Chọn giày

Sáng thứ Hai, trên đường đi làm, tôi lại nghe radio báo tin khủng bố nổ bom tại khu xe điện ngầm ở Sankt Petersburg của Nga (mang tên tiếng Việt là Thành Bỉ Đắc), làm 11 người thiệt mạng, hơn 50 người bị thương.
Ở châu Âu, những vụ khủng bố gây tử vong ngày càng xảy ra nhiều hơn. Trong khi trước kia mục tiêu thường là những khu có tầm chính trị quan trọng như cơ quan hành chánh hay đài truyền thanh, truyền hình, tòa báo v.v. (vụ tấn công tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở Paris 2 năm trước), thì sau này đa số nạn nhân là thường dân, thanh thiếu niên, trẻ em vô tội.
Các vụ khủng bố nổ bom và tự sát đều mang dấu ấn Hồi giáo.

Châu Âu nói chung và nước Đức nói riêng đa số theo đạo Công giáo. Nhưng họ đã mở rộng vòng tay chấp nhận cho người không cùng tôn giáo như người Việt (đa số theo đạo Phật), người Syria đến tị nạn tại xứ sở của họ, một đất nước an lạc, tự do, dân chủ, bình đẳng.
Người Việt trước kia tị nạn chính trị, sau này tị nạn kinh tế, hai lý do chẳng liên quan gì đến nước Đức và dân Đức cả, nhưng họ vẫn cưu mang.
Người Syria tị nạn chiến tranh Hồi giáo, cũng chẳng liên quan gì đến nước Đức và dân Đức cả, nhưng họ vẫn cưu mang.
Vậy tại sao lại xảy ra vụ khủng bố tấn công bằng xe vận tải vào chợ Giáng Sinh ở Berlin ngày 19.12.2016 khiến 12 người mạng vong ?
Và những vụ khủng bố ở các nước khác như Anh, Bỉ, Nga, Pháp, Mỹ ?
Và tại sao đa số các vụ khủng bố thường dưới hình thức ôm bom tự sát (Selbstmordanschlag, suicide bombing) ?


Khi con người đi vào tuyệt lộ, nhất là khi phải chịu đựng đau khổ về tinh thần hay thể xác, người ta dễ dàng quyết định chọn cái chết để tự giải thoát.
Năm 2009, trong quyển sách „Tội phạm tín đồ Hồi giáo“ (Unter kriminellen Muslimen) nhà tâm lý học Nicolai Sennels phân tích sự bộc lộ cảm xúc, tức giận phát sinh từ nền văn hóa Hồi giáo. Nghiên cứu của ông được dựa trên các cuộc thảo luận, điều trị với khoảng 150 thanh niên Hồi giáo trong nhà tù dành cho thanh thiếu niên (Jugendgefängnis) ở Kopenhagen, Đan-Mạch. Tại đây, khoảng 70% tù nhân xuất thân từ gia đình theo đạo Hồi.
Theo Sennels, loạn luân (Inzucht) giữa người Hồi giáo rất phổ biến. Khoảng 70% người Pakistan, 45% người Ả-Rập và 25-30% người Thổ-Nhĩ-Kỳ có cha mẹ là bà con với nhau, thường là kết hôn với anh chị em họ. Việc này ảnh hưởng lớn đến trí thông minh, sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội Hồi giáo rất lớn. Trẻ em sinh ra có trí thông minh thấp, bệnh hoạn, mang dị tật hay các bệnh tâm thần. Những người này dễ dàng trở thành kẻ đánh bom tự sát. Tử đạo là một cách xứng đáng để kết thúc cuộc sống đau đớn về thể chất hay địa vị xã hội thấp, bị khinh rẻ vì tật nguyền.
Điều này giải thích phần nào hai phần ba trẻ em nhập cư ở Đức có học lực kém ở trường, đưa đến việc không tìm được việc làm tốt hay thất nghiệp dài hạn và phải sống dựa vào trợ cấp. Thêm vào đó, nhiều gia đình Hồi giáo không cho phép con cái của họ hội nhập văn hóa Tây phương với tự do ngôn luận, dân chủ, bình đẳng nam nữ, là những điều đi ngược lại văn hóa Hồi giáo.


