao Piere Delanoë chọn cây kim ngân cho bài hát chiến tranh, và ông thật tài tình chọn cây thiên lý cho bài hát phóng tác lời Việt ‘Giàn thiên lý đã xa’. Nếu nói Pierre Delanoë đã có công Pháp hóa bài cổ ca tiếng Anh bằng hoa kim ngân thì nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã có công Việt hóa bài hát tiếng Pháp bằng hoa thiên lý, và cũng có công giới thiệu với người Việt bài cổ ca hay nhất thế giới. Đa số người Việt phê phán nhạc sĩ Phạm Duy dịch sai khi dịch ‘chèvrefeuille’ là hoa thiên lý. Nhưng nếu họ biết lý do tại sao Pierre Delanoë khi viết lời Pháp lại không chọn persil, sauge, romarin et thym (parsley, sage, rosemary and thyme) mà lại chọn loại cây leo dại chèvrefeuille thì cũng sẽ biết lý do tại sao nhạc sĩ Phạm Duy chọn hoa thiên lý (cũng là loại cây leo dại) khi phóng tác bài hát từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Nhạc sĩ Phạm Duy không dịch sai, ông chỉ Việt hóa bài hát.

parsley

‘CHÈVREFEUILE QUE TU ES LOIN’ VÀ LỜI VIỆT ‘GIÀN THIÊN LÝ ĐÃ XA’

1/ Pauvre garçon qui pense au pays
Chèvrefeuille que tu es loin
Pauvre garçon que l’amour oublie
Un peu plus à chaque matin

2/ Veux-tu ma belle tailler pour moi
Chèvrefeuille que tu es loin
Une chemise dans les draps
Où naguère nous dormions si bien

3/ Veux-tu me trouver un arpent de terre
Chèvrefeuille que tu es loin
Tout près de l’église au bord de la mer
Pour chanter mon dernier refrain

4/ Maintenant je sais que c’est la fin du soleil
Chèvrefeuille que tu es loin
Et je voudrais que ce soit toi ma belle
Qui m’enterre de tes propres mains

5/ Pauvre garçon qui pense au pays
Chèvrefeuille que tu es loin
Pauvre garçon que l’amour oublie
Un peu plus à chaque matin

1/ Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà
Giàn thiên lý đã xa, đã rời xa
Đứa bé lỡ yêu, đã lỡ yêu cô em rồi
Tình đã quên mỗi sớm mai lặng trôi

2/ Này nàng hỡi! nhớ may áo cho người
Giàn thiên lý đã xa tít mù khơi
Tấm áo cắt ngay, đã cắt trên khăn mượt mà
Là chiếc chăn đắp chung những ngày qua

3/ Tìm một miếng đất cho gã si tình
Giàn thiên lý đã xa mãi nghìn xanh
Miếng đất cát hoang, miếng đất ngay bên giáo đường
Biển sẽ ru tiếng hát bên trùng dương

4/ Giờ đã đến lúc tan ánh mặt trời
Giàn thiên lý đã xa mãi người ơi!
Lắp đất, hố tôi, lắp với đôi tay cô nàng
Thì hãy chôn, trái tim non buồn thương

5/ Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà
Giàn thiên lý đã xa, đã rời xa
Đứa bé lỡ yêu, đã lỡ yêu cô em rồi
Tình đã quên mỗi sớm mai lặng trôi

    Tháng 6 năm 1968, nữ ca sĩ Hy Lạp Nana Mouskouri lần đầu tiên hát bài ‘Chèvrefeuille que tu es loin’ trên radio đã làm xúc động hàng triệu thính giả Pháp khi bài hát gợi lại kỷ niệm thời niên thiếu và ký ức đau thương của họ qua hai cuộc đại thế chiến.

    (Xin mở ngoặc một chút ở đây: hầu hết dân Việt Nam ai cũng biết nữ ca sĩ Nana Mouskouri và trên 300 bài hát của cô, nổi tiếng và quen thuộc với dân Việt Nam là các bài ‘Sonata’, ‘Plaisir d’amour’, ‘The white rose of Athens’, ‘Ave Maria’, ‘Try to remember’, ‘Dans le soleil et dans le vent’…. và ‘Chèvrefeuille que tu es loin’).

CÂY KIM NGÂN VÀ DÂN CELTIC GAULOIS CỔ ĐẠI:

Cây kim ngân có tên khoa học là Lonicera Periclymenum, tên thông dụng tiếng Anh là honeysuckle, woodbine, tên tiếng Pháp là chèvrefeuille. Là cây leo dại, có 180 loại trên thế giới. Ở châu Âu, cây kim ngân mọc khắp nơi từ rừng núi cho đến thảo nguyên, từ phía nam Na Uy- Thụy Điển xuống các đảo ở Địa Trung Hải như Corsica, Sicily, Malta, Cyprus… và có khoảng 50 loại.

kim ngan

    Dân Pháp từ thời còn là dân tộc cổ đại Celtic Gaulois (mà chúng ta biết đến qua truyện tranh Asterix et Obelix), xứ Gaul cổ xưa cả ngàn năm trước Công nguyên đã biết dùng lá và hoa của cây kim ngân trong y khoa. Họ đun lá, hoa tươi hay khô trong nước nóng và uống như uống trà, để thanh nhiệt cơ thể, trị mụn, làm giảm đau đớn cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, trị cảm cúm, ho và tiêu đờm. Tiệm thuốc Đông Y hiện nay vẫn dùng hoa kim ngân phơi khô đun nước uống để thanh nhiệt cơ thể, cũng giống như công dụng của a-ti-sô, mía lau và trái kỷ tử. Hoa kim ngân còn được dùng làm thuốc trị bí đái, tiểu són, nhức đầu và phong thấp.

    Hoa kim ngân được dân quê dùng rộng rãi trong ẩm thực. Người Ý trước thời đế quốc La Mã (Roman Empire) đã sáng chế ra món rau cải chan dầu ô liu trộn với muối, gọi là herba salata (salted greens), lâu dần truyền bá món rau sống này sang khắp châu Âu. Người dân quê khắp nơi cải tiến món herba salata và thêm vào các bông hoa (edible flowers) như tô điểm cho đẹp và tăng hương vị, trong các thứ hoa ăn được đó có hoa kim ngân. Cũng vậy họ trộn hoa kim ngân tươi với các món cá trui hay thịt dê nặng mùi như là một loại gia vị giảm mùi. Dân Gaulois cổ đại thích ăn thịt heo rừng vừa thơm ngậy vừa dai, họ uống nước hoa hay trái kim ngân đun sôi với cà chua và nấm để nhuận trường mau tiêu. Hoa còn được dùng trong các sinh hoạt hằng ngày như kết hoa đeo trên tóc, tặng nhau để bày tỏ tình yêu hay lòng quý mến, làm hương liệu cho dầu thơm, dầu gội đầu.

    Trong phong tục và tín ngưỡng người Celtic Gaulois dùng hoa kim ngân để dâng cúng trên bàn thờ, xông mùi thơm trong nghi lễ an táng hay xây nhà mới và xông khói xua đuổi ma quỷ khi nhà có người bệnh nặng. Trẻ mới sinh được tắm bằng nước ngâm hoa kim ngân như một nghi thức gột rửa hơi thở của quỷ thần ám vào, đồng thời là chúc may mắn cho đứa bé. Nếu không có hoa tươi, họ cho vài giọt dầu hoa kim ngân vào trong nước tắm. Người ta cũng bện vòng hoa kim ngân treo trước cửa nhà, trên lò sưởi và trên đầu giường trẻ nhỏ và người bệnh, hay quấn dây leo chung quanh cái nôi của trẻ mới sinh, vì họ tin rằng cây leo ‘thần thoại’ này có vị thần bảo hộ ngăn chận ma quỷ vào nhà, giúp trẻ con ngủ ngon như bùa ‘tầm mộng’ (dreamcatcher) và giúp người bệnh không bị ma quỷ quấy nhiễu. Các phong tục về hoa kim ngân vẫn được lưu truyền đến nay ở các làng quê xa xôi, nhưng ở tỉnh thành hoa kim ngân chỉ còn mang biểu tượng của may mắn, gắn bó, lâu bền và thuần khiết.

    Người Celtic Gaulois cổ xưa ép hoa kim ngân để lấy tinh dầu làm nước hoa, làm thuốc sát trùng, trị ngộ độc, no hơi, dịu phỏng, ngứa, làm mát da dộp phồng do phơi nắng.

    Trong lễ hỏa táng người Celtic Gaulois thường rải hoa kim ngân phủ đầy xác chết trước khi mang lên giàn hỏa, với hy vọng vị thần hoa kim ngân bảo hộ linh hồn người chết không bị ma quỷ bắt đi.

asterix

HOA KIM NGÂN VÀ ĐỜI SỐNG DÂN MIỀN ĐỒNG QUÊ:

    Hoa kim ngân bắt đầu nở vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 cho đến cuối tháng 10, giống như hoa thiên lý ở Việt Nam. Hoa kim ngân có nhiều chủng loại, hoa có màu vàng và trắng, hay màu hồng-vàng, hồng-trắng, đỏ-cam, đỏ-trắng, xanh-trắng, xanh-vàng, tím-trắng, loa kèn màu đỏ, cam, tím, vàng (trumpet honeysuckle)… hoa có hương thơm hơi giống dạ lý hương nhưng nhẹ thoang thoảng và có mùi đồng quê chứ không có mùi vương giả như hoa hồng hay lãng mạn như hoa oải hương.

