Nuối

Chắc các bạn sẽ thắc mắc về tựa đề của bài này?

Số là như vầy:
Cách đây không lâu, do thời tiết nóng và khô khan, gần thủ đô Athens (Nhã Điển) của Hy Lạp đã bùng lên một đám cháy rừng khá lớn với những đám khói dày đặc.
Con bạn tôi gởi một clip ngắn và nhắn tin: „Athens is burning, we just came back“

Tức cảnh sinh tình, nó sáng tác bài thơ „Athens is burning“:
https://thuytrangtran.jimdofree.com/2022/07/21/3-athens-is-burning/

Trong đó có đoạn:

Hồn vẫn nuối nhau
Bám vào tro nóng
Vũ với gió nồng
Chút cuối long đong …

Tôi la quảng la tiều:
– Sai chính tả rồi chị Hai ơi! „Hồn vẫn nối nhau“ chứ lị!
Nó điềm nhiên trả lời:
– Ý „chị Hai“ là lúc chết thì hồn bay ra khỏi xác, nhưng vì vẫn còn nuối nhau nên mới bám vào nhau đó mà.

Ái chà! Tôi chỉ biết nuối tiếc, tiếc nuối, tiếc hùi hụi ngẩn ngơ con cá vàng, chứ chưa bao giờ thấy động từ „nuối“ đứng „mình ên“ như vậy. Lại nhớ „Giáng Ngọc“ và Bàn tay năm ngón, bèn đi tra tự điển thì hóa ra có động từ „nuối“ thật: Mong đợi ai, khi chết không được nhắm mắt.

Keine Beschreibung verfügbar.

Thế mới biết tiếng Việt không đơn giản tí nào. Mỗi chữ đều có nguồn gốc, xuất xứ chứ chẳng phải đùa, lơ tơ mơ là đi trật đường rầy ngay.
Trong „Tôi tập viết tiếng Việt“ của Nguyễn Hiến Lê, chương XI, „Sự thuần khiết của ngôn ngữ“, ông có phân tích: Không ai có thể bắt một sinh ngữ giữ hoài giọng nói ngữ pháp, nhất là dụng ngữ của nó, phải để cho nó phát triển, mỗi ngày một mới mẻ thì nó mới phong phú, mới thêm sinh lực“. Nhưng ông cũng cho rằng “ … ít tài như chúng ta thì nên nhớ hai tiếng „họa hổ“ – vẽ cọp mà chẳng thành cọp – của cổ nhân“. Ông nghiêng về phe chủ trương thuần khiết của tiếng Việt vì „ … nó như một cô gái nền nếp, nhưng không cổ lỗ … Và tôi vốn ưa những cô gái nền nếp.“
Tôi vốn ưa những bài viết của Nguyễn Hiến Lê, nên sau khi tìm tòi tra cứu, tựa đề của bài này chỉ vỏn vẹn duy nhất một chữ … Nuối.

Kommentar verfassen

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit Deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Twitter-Bild

Du kommentierst mit Deinem Twitter-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit Deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s