Cho phép loạn luân trong nền văn hóa Hồi giáo trong suốt 1.400 năm qua đã để lại thiệt hại thảm khốc đến các tố chất di truyền của họ. Ví dụ nổi tiếng nhất là Ai-Cập, triều đại huy hoàng Pharao hoàn toàn sụp đổ sau vài trăm năm. Để giữ tài sản và quyền lực, các Pharao thường kết hôn với chị em ruột hay chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Sau vài thế hệ, hậu duệ của họ không còn chiếm ưu thế về trí tuệ lẫn thể chất để tiếp tục giữ vững quyền lực cai trị. Một ví dụ lịch sử khác là vua chúa châu Âu cũng thường kết hôn trong nội tộc vì truyền thống không cho phép họ kết hôn với người không thuộc giai cấp hoàng gia. Tỷ lệ cao của giới quý tộc bị bệnh tâm thần và dị tật trong lịch sử châu Âu cho thấy những hậu quả không lành mạnh của truyền thống này.
Theo thống kê, 80% các cuộc hôn nhân tại Nubien (khu vực phía Nam Ai-Cập) có liên quan huyết thống, 67% ở Ả-Rập Saudi, 63% ở Sudan, 64% ở Jordan, 63% tại Kuwait, 60% ở Iraq, 54% ở Qatar, 54% trong khối Vương quốc Ả-Rập Thống nhất (Vereinigte Arabische Emirate), 48% ở Libya, 47% ở Mauritania, 46% ở Bahrain, 45% ở Yemen, 42% ở Lebanon, 40% ở Syria, 39% ở Tunisia, 34% ở Algeria, 33% ở Ai Cập.
Loạn luân có ảnh hưởng tiêu cực đến chủ nghĩa khủng bố nhưng được giáo chủ Mohammed cho phép. Năm 626, Mohammed, 56 tuổi, lấy Hafsah, 20 tuổi, con của Umar, làm vợ bé. Aischa, vợ chính thức (vợ thứ 3) của Mohammed, con gái của Abu Bakr, mới lên 10. Cả hai cha vợ là Umar và Abu Bakr đều xin cưới con gái út của Mohammed là Fatima nhưng Mohammed không chịu vì ông quá yêu thương Ali là em họ (con của chú ruột) nên ông đã gả Fatima cho Ali. Sau này Ali và Fatima trở nên „thánh tổ“ của giáo phái Schia. Cũng khoảng năm 626, Mohammed hợp thức hóa loạn luân trong thánk kinh Koran, ép con trai nuôi của mình là Zaid phải ly dị vợ để ông lấy Zainab, cô em họ của mình làm vợ.
Một lý do khác là với hôn nhân trong bộ tộc thì do „không gả con xa“ cha mẹ dễ quản thúc con gái tuân thủ giáo lý Sharia, nữ giới phải chịu nhiều thiệt thòi trong hôn nhân. Iran theo giáo phái Schia, nổi tiếng bảo thủ và cực đoan. Luật hôn nhân của Iran công nhận chế độ đa thê. Đàn ông muốn ly dị vợ lúc nào cũng được. Thủ tục ly dị vô cùng đơn giản, người chồng chỉ cần nói với vợ ba lần: „Tôi ly dị cô !“. Sau khi được tòa cho ly dị, người chồng có quyền giữ con trai trên 6 tuổi và con gái trên 12 tuổi. Người vợ chỉ được nhận tiền của chồng trợ cấp trong 3 tháng mà thôi. Tệ hơn nữa, sau khi ly dị rồi đàn ông Hồi giáo có quyền cưới con gái mình.
Theo y học, kết hôn với người cùng huyết thống có xác xuất bị dị tật rất cao, anh chị em ruột từ 40-50% do thừa hưởng 50% di tố của cha và 50% của mẹ. Nếu chẳng may gặp nhầm di tố bị đột biến, đứa trẻ sanh ra sẽ mang dị tật như trí tuệ kém phát triển, đui mù hay bị những khiếm khuyết, bệnh tật khác. Cộng thêm sự nghèo đói, thất bại trong xã hội đưa đến việc từ thập niên 1980, các vụ khủng bố dưới hình thức ôm bom tự sát gia tăng. Các phần tử khủng bố tự sát thường được tuyển mộ trong số thanh niên trẻ tuổi và nghèo, sống vất vưởng tại các trại tị nạn. Họ được hứa hẹn  lên thiên đàng hưởng lạc thú với 72 cô gái đẹp đến muôn đời hay thân nhân được trợ cấp một số tiền lớn.