    Xưa ở thôn quê người ta trồng nhiều loại hoa dùng cho các dịp lễ nhưng chỉ có vài loại hoa mọc suốt từ mùa xuân đến giữa thu, trong đó phải nói đến hoa kim ngân.

    Là loại hoa dại, dễ trồng, sức sống mãnh liệt, bất cứ ở đâu đều tìm được cây kim ngân hoa, trong rừng, ngoài đồng, dựa hàng rào, vách đá, vách tường thành, gầm cầu… dân quê đa số là dân nghèo cho nên họ nghiên cứu và tận dụng lợi ích của cây kim ngân, không tốn tiền mua và vô hình chung cây kim ngân đã gắn liền với phong tục tập quán của người dân thôn quê từ xưa.

    Các trẻ nhỏ vào mùa hè lang thang khắp đồng quê chơi đùa, chúng thường hái hoa kim ngân và nút lấy chất ngọt từ cuống hoa, thậm chí có đứa nhai luôn hoa để hưởng thụ hương thơm pha chút chua ngọt của đài hoa. Các cô học trò hái hoa kim ngân ép trong tập cho thơm nhất là các cuốn lưu bút chuyền tay trong mùa bãi trường, giống như ép hoa tương tư thảo (pensée).

    Người dân đồng quê ở Pháp và châu Âu không ai là không biết đến mật hoa kim ngân, chưng cất từ hoa kim ngân, có màu vàng chanh, đặc sệt giống như mật ong và tuy không ngọt như mật ong lại có mùi hương thật nồng nàn. Người ta dùng mật hoa ướp thịt hay cá nướng, pha vào thức uống như trà và nước đá chanh, pha vào rượu champagne hay rưới lên kem lạnh để tăng thêm hương vị.

    Cuối mùa hè, các cây kim ngân kết trái (honeysuckle berries, haskap) nhỏ tí thành từng chùm, có loại cho trái đỏ và tròn, có loại cho trái tím và dài, có loại cho trái đen hay cam… các trái có vị chua hay chát, nhai nhiều mới thấy có vị ngọt, các cô cậu nhỏ chơi đùa và hái các trái kim ngân nhấm nháp cho qua những ngày hè cuối cùng bên nhau trước khi tựu trường, giống như trẻ con ở Việt Nam vào mùa hè thường leo trèo tìm ăn các trái trứng cá, chùm ruột, trái mực, trái sim…

trai kim ngan

    Người dân miền đồng quê hái trái kim ngân tím nấu với đường làm mứt trét lên mặt trên của bánh pie, bánh sinh nhật, hay làm nhân bánh kẹp. Vào buổi sáng họ ăn điểm tâm bằng bánh mì với mứt trái kim ngân giống như ăn với các loại mứt trái cây khác. Họ xay nhuyễn trái kim ngân với đường và sữa tươi làm nước sinh tố có màu tím nhạt rồi ngâm trong tủ lạnh vài giờ trước khi uống. Cũng với cách này người ta cho thêm men sữa chua và làm ra ‘da-ua’ (yaourt, yogurt) trái kim ngân.

    Dù không có hàm lượng đường cao như nho và dâu đỏ, người ta vẫn dùng trái kim ngân (thường là trái có màu vàng hay cam) làm rượu trái cây và chưng cất để làm rượu gin và rượu ngọt liqueur có nồng độ cao (17% – 35%+). Họ uống rượu gin trong bữa ăn và liqueur lúc ăn tráng miệng. Rượu gin chưng cất từ trái kim ngân vẫn có mùi hương của hoa kim ngân cho nên một số dân quê dùng nó để pha chế các món ăn hải sản như cá, sò, hến… đặc biệt là dân miền biển phía Nam nước Pháp và vùng Địa Trung Hải. Món trui nai, cừu, dê và heo rừng thì được ướp với rượu ngọt liqueur làm bằng trái kim ngân để giảm bớt mùi hăng của thịt. Người dân quê uống rượu trái cây kim ngân có hàm lượng đường thấp khi ăn các món thịt dê, cừu… nấu theo kiểu Ý, Andalusian hay Ả Rập có vị cay và cũng uống ngâm lạnh giống như rượu vang hồng và trắng. Đây là rượu cây nhà lá vườn của dân miền đồng quê, dân thành phố ít người biết đến, cho dù có biết họ cũng sẽ chọn rượu vang vì rượu vang được sản xuất theo kỹ nghệ, đủ loại, đủ mùi vị, đủ màu sắc và ngon hơn rượu làm từ trái kim ngân.

    Trong các ngày lễ hội ở địa phương và toàn quốc, các lễ của Công giáo và lễ cưới ở thôn làng, trẻ em kết vòng hoa kim ngân trên đầu, quanh cổ và vòng tay đã trở thành một phong tục từ ngàn xưa, biểu tượng cho sự hồn nhiên thanh khiết. Tại các lễ cưới, các cô dâu kết vòng hoa kim ngân trên đầu, cườm tay, đeo trên cổ vì hoa tượng trưng cho tình yêu gắn bó (bonds of love) do các dây leo quấn lấy nhau thành một nùi. Bó hoa các cô dâu cầm tay thường được thêm thắt vào chục hoa kim ngân cho thơm. Mùi thơm của hoa kim ngân bay rất xa, vừa ngọt vừa rất dễ chịu. Giống như dạ lý hương, vào ban đêm hoa kim ngân tỏa hương thơm ngào ngạt hơn ban ngày. Những đêm hè oi ả dân miền đồng quê thường ngủ ngoài hiên sau khi uống vài ly rượu vang, mùi hoa kim ngân thoang thoảng trong không gian yên tĩnh khiến họ rất dễ đi vào mộng đẹp. Hoa kim ngân lâu tàn, cho nên thường được dân quê chưng bày trên bàn ăn, kết làm tràng hoa hay lẵng hoa dân cúng bàn thờ Đức Mẹ Maria, Đức Chúa Jesus và các thánh. Vào mùa hè người ta thường cho đầy hoa kim ngân vào bồn nước thánh đặt trước cửa nhà thờ vừa thơm vừa có ý nghĩa thanh tẩy (cleansing).

bouquet

    Người dân quê ở châu Âu dùng hoa kim ngân tươi ép lấy nước hoa pha với mật hay đường để làm syrup giảm ho. Một số dân quê ngâm thật nhiều hoa trong rượu Vodka để làm rượu Vodka có mùi hoa kim ngân. Giống dân quê Việt Nam hái hoa thiên lý ăn sống như một loại rau, dân quê ở châu Âu trộn hoa kim ngân với hành, cà, cải xanh và dầu ô-liu để làm ra món salad ăn hằng ngày.

    Tinh dầu chiết xuất từ hoa kim ngân dùng để bào chế dầu gội đầu, dầu thơm, dầu sát trùng, thoa lên chỗ bị phỏng để mau kéo da non và làm dầu thánh trong nghi lễ xức dầu và lễ rửa tội của Công giáo. Nhiều hãng mỹ phẩm Pháp ngày nay cũng làm nước hoa chèvrefeuille, mùi dễ thương, ngọt ngào, kín đáo mà lại quý phái, điển hình là hai hãng Estée Lauder và Yves Rocher. Tuy nhiên bắt đầu từ cuối thập niên 80 kỹ nghệ bào chế và sản xuất nước hoa phát triển mạnh, các hãng mỹ phẩm làm ra cả ngàn mùi hương và ngày nay người ta không ai còn nhớ đến nước hoa mùi chèvrefeuille nữa, cũng như lời bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy ‘… tình đã quên mỗi sớm mai lặng trôi…’.

edt

HOA KIM NGÂN, NGƯỜI LÍNH PHÁP VÀ THẾ CHIẾN THỨ HAI:

    Từ đầu thế kỷ 20, nước Pháp hứng chịu hai đại thế chiến mà vết tang thương không bao giờ xóa được. Vào năm 1914, nước Pháp bị lôi cuốn vào Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Nhất (World War I, 1914-1918) và là nước chủ lực của phe Đồng Minh (Allies) đối kháng với Đức là nước chủ lực của Liên minh Trung Tâm (Central Powers). Sau bốn năm thế chiến, nền kinh tế của Pháp rớt xuống tận cùng, 20 năm sau khi kinh tế tạm ổn định thì nước Pháp lại một lần nữa bị cuốn vào Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Hai (World War II, 1939-1945).

    Những thanh niên trẻ lên đường tòng quân, nam cầm súng xông pha tuyến đầu, nữ ở hậu phương làm y tá chăm sóc thương bệnh binh. Đa số quân nhân và y tá nhập ngũ từ hơn 1000 thôn làng và thị trấn. Các quân nhân Pháp khi tái chiếm các vùng bị quân Đức chiếm đóng, nhìn cây kim ngân trổ hoa mà nhớ quê nhà, gia đình, người thân, người yêu, bạn bè và cả những người mình… không thích! Nhiều người ghi lại về kỷ niệm của họ với giàn hoa kim ngân ở quê nhà thành những mẩu tự truyện mà sau này khi đọc lại thân nhân của họ ai cũng ngậm ngùi rơi lệ. Một số cuốn sổ tay của các quân nhân tử trận nay vẫn được lưu trữ ở các thư khố và viện bảo tàng chiến tranh khắp nước Pháp.