Nhận thức của Sennels cũng như những tài liệu tham khảo về loạn luân cho thấy đạo Hồi và nền văn minh phương Tây với ý thức tự do, bình đẳng nam nữ không thể hòa nhập, trừ khi người theo Hồi giáo ý thức được phụ nữ cũng là người chứ không phải nô lệ. Algeria là thuộc địa của Pháp từ năm 1830. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đem lại hứng khởi cho nhân dân Algeria trong quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập. Niềm hứng khởi đó đã thúc đẩy trên 10.000 phụ nữ Algeria gia nhập hàng ngũ kháng chiến quân võ trang. Họ lợi dụng những chiếc áo choàng đen phủ kín từ đầu đến chân để dấu vũ khí, thuốc men, lương thực tiếp tế cho quân kháng chiến. Nhưng sau khi cuộc kháng chiến thành công năm 1962 thì chính quyền Algeria bị rơi vào tay của giới lãnh đạo Hồi Giáo cực đoan. Chính quyền này muốn đưa Algeria trở về thời Trung Cổ bằng cách tước đoạt mọi quyền tự do của phụ nữ. Phụ nữ Algeria ngao ngán thở dài hối tiếc thời Pháp thuộc vì dưới ách thống trị của thực dân, họ đã được hưởng rất nhiều quyền tự do và nhân phẩm của họ đã được kẻ địch tôn trọng còn hơn những kẻ lãnh đạo đồng hương của họ.
Vào năm 1980, một đảng Hồi Giáo cực đoan khác lên nắm chính quyền ở Algeria. Năm 1984, chính quyền này ban hành luật công nhận chế độ đa thê. Nhiều phụ nữ biểu tình chống lại luật này. Chính quyền quá khích ra lệnh cho cảnh sát nổ súng khiến cho 48 phụ nữ bi thiệt mạng.
Sự đàn áp dã man của chính quyền Hồi Giáo cuồng tín đã làm bùng lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ hơn. Chính quyền liền ban hành luật thị uy với những hình phạt thật nghiêm khắc đối với những người xách động biểu tình: đàn ông bị chặt đầu, đàn bà bị thiêu sống. Bộ luật chống biểu tình này được áp dụng liền trong 10 năm, từ 1984 đến 1993, đã giết chết khoảng 7000 người!. Mặc dầu vậy, phụ nữ Algeria vẫn không nản chí, họ tiếp tục tranh đấu cho tự do một cách thật kiên cường khiến cho thế giới phải khâm phục. Ngày lịch sử 22-3-1993, một nửa triệu phụ nữ Algeria vứt bỏ áo choàng và khăn che mặt từ khắp nơi đổ về thủ đô với khẩu hiệu: „Chúng tôi không nhượng bộ“ (We will not yield!). Trước khí thế quá mạnh mẽ và can trường của nửa triệu phụ nữ, chính quyền Hồi Giáo cực đoan đã phải chùn tay không dám bắn và cuối cùng họ đã phải nhượng bộ bằng cách hủy bỏ các luật lệ bất công đối với phụ nữ (trích từ „Thế Giới Hồi Giáo Xưa và Nay“ của Charlie Nguyễn).
Tự do tín ngưỡng là một trong những quyền cơ bản của con người. Nhưng tự do cũng có nghĩa phải tôn trọng tự do của người khác. Chưa nói đến việc „nhập gia tùy tục“. Là khách ta không thể tùy tiện thay đổi cách trưng bày của chủ nhà theo ý riêng hay, tệ hại hơn nữa, đập phá đồ đạc khi thấy nó chướng mắt mình.

„Religion is like a pair of shoes. Find one that fits for you, but don’t make me wear your shoes.”
― George Carlin ―

Tôn giáo giống như một đôi giày. Hãy tìm cho bạn đôi nào vừa ý, nhưng đừng ép tôi phải mang giày của bạn.

Werbung

Ein Kommentar zu „Chọn giày

Kommentar verfassen

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s