    Pierre Delanoë hiểu được tâm tình của các quân nhân lúc nhìn thấy cây kim ngân, cho nên ông mở đầu bài hát ‘Chevrefeuille que tu es loin’ với hai câu:

    ‘Pauvre garçon qui pense au pays, (thằng bé đáng thương cứ nhớ nhà)

    Chevrefeuille que tu es loin…’ (giàn kim ngân ở quê nhà đã xa vời vợi…)

    Đa số thanh niên đi lính lúc còn rất trẻ vì nhà nghèo, muốn kiếm thêm sinh ý cho gia đình, hành trang lên đường chẳng có gì cả ngoài cuốn sổ tay và cây viết, Pierre Delanoë khéo léo gọi nhân vật trong bài hát là ‘pauvre garcon’, ‘đứa trẻ đáng thương, tội nghiệp’ (bất hạnh), vì nghèo phải xa gia đình khi còn ở tuổi ‘teen’ (dưới 20 tuổi) cho nên cứ nhớ nhung quê nhà nơi cậu sinh ra và trải qua cuộc đời niên thiếu. Nhiều gia đình quá nghèo đành phải khai tuổi giả cho con trai lớn để cậu ta nhập ngũ sớm và có thêm tiền lương để phụ giúp gia đình đông anh chị em.

    Nhạc sĩ Phạm Duy phiên dịch 2 câu đầu này dựa trên nốt nhạc, tưởng không có cách nào dịch hay hơn: ‘tội nghiệp thằng bé’ và nhất là hai tiếng ‘quê nhà’ (hometown) vừa hợp nốt nhạc vừa làm người nghe liên tưởng ngay đến nơi chàng trai trẻ sinh ra và lớn lên ở một thôn làng nào đó:

    ‘Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà, giàn thiên lý đã xa đã rời xa…’

Chỉ với hai câu đầu của bài hát đã làm xúc động hàng triệu quân nhân và y tá sống sót sau hai đại chiến thế giới. Gia đình thân nhân của những người quá cố cũng xúc động với hai câu mở đầu, vì con em của họ đã từng là ‘đứa trẻ đáng thương’ xa gia đình, xa giàn hoa kim ngân ở ngoài ngõ và không bao giờ trở lại, ‘giàn thiên lý đã xa mãi người ơi!…’

    Phong tục của người Pháp, cũng như nhiều nước trên thế giới, là thân nhân mặc quần áo mới cho người chết, trước khi liệm vào quan tài hay hạ huyệt. Nghèo không có tiền mua quần áo mới thì mặc vào cho người chết bộ quần áo cũ khi họ còn sống. Trong bốn câu thứ nhì của bài hát Pierre Delanoë mô tả cặp vơ chồng trẻ quá nghèo, không có tiền mua quần áo liệm, người chồng hỏi vợ có thể may cho anh chiếc áo được cắt ra từ chiếc chăn trải giường mà hai người đã từng nằm qua, (chăn trải giường mang ý nghĩa là ‘tình yêu lứa đôi’, cắt ra là ‘chia ly’):

    ‘Veux-tu ma belle tailler pour moi, (Em có thể may cho tôi không)

    Chèvrefeuille que tu es loin, (giàn kim ngân đã xa mãi người ơi)

    Une chemise dans les draps, (một chiếc áo cắt từ chăn trải giường)

    Où naguère nous dormions si bien’ (mà chúng ta từng yên giấc nồng)

    Bốn câu này nhắc nhở dân châu Âu vốn đã nghèo khó, trải qua Thế Chiến Thứ Nhất đã chỉ còn hai bàn tay trắng, chưa gượng dậy thì Thế Chiến Thứ Hai lại tràn đến, người thân ngã xuống trong chiến tranh mà họ, những người sống sót không có tiền mai táng người thân.

    Ở bốn câu của đoạn 3, khi chàng trai biết không thể trở về quê nhà được và hỏi người yêu tìm cho anh ta một mảnh đất xây mộ, gần nhà thờ ven biển, nơi tiếng chuông giáo đường và âm thanh của biển ru (hay nguyện) hồn anh ta ở nơi an nghỉ cuối cùng:

    ‘Veux-tu me trouver un arpent de terre, (tìm giúp tôi một mảnh đất)

    Chevrefeuille que tu es loin, (giàn kim ngân đã xa tít mù khơi)

    Tout près de l’église au bord de la mer, (cạnh giáo đường ven biển)

    Pour chanter mon dernier refrain…’ (chuông và âm thanh của trùng dương nguyện hồn tôi ở nơi an nghỉ cuối cùng)

    ‘Mon dernier refrain’ nên hiểu là ‘điểm dừng cuối cùng’, refrain là danh từ Pháp bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ (Old French) ‘refraindre’,có nghĩa là ‘ngừng lại’ cũng như trong tiếng Anh ‘refrain’=cease, stop=ngừng=quit=bỏ cuộc, vậy thì mon dernier refrain nên hiểu là my last stop=nơi an nghỉ cuối cùng của tôi. Còn chanter vừa có nghĩa là ru (ru hồn chàng trai ngủ yên) vừa có nghĩa là cầu nguyện (chuông nguyện hồn chàng trai vĩnh viễn an vui ở thiên đường).

eglise

    Có rất nhiều đôi uyên ương phục vụ cùng đơn vị, cùng chiến tuyến, một ngày chàng trai hy sinh, xác được mang về hậu cứ và cô bạn gái trong bộ đồng phục y tá vuốt mắt và hôn người yêu lần cuối trước khi chôn cất người bạn tình. Pierre Delanoë mô tả vĩnh biệt lần đó qua bốn câu của đoạn 4:

    ‘Maintenant je sais que c’est la fin du soleil, (Nay tôi biết nắng đã tắt, tức là ‘tôi từ giã cõi đời’, vì theo ngôn ngữ Anh-Pháp, mặt trời đã tắt là cách nói ví von tình yêu đã hết, người yêu đã chết-ma vie c’est fini).

    ‘Chevrefeuille que tu es loin, (giàn kim ngân đã vĩnh viễn xa rồi người ơi)

    ‘Et je voudrais que ce soit toi ma belle,’ (tôi ước ao, người yêu của tôi ơi)

    ‘Qui m’enterre de tes propres mains…’    (đắp mộ tôi bằng chính đôi tay của em… theo phong tục xưa của nhiều nước, người ta đắp mộ bằng tay để tỏ lòng thành kính và thương yêu người chết mà chúng ta thấy rất nhiều qua phim ảnh. Đây là nguyện vọng của chàng lính trẻ, sống ngắn ngủi với người mình yêu, nhưng lúc chết linh hồn được ở cạnh nàng, lại có vinh hạnh được người yêu của anh mai táng, chính tay đắp mộ anh theo phong tục cổ truyền của nước Pháp).

    Bốn câu này làm hằng triệu thân nhân gia đình ngậm ngùi khi hồi tưởng lại chính tay họ chôn cất chồng con, anh em, người yêu hay bạn bè, những người mà linh hồn vĩnh viễn ra đi, chỉ để lại thân xác phủ khăn trắng. Một số tử sĩ được thân nhân mang xác về quê hương an táng, một số được chôn về nghĩa địa gần chiến trường nơi họ gục ngã, trong đó phải kể đến những nghĩa địa ở miền Bắc Pháp nơi chôn cất chiến sĩ của liên quân Mỹ-Anh-Canada trong trận đổ bộ lịch sử D-Day, June 6-1944.

    Người ta tìm được khá nhiều quyển sổ tay của các quân nhân Pháp tử trận, ghi lại nguyện vọng của họ được chôn cạnh mộ của những anh hùng vượt đại dương giải phóng châu Âu. Ở nghĩa trang quân đội Canada Bény-sur-mer, Normandy có mộ của 3 người lính Pháp được chôn cùng với 940 lính Canada và một người lính Anh, nơi dưới đồi xa là bãi biển Juno (Juno Beach) mà vào ngày D-Day, June 6-1944 các quân nhân Canada vượt đại dương, đổ bộ lên bãi và gục ngã. Và đó là những ‘ngôi mộ cạnh giáo đường ven biển’ của Pierre Delanoë, cũng là ước mơ của hai cụ già người Pháp trong câu chuyện tình của hai cụ mà tôi đã gặp gỡ hằng mấy chục năm trước, sẽ kể lại trong một lần khác.

war2

    Số phận của những quân nhân Mỹ-Anh-Canada và 27 quốc gia khắp thế giới tham chiến cũng ví như thằng bé tội nghiệp trong bài hát, họ bị buộc phải xa gia đình đi chinh chiến ở xứ người và một số đã vĩnh viễn không thể trở về quê hương. Pierre Delanoë kín đáo nhắc nhở về những nghĩa trang của quân đội đồng minh Mỹ-Anh-Canada nằm trên miền đất cao của bờ biển Normandy. Từ các nghĩa trang nhìn ra đại dương là 5 bãi biển (Utah, Omaha, Gold, Juno và Sword) mà hơn 20 năm trước (bài hát ra đời năm 1968) các quân nhân của 3 nước đổ bộ và hy sinh, nơi đặt chân đầu tiên trớ trêu thay cũng chính là nơi an nghỉ cuối cùng của họ.

cemetary2

    Tìm một miếng đất cho người lính trẻ xa quê hương

    Giàn thiên lý đã xa mãi nghìn xanh

    Miếng đất quạnh hiu, miếng đất ngay bên giáo đường

    Hồn chàng yên nghỉ trong tiếng chuông giáo đường và lời ru của trùng dương

    Ở bốn câu của đoạn 5, cũng là bốn câu của đoạn 1 được lập lại nhưng ý tứ của 2 đoạn lại khác nhau. Bốn câu của đoạn 1, mô tả chàng trai trẻ rời xa quê nhà, mà giàn kim ngân gợi nhớ hình ảnh ở làng quê nơi anh ta sống một thời thơ ấu bình dị, êm đềm, khi anh xa quê nhà, người yêu của anh ta dần dần quên anh:

   ‘… Pauvre garçon que l’amour oublie un peu plus à chaque matin’ (thằng bé đáng thương mà tình yêu ngày qua ngày phai nhạt dần)

    Nhưng với bốn câu của đoạn 5, ý nghĩa lần này là chàng lính trẻ đã vĩnh viễn ra đi, mang theo mối tình đã chìm vào quên lãng nơi quê nhà. Đây là lối làm thơ khá phổ thông ở châu Âu, mình có thể gọi là ‘màn hai cảnh cũ’, cùng câu thơ như ý nghĩa khác.

    Pauvre garçon qui pense au pays (thằng bé đáng thương cứ nhớ quê nhà-trong đoạn 5, lúc nhắm mắt lìa đời chàng trai trẻ vẫn nghĩ đến gia đình và người yêu)

   Chevrefeuille que tu es loin (giàn kim ngân vĩnh viễn xa rồi-có nghĩa là chàng vĩnh viễn ra đi)

    Pauvre garçon que l’amour oublie (tội nghiệp cho thằng bé chẳng còn ai thương nhớ)

    Un peu plus à chaque matin (tình yêu chôn vùi theo thời gian)

    Hai đoạn 1 và 5 giống hệt nhau từng chữ một, nhưng khác nhau ở bối cảnh, thời gian và định mệnh. Pierre Delanoë thật là tài tình khi ông viết lời bài ‘Chèvrefeuill que tu es loin’ thật bình thường, nhẹ nhàng, và thính giả mới nghe qua bài hát cũng chỉ nghĩ đến một chuyện tình đơn giản, cậu bé mới lớn xa quê nhà mang theo mối tình mà cậu sẽ không bao giờ được đáp trả. Trước khi nhắm mắt lìa đời cậu ước mơ được người yêu chôn cậu ở cạnh giáo đường ven biển, đắp mộ cậu bằng đôi tay của cô, nhưng ước mơ mãi sẽ chỉ là ước mơ vì người yêu nơi quê nhà đã quên cậu rồi. Toàn bài hát chẳng có câu nào nhắc về chiến tranh cả, chỉ mô tả nỗi niềm nhớ quê nhà của chàng trai trẻ và ước nguyện lúc lìa đời.

    Thế nhưng hàng triệu người Pháp cũng như dân châu Âu, những người đã sống sót sau hai kỳ đại thế chiến lại vô vàn xúc động khi tìm được hình ảnh cũ, ký ức, khung trời kỷ niệm của họ và người thân qua hình ảnh giàn hoa kim ngân ở vùng đồng quê và những mùa hè thanh bình.

    Người dân châu Âu của thế kỷ trước, những người mà cuộc đời đã từng gắn bó với hoa kim ngân từ thuở ấu thơ, đã từng vui từng buồn cùng với loài hoa dại, từng mê say yêu đương khi ngửi được mùi hương, từng nhớ nhung người thân khi nhìn thấy hình ảnh của chúng, nối tiếp nhau ra đi mang theo kỷ niệm cả đời của họ với loài hoa dân dã. Họ vĩnh viễn ra đi giống như định mệnh của chàng lính trẻ trong bài hát:

    … Pauvre garçon que l’amour oublie (tội nghiệp cho thằng bé chẳng còn ai thương nhớ)

    Un peu plus à chaque matin (tình yêu chôn vùi theo thời gian)

Người châu Âu ngày nay, các thế hệ con cháu và cả những người đến từ lục địa khác đã chẳng còn ai biết tới một loài hoa từng được gọi là…

‘Fleur de l’enfance, fleur des mémoires’… ‘Hoa của tuổi thơ, hoa của kỷ niệm’

fluer de lenface

Ottawa, June 6, 2021

Lê Anh Dũng

Đặt tên

Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.

Câu này có lẽ không đúng trong trường hợp của tôi vì cái tính „hay cãi“ của tôi vốn được đúc kết từ một gia đình mà tư tưởng dân chủ đôi khi làm lu mờ triết học Khổng-Nho. À, „cãi“ ở đây không có nghĩa nôm na là … „hỗn“ mà là sự biểu hiện ý tưởng đối lập bằng cách đưa ra lý luận, dẫn chứng khác những gì mà người có vai vế cao hơn cho là đúng.

Một thí dụ đơn giản: đặt tên. Đương nhiên chúng ta không thể tự chọn cho mình một cái tên gọi theo ý thích được vì khi chào đời ta chỉ biết khóc oe oe, trình độ văn hóa chưa đủ để nghĩ ra một cái tên hoa mỹ cho chính mình. Nhưng ngoài cha mẹ, chế độ dân chủ cho phép ta có thể đặt tên cho …  người khác.

Số là, khi mẹ tôi mang bầu đứa thứ sáu, một ngày đẹp trời, cả gia đình tôi tham gia cuộc họp bình chọn tên cho hài nhi chuẩn bị khóc oe oe quấy phá giấc ngủ mọi người. Chế độ dân chủ cho phép mọi thành viên trong gia đình đều có quyền giơ tay ý kiến, ý cò, chỉ một điều kiện là phải biện luận trả lời câu hỏi: Tại sao?

– Con muốn em tên Giao.

– Tại sao?

Đứa thứ năm trong gia đình tôi tên Quỳnh, như vậy Giao sẽ là cái tên duy nhất hợp tình, hợp cảnh như đã trình bày trong bài Con bé con tôi, tuổi Dần.

Ở Việt Nam, thời ấy chưa có siêu âm, khó lòng đoán trước giới tính của vị tiên sắp bị Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới làm người phàm trần nên đề nghị Quỳnh Giao nhanh chóng được đưa ra mổ xẻ tại hội nghị bàn tròn và, cũng nhanh chóng không kém, có ngay cách giải quyết vấn đề:

– Nếu em là trai thì mình đặt tên Xuân Giao.

Chế độ dân chủ không chỉ kết thúc ở cây quỳnh, cành giao:

– Nếu em là gái, mang tên Quỳnh Giao, thì tên của con đâu?

Đứa thứ tư giơ tay đòi hỏi quyền công dân trong một gia đình mà tư tưởng dân chủ đôi khi làm lu mờ triết học Khổng‑Nho và gây rối loạn trong các cuộc họp Nội các:

– Còn tên của con nữa!

Một cánh tay khác giơ lên, nhao nhao đòi hỏi quyền lợi dân chủ:

– Tên của con …

Lại thêm một cánh tay với ý kiến ngắn gọn, súc tích:

– Tên con …

Bộ trưởng bộ Tư pháp, ở nhà gọi nôm na là „bố tôi“, gật gù có vẻ đồng tình. Suy cho cùng, ông là người duy nhất chẳng phải tranh chấp, đòi hỏi quyền lợi gì vì họ của ông đã nghiễm nhiên chiếm chỗ đứng đầu tiên trong tên khai sinh của vị tiên sắp bị Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới làm người phàm trần.

MLCT

  Mai, Lan, Cúc, Trúc

Người Việt mình thường đặt tên cho con cái theo kiểu „một chùm“ cho dễ nhớ như „Tứ quân tử“ Mai, Lan, Cúc, Trúc nếu sanh bốn cô con gái, hoặc „Ngũ Thường“ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín nếu sanh năm thằng đực rựa, còn mà nhà đông con, lại cả nếp lẫn tẻ thì Trường, Giang, Sơn, Hải, Vạn, Lý, Sanh, Chi, Hoài, Thế … Bố mẹ tôi chắc bị „vỡ kế hoạch“ nên sau khi cho ra đời „Tứ Quí“ Hồng, Đức, Hạnh, Phúc lại thêm một Thị Mẹt, thành thử đứa thứ năm mang tên một loại hoa chỉ nở về đêm:

Ta mang cho em một đóa quỳnh

Quỳnh thơm hay môi em thơm

Em mang cho ta một chút tình

Miệng cười khúc khích trên lưng

Quỳnh Hương – Trịnh Công Sơn

Bộ trưởng bộ Nội vụ, ở nhà gọi nôm na là „mẹ tôi“, cũng không quên quyền lợi dân chủ của mình:

– Nhớ kèm họ ngoại vào nhé!

Đến đây thì cuộc cuộc họp Nội các chấm dứt vì các bộ trưởng phải đánh răng đi ngủ để sáng mai còn thức dậy nổi mà … đi học, với một cái tên được bỏ phiếu thuận Bảy‑Trên‑Bảy, tức là không có phiếu chống hoặc phiếu trắng: Bùi Vũ Hồng Đức Hạnh Phúc Quỳnh Giao nếu vị tiên sắp bị Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới làm người phàm trần là Quỳnh Hoa công chúa, còn mà là Thiên Bồng Nguyên Soái Trư Bát Giới sẽ thành Bùi Vũ Hồng Đức Hạnh Phúc Diễm Quỳnh Xuân Giao vì nếu thiếu chữ „Diễm“ thì nghe không xuôi tai cho lắm, hơn nữa, cho đúng luật bằng trắc trong ca dao:

Khi đi Trời dặn phân minh

Người phàm thì xướng Diễm Quỳnh, Xuân Giao

Hôm mẹ tôi sanh thằng Út, Sài Gòn ngập lụt trong một cơn mưa bão. Bác tôi là người đưa mẹ đến nhà bảo sanh vì bố  đã dẫn mấy đứa em tôi đi vượt biên bặt âm vô tín. Bác tôi không thuộc nghị sĩ của Nội các cho nên lúc làm giấy khai sinh ông ghi vắn tắt, vỏn vẹn:

– Giới tính: nam

– Họ tên: Bùi Vũ Hồng Thủy

vì có lẽ từ trước tới giờ, bác tôi chưa hề gặp trận mưa bão lũ lội nào như vậy ở Sài Gòn cả.

„Cựu“ Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi „vượt cạn“ an toàn, đã xin làm lại giấy khai sinh cho Thiên Bồng Nguyên Soái Trư Bát Giới, thằng Út nhà tôi may mắn không phải mang tên Hồng Thủy đầy nữ tính, nhưng có lẽ vì chế độ dân chủ giờ đã xa tầm tay, cuộc bỏ phiếu hôm nao đã lùi vào dĩ vãng nên thằng Út nhà tôi cũng mất luôn cơ hội có một cái tên tổng cộng mười chữ, một cái tên dài nhất Việt Nam.

st-valentines-day-3149481

 

Triết lý về thời gian

Do dịch cúm Vũ-Hán, nhiều người bị „giam lỏng“ ngoài ý muốn. Tôi cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Để không bị „hóa rồ“ vì vô công rỗi nghề, tôi nghe lời bạn bè dụ dỗ quay sang xem phim Hàn Quốc nhiều tập, bắt đầu bằng bộ phim „Crash landing on you“ (Hạ cánh nơi anh), xoay quanh chuyện tình yêu kẻ Nam người Bắc giữa Yoon Seri, một phụ nữ xinh đẹp, giàu có, sở hữu một công ty thời trang nổi tiếng ở Seoul, với sĩ quan đại úy đẹp trai Ri Jung Hyuk, con trai Tổng trưởng Cục chính trị Bắc Triều Tiên, khi cô lạc qua biên giới Bắc Hàn. Tưởng chấm dứt ở đây, ai dè Vũ-Hán vẫn ngự trị sau 16 tập … sụt sùi nước mắt. Tính sao bây giờ? Nhỏ bạn hỏi:

Coi phim „Memories of the Alhambra“ (Ký ức Alhambra) chưa?

Nghe tựa phim hay hay nên tôi mở Netflix lên kiếm, may quá có chiếu. Tập 1, tập 2, tập 3 … Càng coi càng bị lôi cuốn vào những tình tiết rối rắm, chi tiết ngoắt ngoéo, mà lúc nào cũng „đứt ngang“ ngay khúc gay cấn nhất để người xem phải đón chờ coi tập tiếp theo. Dần dần, tôi đâm ra nghiện phim bộ Hàn Quốc. Mà dường như hiểu được tâm trạng „người bị giam lỏng“ nên ngày càng có nhiều bộ phim được Netflix cho „lên sóng“. Nếu trước kia chỉ lèo tèo vài bộ phim dạng „ướt khăn giấy Kleenex“ thì bây giờ tôi có thể chọn phim theo thể loại: trinh thám, tình cảm, hài hước, kinh dị, khoa học giả tưởng, cổ trang v.v.
Phim không chuyển ngữ nên tôi phải vận động tối đa khả năng vừa xem tài tử diễn xuất vừa đọc phụ đề. Và tôi khám phá ra rằng những mẩu đối thoại trong đó mang nhiều triết lý cuộc sống. Hèn chi phim được yêu chuộng, không chỉ ở Hàn Quốc hay khu vực châu Á mà là … trên toàn thế giới: châu Phi, châu Mỹ, châu Âu, châu Úc. Chỉ ở Bắc cực là K-Drama (Korean Drama) chưa được biết đến, có lẽ vì người Eskimo không có thói quen xem ti-vi nên có khả năng tự miễn nhiễm ghiền phim bộ Hàn Quốc chăng?

Một vài triết lý khá hay trong các phim K-Drama mà tôi đã „luyện“ qua:
Crash landing on you: Sometimes, the wrong train takes you to the right station. Đôi khi leo lên nhầm chuyến xe lửa lại đưa ta đến đúng sân ga.
Cuộc đời không phải lúc nào cũng theo đúng như ý ta mong đợi, quan trọng là mình đạt được điều dự tính.

My love from another star (Vì sao đưa anh tới): There is no one who lives for death.
Câu này tạm dịch thoát ý là „Người ta không sống để có một cái chết đẹp.“

W –  Two worlds apart (Hai thế giới):  Just because it’s not a lie doesn’t mean it’s true.
Nó không là lời nói dối không có nghĩa đó là sự thật.
Hãy sáng suốt để phân biệt được đâu là thật, đâu là ảo, đừng để bị lôi cuốn vào những điều mộng mị làm sai lạc lòng mình.

Start Up (Khởi nghiệp): If you know why, you will overcome any how.
Cách hiệu quả nhất để vượt qua trở ngại, khó khăn, chính là biết được nguyên nhân gây ra nó.

Hotel Del Luna (Khách sạn Ánh trăng) For a flower to blossom, she needs to feel the wind and face the rain too.
Phải trải qua mưa gió cây mới trổ hoa đẹp, muốn thành công phải có ý chí vượt khó.

Bộ phim tôi khá ưng ý là Alice.
Park Jin-gyeom sinh ra là người vô cảm vì mẹ anh mang thai khi du hành thời gian vào năm 1992 và bị nhiễm phóng xạ. Ở năm 2020, anh là thanh tra cảnh sát đang điều tra các vụ án bí ẩn và phát hiện sự có mặt của những người du hành thời gian đến từ tương lai của năm 2050 thông qua một tổ chức có tên „Alice“. Anh gặp Yoon Tae-yi, giáo sư đại học có thiên tài về vật lý, nắm giữ chìa khoá bí mật đi xuyên thời gian, có ngoại hình giống hệt mẹ anh bị bắn chết vào năm 2010. Mỗi tập của bộ phim bắt đầu bằng một câu triết lý nổi tiếng như của Einstein, Horace, Sartre, Nietzche, Longfellow … trong đó có nhiều câu nói về thời gian:

Time is the coin of your life. It is the only coin you have, and only you can determine how it will be spent. Be careful lest you let other people spend it for you.
– Carl Sandburg
Thời gian là tiền bạc. Đó là đồng xu duy nhất bạn có và chỉ bạn mới có thể xác định được nó sẽ được xử dụng như thế nào. Hãy cẩn thận khi mà bạn để người khác chi tiêu nó.
Câu này không có nghĩa nói ta đừng lãng phí thời gian của mình cho những việc … của người khác, mà hãy biết dùng thời gian cho những việc „ta“ muốn thực hiện.

Hoặc câu: Today only comes once.
„Ngày hôm nay“ chỉ đến duy nhất một lần.

Hay câu: Time passed is time lost, lazy and lethargic, and cannot be kept even if you have infinite chances. — Jean-Paul Sartre
Thời gian trôi qua là thời gian mất đi, lười biếng và uể oải, không thể giữ được dù bạn có cơ hội vô hạn.

Với tuổi đời ngày càng nhiều, tôi càng thấm thía câu triết lý này của Sartre. Thời gian qua đi ta không thể xài nó được nữa, hãy biết trân trọng và xử dụng thời gian còn lại để không phải nuối tiếc khi bắt đầu bước vào cái tuổi

Về vườn vui với cỏ hoa
Sáng trông mây lượn chiều tà ngóng trăng

Last but not least: Look not mournfully into the past. It comes not back again. Wisely improve the present. It is thine. Go forth to meet the shadowy future, without fear.
Đừng nuối tiếc quá khứ. Nó không quay trở lại nữa. Người khôn ngoan biết tận dụng và làm hiện tại được tốt đẹp hơn vì nó đang thuộc về chính mình. Hãy can đảm đối diện với tương lai dù nó có mờ mịt đi chăng nữa, đừng sợ hãi. – Henry Wadsworth Longfellow

Love K-Drama. Love its philosophy.

Nói với ba

Dịch cúm Vũ Hán là nỗi đe dọa lớn cho những người như tôi, tức là có cha mẹ ở tuổi „Bát thập trượng vu triều“ hoặc hơn nữa là „Cửu thập giả, thiên tử dục vấn yên, tắc tựu kì thất“ (80 tuổi chống gậy trong triều, 90 tuổi, nếu thiên tử có việc muốn hỏi, thiên tử phải đến nhà).
Và nó đang đe dọa ba của một người bạn tôi.
Hồi còn đi học, mỗi lần đến nhà nó chơi, tôi chỉ „Dạ con chào bác ạ!“ cho đủ thủ tục rồi phắn mất, vì nói cho ngay, ông không nằm trong mục tiêu đến thăm viếng của tôi. Lớn lên, bạn bè mỗi đứa định cư ở một quốc gia, cách nhau hơn nửa quả địa cầu, nên mỗi lần đến nhà nó chơi, bằng mọi giá tôi phải gặp ông để „Dạ con chào bác ạ!“ dù ông vẫn không nằm trong mục tiêu đến thăm viếng của tôi, có lẽ vì tôi muốn được nghe ông kể chuyện ngày xưa, đánh thức những kỷ niệm tưởng đã bị vùi chôn theo năm tháng. Bây giờ, tôi có thể hình dung ra được thế nào là „gare Lyon đèn vàng“, tưởng tượng được cảnh ông rảo bước lang thang lục tìm sách cũ ở những quầy nhỏ nhỏ dọc trên dòng sông Seine, hiểu được nỗi lòng kẻ sinh viên du học túi không tiền mà dám chơi ngông đi „xe ngoắc“ sang đến tận Bỉ quốc, tức là chỉ với ba-lô trên vai, vừa lội bộ trên đường quốc lộ vừa giơ tay ra „ngoắc“, nếu may có ai động lòng trắc ẩn thì cho đi quá giang một quãng. Chuyện của ông thì nhiều lắm, từ thơ văn, triết lý, đến chuyện gia đình, tình yêu chung thủy với người vợ hoa khôi Đà Lạt hay chuyện đứa con gái mà bạn ông, nhà văn Duyên Anh, đã lấy tên làm tựa cho tác phẩm Trần Thị Diễm Châu (Châu Kool). Ông như một thư viện cổ kính với vô vàn những quyển sách cũ đã nhuốm màu theo thời gian, mỗi trang là một kho tàng ký ức vô giá. 

Je voudrais freiner pour m’asseoir,
Trouver au creux de ma mémoire
Des voix de ceux qui m’ont appris
Qu’il n’y a pas de rêve interdit.

Đoạn này trong bài hát „Parler à mon père“ của Céline Dion mà tôi rất thích với câu „Qu’il n’y a pas de rêve interdit“, tạm dịch „Giấc mơ không là trái cấm“, vì nó cũng triết lý như có lần ông nói với tôi „Không có cỏ dại con à, chỉ có cỏ mọc không đúng chỗ.Mỗi lần thất bại tôi đều nhớ đến những lời này của ông, cỏ dại vẫn có thể ngạo nghễ vươn lên khi nó tìm được chỗ đứng xứng đáng dưới ánh mặt trời.

Tôi chọn tựa bài viết là „Nói với ba“ như tựa bài hát „Parler à mon père“.
Bạn tôi dịch nó trong nước mắt nhớ thương cha.

Parler à mon père Nói với ba
Je voudrais oublier le temps
pour un soupir, pour un instant,
une parenthèse après la course,
et partir où mon cœur me pousse.
Je voudrais retrouver mes traces
où est ma vie, où est ma place,
et garder l’or de mon passé
au chaud dans mon jardin secret.

Je voudrais passer l’océan,
croiser le vol d’un goéland,
penser à tout ce que j’ai vu,
ou bien aller vers l’inconnu.
Je voudrais décrocher la lune,
je voudrais même sauver la terre
mais avant tout, je voudrais parler à mon père.

Je voudrais choisir un bateau,
pas le plus grand ni le plus beau,
je le remplirais des images
et des parfums de mes voyages.
Je voudrais freiner pour m’asseoir,
trouver au creux de ma mémoire
des voix de ceux qui m’ont appris
qu’il n’y a pas de rêve interdit.

Je voudrais trouver les couleurs,
des tableaux que j’ai dans le cœur,
de ce décor aux lignes pures,
où je vous vois et me rassure.
Je voudrais partir avec toi,
je voudrais rêver avec toi,
toujours chercher l’inaccessible
toujours espérer l’impossible.
Je voudrais décrocher la lune,
je voudrais même sauver la terre,
mais avant tout, je voudrais parler à mon père.

L’âme est un cristal,
et l’amour sa lumière

Con muốn quên thời gian để thở dài,
ngừng cuộc đua và đến chỗ trái tim.
Con muốn tìm dấu vết cuộc đời riêng,
biết ở đâu để giữ vàng quá khứ
trong khu vườn ấm áp rất thiêng liêng.

Con muốn vượt đại dương cùng chim biển,
nghĩ đến điều đã thấy giữa mênh mông.
Con muốn gỡ mặt trăng và thậm chí
cứu muôn loài, nhưng giờ sao con chỉ
muốn nghe ba và được nói cùng ba.

Con muốn chọn chiếc thuyền con xinh xắn,
rồi lấp đầy bằng kỷ niệm, hương thơm
của những chuyến rong chơi trên biển lắng
và bao lần phiêu lãng mãi trời xa.

Con rất muốn dừng chân rồi ngồi xuống,
lục tìm sâu trong ký ức ùa về
tiếng những người đã làm cho con muốn
tiếp tục mơ, ai cản được bao giờ.

Nhưng giờ đây con chỉ ước
được nghe ba và được nói cùng ba

Con còn muốn thấy sắc màu của những
bức tranh con luôn giữ mãi trong tim.
Rồi tìm chốn bình yên và thuần khiết,
sống an vui, buông bỏ hết ưu phiền.

Con đã muốn làm bao điều như thế,
nhưng giờ đây con chỉ ước làm sao
được nghe tiếng của ba, nhưng không dễ
muốn nghe Người nói khẽ:„ba không sao.“

Con còn muốn đi xa cùng ba nữa,
mình cùng mơ chạm tới chốn vô thường,
tưởng không thể nhưng chắc rằng ba biết
tình yêu Người là ánh sáng hồn con.

Tiffany

Tiffany không phải là thương hiệu trang sức nổi tiếng thế giới Tiffany & Co. với trụ sở chính ở New York. Tiffany là bạn của tôi từ thời tiểu học. Chúng tôi lạc mất nhau từ năm 1975 khi còn đang học lớp sáu. Tiffany di tản sang Mỹ. Tôi kẹt lại ở Việt Nam, một thời gian sau mới vượt biên thoát, được tàu Đức vớt và định cư tại Đức.

Thế kỷ 21.
Thời đại của Internet, Facebook, Twitter, mạng xã hội, v.v.
E-mail đã lỗi thời. E-mail không còn thông dụng, không trò chuyện, chít chát gì được nên chúng bạn âm thầm bỏ tôi ra đi không lời từ giã. Tôi đành chặc lưỡi mở một account ở Facebook vì bạn bè của tôi chỉ liên lạc với nhau qua Facebook,  dù lúc bấy giờ nó hoàn toàn lạ lẫm đối với tôi. Và tôi đã tìm được Tiffany trên … Facebook. Một trùng hợp vô tình là Tiffany cũng sống ở New York giống như Tiffany & Co. Chúng tôi vui mừng vô hạn khi liên lạc được trở lại. Tôi vượt đại dương sang thăm Tiffany ở Brooklyn.
Đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi cũng trạc tuổi Bethy. Chúng nó lập tức thân nhau ngay từ buổi đầu tiên gặp gỡ. Chồng tôi thì trao đổi với chồng Tifffany về nội dung thời báo New York Times mà anh ta đọc mỗi buổi sáng vào bữa điểm tâm. Còn tôi và Tiffany ra rả đủ chuyện như thể chúng tôi chưa bao giờ xa cách.
Tiffany có một trang web: www.tiffanyrothman.com. Người thiết lập trang web này chẳng biết trôi giạt phương nào, Tiffany chỉ còn nhớ tên của anh ta mà thôi.
Tất cả những gì tôi biết về Tiffany là thỉnh thoảng Tiffany nhận lời trình diễn trong các vở kịch hoặc xuất hiện trên phim ảnh.
Tất cả những gì Tiffany biết về tôi là tôi làm việc với máy tính, tức là tôi giống cái anh chàng thiết lập trang web chẳng biết trôi giạt phương nào vừa kể đến ở đoạn trên.
Tiffany hoàn toàn không biết tôi thậm chí chẳng hề biết viết lập trình (programming), dù nghề chuyên môn của tôi thuộc về ngành vi tính.
Nhưng tôi không thể để bạn mình thất vọng.
Tôi thức đêm „vật lộn“ với HTML theo kiểu „trial and error“, tức là thử đại, sai thì ta lại … thử tiếp, again and again. Tôi chiến đấu với youtube, đánh nhau với URL (Uniform Resource Locator, thường là một hàng dài thòng lòng với nhiều từ vô nghĩa ráp lại với nhau), truy kiếm phần mềm miễn phí để tu sửa, ấp-lốt (upload), đào-lốt (download) hình ảnh … vân vân và … vất vả, vật vờ.
Tôi vò đầu bứt tai vì bí lối.
Tôi làu bàu chửi rủa vì trật đường.
Tôi gào thét điên cuồng vì tuyệt vọng.
Rồi tôi vỗ đùi cười khoái chí khi trang web được sửa đổi, thêm bớt, đúng như ý Tiffany tưởng tượng (chú thích: tôi dùng chữ „tưởng tượng“ vì thế giới vi tính của Tiffany khác hẳn thế giới vi tính của tôi). Niềm vui phải gọi là „vi-mô“ (dịch từ chữ micro) nếu đem so sánh so với những đêm mất ngủ để đi tìm giải đáp cho những vấn đề của trang web.
E-Mail trả lời đôi khi cũng vi-mô không kém: „Thanks XXO“.
Nhưng tôi biết ở bên kia địa cầu Tiffany hài lòng, Tiffany ngủ ngon. Chỉ cần thế thôi. Vì Tiffany là bạn của tôi. Và bạn sẵn sàng làm tất cả để Tiffany hài lòng, để Tiffany ngủ ngon bởi duy nhất một lý do đơn giản: Bạn bè là liều thuốc an thần tự nhiên không pha tí hóa chất nào.

Chẳng những vậy, theo thời gian tôi còn học thêm được một ngôn ngữ mới: HTML1)

1) viết tắt của HyperText Markup Language, là một ngôn ngữ kỹ thuật được dùng để lập trang web.

Thứ Bảy vì tương lai

Deutsch

Từ nhiều tháng nay, phong trào biểu tình mang tên „Fridays for future“ đòi giữ môi trường cho thế hệ tương lai là đề tài được nói đến gần như hằng ngày trên báo chí, truyền thanh, truyền hình. Nỗi sợ hãi về một tương lai ảm đạm đầy ô nhiễm đã đẩy học sinh, sinh viên tham gia „đình công không đi học“, xuống đường giăng biểu ngữ đòi quyền lợi.
Thời tôi còn sống dưới chế độ cộng sản ở Việt Nam, người ta thường tuyên truyền „vì lợi ích trăm năm trồng người“. Ý tưởng này xuất phát từ Quản Trọng, một chính trị gia và triết gia thời Xuân Thu Chiến Quốc (khoảng từ năm 475 đến năm 221 trước Công nguyên).

Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc,
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân,
Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã.
Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã,
Nhất thu bách hoạch giả, nhơn dã.

Kế hoạch một năm không gì hơn trồng lúa.
Kế koạch mười năm không gì hơn trồng cây.
Kế hoạch trọn đời (trăm năm) không gì bằng trồng người.
Trồng một, gặt một, là lúa.
Trồng một, gặt mười, là cây.
Trồng một, gặt trăm, là người.“

Hôm qua nhà máy cưa gỗ „Eigelshoven“ ở Würselen tổ chức „Sommerfest“, đại khái là một buổi gặp gỡ ngoài trời, có ăn uống, trò chơi, hướng dẫn tham quan hãng xưởng cho những ai … rảnh rỗi muốn ghé xem. Tôi cũng rảnh, nhưng ghé không vì tò mò mà do có nhận được quảng cáo với hai phiếu ăn miễn phí cho một xúc xích và một ly nước.

Không khí khá nhộn nhịp: nào là được ngồi cạnh tài xế trong buồng lái của xe bốc hàng, chơi những trò chơi ngoài trời như như nhảy trên phao hơi, đá banh bàn, rút gỗ Jenga, làm hình trái tim từ những cây đinh, và đương nhiên có bán kem, xúc xích, khoai tây chiên, bia, nước ngọt v.v. Xin nhắc lại là chỉ miễn phí cho ai có phiếu cắt từ các tờ quảng cáo.

Hiện nay ở Đức rất khan hiếm người thích ngành nghề có liên quan đến tay chân. Có lẽ một phần do ở trường nam sinh không còn học thủ công lắp ráp, còn môn nữ công gia chánh cho nữ sinh thì đã „lỗi thời“ rồi chăng? Nấu ăn ư? Để làm gì? Pizza, Burger, Dörner … nhan nhản ở mọi góc phố. Đói bụng gọi điện thoại một cú là có đồ ăn giao đến tận cửa. Nếu cái gì đó bị hỏng, chỉ cần vứt đi và mua cái mới. Thứ Sáu phải đi biểu tình đòi khí hậu tương lai tốt, môi trường tương lai sạch đẹp, làm gì còn có thì giờ để thay cái bóng đèn bị cháy, mà cũng không thể thay được vì đó là loại đèn LED dùng một lần, được sản xuất tại Trung Quốc.

Trở lại buổi „Sommerfest“ của nhà máy cưa gỗ „Eigelshoven“ ở Würselen: tuy trò chơi rút gỗ Jenga hấp hẫn hơn bảng chiêu sinh dựng ở kế bên, nhưng ý tưởng của Quản Trọng xem ra cũng không dở:
Nhất thu bách hoạch giả, nhơn dã
Muốn thu hoạch gấp trăm lần phải „trồng người“.
Ai đầu tư vào một đứa trẻ sẽ gặt hái gấp trăm lần. Biết đâu đứa bé đang ngồi đóng trái tim bằng đinh lên gỗ kia sau này sẽ trở thành một thợ cơ khí tài năng? Bạn không bao giờ đoán trước được bởi hôm nay là ngày „Thứ Bảy vì tương lai“.

Chơi rút gỗ Jenga – Bên cạnh là bảng tuyển sinh

Saturday for future

Tiếng Việt

Seit Monaten ist „Fridays for future“ in allen Munden. Die Angst vor einer düsteren Zukunft treibt Menschen auf die Straßen, vor allem junge Leute.
Als ich noch in Vietnam unter der kommunistischen Regierung lebte, wurde in der Schule oft propagiert: „Der Grundstein für einen 100-Jahres-Plan ist das Züchten von Menschen“.  Der ursprüngliche Gedanke stammte eigentlich von Guan Zhong, ein  berühmter chinesischer Politiker und Philosoph der Zhanguo-Zeit, die Zeit der Streitenden Reiche (zwischen 475 v. Chr. und 221 v. Chr. ).

Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc,
hập niên chi kế mạc như thụ mộc.
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân,
Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã.
Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã,
Nhất thu bách hoạch giả, nhơn dã.

auf Deutsch etwa:

Willst du einen guten Ein-Jahresplan: pflanze Reis,
Willst du einen guten Zehn-Jahresplan: pflanze Bäume.
Willst du einen guten lebenslangen Plan: pflanze Menschen.
Wer einen Reiskorn sät, wird für eine Ernte belohnt.
Wer einen Baum pflanzt, wird das Zehnfache zurückbekommen.
Wer in einem Mensch investiert, wird das Hundertfache ernten.

Am Samstag war ich beim Sommerfest des Sägewerks „Eigelshoven“ in Würselen, weniger aus Neugier, sondern mehr wegen den beiden Gutscheinen für eine kostenlose Bratwurst und einem freien Getränk.

flyer

Es war viel los: Radlager fahren (als Beifahrer versteht sich), Hüpfburg, Menschenkicker, Jenga mit überdimensionalen Holzstücken, Nagelherz basteln, und natürlich Essen und Trinken mit oder ohne Gutschein.

Was mich so wunderte, war die Anzahl von Kindern in Vorschul- und Grundschulalter: es waren relativ viele. Zwar interssierten sie sich eher für den nicht aus Legosteinen gebauten sondern echten, riesengroßen Bagger (Volksmund), als für die offenen Ausbildungstellen für beispielweisen Holzbearbeitungsmechaniker oder Mechatroniker, aber die Begeisterung in ihren Augen war nicht zu übersehen.
Es ist kein Geheimnis, dass Interessenten für Handwerksberufe als Magelware in Deutschland eingestuft sind. Vielleicht liegt es zum Teil daran, dass in der Schule die Fächer wie Handwerken für Jungs, und Nähen, Kochen für Mädchen „out of date“ sind. Kochen? Wozu? An jeder Ecke gibt es Pizza, Burger, Dörner … oder alles was der Magen begehrt als Lieferservice. Es wird nicht mehr repariert, wenn was kaputt ist, sondern einfach weg schmeissen und neu kaufen. Die Jugend von heute denkt an „Fridays for future“ anstatt die kaputte Lampenbirne auszuwechseln (was natürlich nicht möglich ist, da es nur noch Einweg-LED-Lampen „Made in China“ im Umlauf sind).

Zurück zum Sommerfest im Sägewerk „Eigelshoven“ in Würselen.
Zwar sind die Holzklotzen beim Jenga-Spiel anziehender als der nebenstehende Rollup-Banner „Wir bilden aus“, aber wenn man an die Gedanken von Guan Zhong denkt, war das Ganze gar nicht so verkehrt: Wer in einem Mensch investiert, wird das Hundertfache ernten. Vielleicht wird später aus dem Kind, das gerade an sein Nagelherz herum bastelt, ein begabter Holzbearbeitungsmechaniker? You never know. Es war halt „Saturday for future“.

jenga
Jenga-Spiel

Ai là tác giả bài „Tiền và lá“?

Trong bài Blog „Dậy sao?“ tôi có trích thơ „Tiền và lá“, đề tác giả là Kiên Giang, dù nhiều giả thuyết cho rằng Nguyễn Bính mới là chủ nhân thật sự.
Tôi có tìm thấy một bài trên mạng mà trong đó nhà thơ Kiên Giang xác nhận bài này là của ông, Nguyễn Bính chỉ sửa vài chỗ thôi. Tôi không những „phen“ (fan) Kiên Giang với „Hoa trắng thôi cài lên áo tím“, mà tôi cũng phen „Tiền và lá“, tiền thì khỏi giải thích rồi, lá thì năm nào thu đến tôi đều ca cẩm:
Thu ơi thu đến làm chi?
Lá rơi, gió cuốn thổi đi phương nào ?

Nhiếp ảnh gia: Nicholas Đặng

Vì vậy tôi chong đèn đọc đi đọc lại
Tiền không là lá em ơi!
Tiền là giấy bạc của đời in ra

để xem „dáng thơ“ ra sao, xem tiền của ai, xem lá của ai?
À, để độc giả có thể so sánh tôi xin đăng lại bài thơ với hai ghi chú khác nhau về tác giả nhé!

Kiên Giang Nguyễn Bính
Ngày thơ, hớt tóc „miểng vùa“
Ngày thơ, mẹ bắt đeo „bùa cầu ông“.
Đôi ta cùng học vỡ lòng,
Dắt tay qua những cánh đồng lúa xanh.
Đôi nhà cũng một sắc tranh,
Chia nhau từ một trái chanh, trái đào.
Đêm vàng soi bóng trăng cao,
Ngồi bên bờ giếng đếm sao trên trời.
Anh moi đất nắn „tượng người“,
Em thơ thẩn nhặt lá rơi làm tiền.
Mỗi ngày chợ họp mười phiên,
Anh đem „người đất“ đổi tiền „lá rơi“.
Nào ngờ mai mỉa cho tôi,
Lớn lên em đã bị người ta mua.
Kiếp tôi là kiếp làm thơ,
Vốn riêng chỉ có muôn mùa lá rơi.
Tiền không là lá em ơi!
Tiền là giấy bạc của đời in ra.
Người ta giấy bạc đầy nhà,
Cho nên mới được gọi là chồng em.
Bây giờ những buổi chiều êm,
Anh gom lá đốt, khói lên tận trời!!!
Người mua đã bị mua rồi,
Chợ lòng họp một mình tôi vui gì!
Tuổi thơ tóc để gáo dừa,
Tuổi thơ mẹ bắt đeo bùa cần ong.
Hai ta cùng học vỡ lòng,
Dắt tay nhau giữa cánh đồng cỏ xanh,
Hai nhà chung một mái gianh,
Chia vui từng trái ngọt lành có nhau,
Đêm nằm ngắm ánh giăng cao,
Ra bên giếng ngọc đếm sao trên giời,
Em moi đất nặn hình người,
Anh thơ thẩn nhặt lá rơi làm tiền.
Mỗi ngày chợ họp mười phiên,
Em mang ra bán lấy tiền lá rơi.




Tiền là giấy bạc em ơi!
Tiền là giấy bạc do đời làm ra.
Người ta giấy bạc đầy nhà,
Cho nên mới được gọi là chồng em.
Bây giờ mỗi buổi chiều lên,
Tôi gom lá đốt, khói lên ngút giời …
Người mua đã bị mua rồi,
Chợ đời ngồi họp, mình tôi mua gì?

Ngày xưa cô giáo dạy phân tích phải có đầu có ngọn, nên tôi tạm dẹp kiểu viết văn kể chuyện … trên trời
… có đám mây xanh,
ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
mà đánh số thứ tự như làm liệt kê dân số ấy.

Thứ 1
Ngày thơ, hớt tóc „miểng vùa“

Trích tự điển Khai Trí Tiến Đức

Theo tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, còn được gọi là hội AFIMA (viết tắt tên tiếng Pháp của l’Association pour la Formation Intellectuelle et Morale des Annamites), một hiệp hội tư lập với mục đích trao đổi văn hóa giữa trào lưu Tây học và truyền thống Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 (1919-1945) thì „vùa“ là đồ dùng nhìn như cái bát, cái lư. Mô-đen „miểng vùa“ tức là tóc cắt nham nhở như một phần của cái vùa – „miểng“ là tiếng miền Nam, ám chỉ một phần nhỏ của thủy tinh hay đồ sứ bị vỡ, người Bắc gọi là „mảnh“.
Nếu cho là

Tuổi thơ tóc để gáo dừa

thì cũng không đúng hẳn „Bắc-Kỳ“.
Trong „Hồi ký về thời thơ ấu và quãng đời học sinh của tôi cho đến lúc ra đời kiếm sống“ của ông ngoại, chào đời tại làng Yên-Nhân, huyện Yên-Lãng nay là huyện Mê-Linh thuộc ngoại thành Hà-Nội, thì để đi „hỏi vợ“ theo phong tục tảo hôn thời ấy, năm 13 tuổi ông cố bắt ngoại đi „hớt“ tóc theo kiểu người lớn chứ không theo kiểu „móng lừa“ như trước. Vậy đúng ra nếu là của Nguyễn Bính bài thơ phải bắt đầu
Tuổi thơ tóc để „móng lừa“

Thứ 2
Đôi ta cùng học vỡ lòng,
Dắt tay qua những cánh đồng lúa xanh.

Văn bản của Kiên Giang đọc nghe tròn vẹn hơn từ ý đến lời, tả cảnh hai đứa bé dắt tay nhau đi học, băng qua những cánh đồng lúa miền Nam cò bay thẳng cánh.
Hơn nữa những câu thơ như
Ra bên giếng ngọc đếm sao trên giời
không đúng bằng hình ảnh
Ngồi bên bờ giếng đếm sao trên trời
ý muốn tả con nít chơi „ngu“ leo lên miệng giếng, ngồi đếm những ngôi sao được phản ánh xuống nước, chứ không phải „ra bên giếng“ rồi đứng ngó lên trời đếm sao.
Nguyễn Bính là thi sĩ với những bài thơ tình tuyệt tác, mỗi bài thơ tả đúng tâm trạng nhân vật, như „phải lòng“ cô giáo thì
Ước gì tôi được quen cô giáo
Để đến theo cô học vỡ lòng
Chỉ sợ trò đông bàn ghế chật
Tuổi nhiều cô có nhận cho không?
Nếu cô đồng ý nhận cho tôi
Tôi sẽ theo cô đến suốt đời
Suốt đời tôi chỉ theo một lớp
Suốt đời tôi học lớp cô thôi!

Nên hai câu
Đêm nằm ngắm ánh giăng cao,
Ra bên giếng ngọc đếm sao trên giời

khiến bài thơ tả tình yêu dại khờ tuổi tóc „miểng vùa“ đâm ra chân thấp chân cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng (ca dao)
vì chỉ có người lớn mới thơ mộng kiểu thức khuya nằm dưới đất nhìn lên trời mơ mơ mộng mộng, chứ con nít quê ở miền Nam tối trăng lên là chui vô mùng trốn muỗi hết rồi, ngồi trong nhà nhìn ra thì đúng là thấy
Đêm vàng soi bóng trăng cao
thật vì trong nhà để đèn dầu tối u u, vàng leo loét, sẽ thấy đêm vàng do ánh đèn và ánh trăng pha vào nhau tạo nên hình ảnh đó.

Thứ 3
Anh đem „người đất“ đổi tiền „lá rơi“

Vùng Nam-Kỳ lục tỉnh vốn ít nhiều chịu ảnh hưởng của tôn giáo xứ Chân-Lạp như đạo Bà-La-Môn, có phong tục đúc những tượng thần bằng đất để thờ. Người Bắc nếu nói về nắn tượng thì chỉ có trò chơi nặn tò-he mà thôi, còn thì họ đúc những tượng lớn để trong đền, chùa.
Cũng như người nặn tượng trong bài thơ phải là nam giới và người mua là nữ thì mới hợp lý hợp tình với câu
Người mua đã bị mua rồi
ở đoạn kết.

Thứ 4
Chợ đời ngồi họp, mình tôi mua gì?

Câu trên không đủ xuất sắc để làm câu „đến đây là chấm hết chương trình của ban Tùng-Lâm“ bằng

Chợ lòng họp một mình tôi vui gì!

Chợ lòng có hai nghĩa
1/ Chợ „trong lòng“, ý nhắc lại kỷ niệm xưa với cô bé chơi trò nhặt lá mua tượng vẫn còn để lại trong ký ức.
2/ Chợ lòng = chợ nhà lồng, loại chợ tiêu biểu ở miền Nam – giống kiểu chợ Bến-Thành tại Sàigòn – mà hầu như các tỉnh Nam-Kỳ đều có, như chợ lồng Hàn-Dương (Cần-Thơ), chợ lồng Trà-Ôn (Long-Xuyên), chợ lồng Rạch Giá, quê của thi sĩ Kiên Giang. „Chợ nhà lồng“ mang ý nghĩa tượng hình giống như cái lồng, có giới hạn phạm vi nhưng không bị che kín, có mái che nhưng kiến trúc và tổ chức không gian của chợ vẫn thoáng mát, mang đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long, vì chợ Nam bộ thường nằm sát bến sông hoặc gần các ngã đường lớn.
Người Nam phát âm „lồng“ và „lòng“ na ná nhau nên có lẽ Kiên Giang đã „chơi chữ“, dùng „chợ lòng“ theo kiểu phát âm của người Nam để vừa đưa lên hình ảnh chợ quê ở Nam-Kỳ, vừa diễn tả nỗi lòng u hoài nhớ về một trò chơi trẻ con mà nay
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi (Hàn Mạc Tử)

Chợ nhà lồng Rạch Giá

Thứ … Chủ nhật

Càng đọc càng thấy văn bản của Kiên Giang mang âm hưởng của một người miền Nam hiền hòa, không
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa (Nguyễn Bính)
mà chỉ tự an ủi
Kiếp tôi là kiếp làm thơ,
Vốn riêng chỉ có muôn mùa lá rơi.

Ông mất vì đột quỵ khi đem tiền lương hưu của mình từ Long Xuyên lên Sàigòn giúp gia đình một đứa trẻ ở An-Giang bị xe tông văng khỏi bụng mẹ.
Khoảng 40 năm trước, ông có ước hẹn với soạn giả Hoa Phượng (người An-Giang) khi nào có điều kiện sẽ về quê hương tổ chức hát cải lương miễn phí cho bà con ở quê xem. Gia đình đứa bé trên ở cùng làng, cùng quê với Hoa Phượng khiến Kiên Giang động lòng quyết đi thăm. Trong khi ông đang ngồi viết một lá thư kể về ý định vì sao mình muốn giúp gia đình này, có dính dáng đến soạn giả Hoa Phượng ra sao thì ông đột quỵ và mất.
Ông là thi sĩ, ký giả, soạn giả người Nam „rặt“, nên nếu có ai nói bài „Tiền và lá“ là của Nguyễn Bính thì chắc ông sẽ vui vẻ trả lời:
„Dậy sao?“