Language is the dress of thought

Trong bài Blog với đề tài là quyển sách „Tìm hiểu tiếng Việt, chữ Việt của chúng ta“ của cậu Tiền Vĩnh Lạc (tôi gọi ông là cậu vì ông là cậu của thằng bạn của tôi, thấy sang bắt quàng làm họ mà) có đoạn:
Trong ca khúc „Tình Đất Đỏ Miền Đông“ của Trần Long Ẩn có câu: „Tổ quốc ơi! Ta yêu người mãi mãi …“ Tổ quốc đâu phải là „người“?
Tôi bút đàm (tức là i-meo ì xèo) với nó kể rằng đọc đến đoạn này của sách thì tôi phì cười, thế là nhận được một i-meo trả lời mà tôi mạn phép đăng lên đây để „thanh minh thanh nga“ (người miền Nam hay dùng từ này ý nói phân trần, giải thích) rằng tôi chỉ bật cười vì cái ý khôi hài của cậu Tiền Vĩnh Lạc trong đoạn văn đó mà thôi!

„My homeland YOU are in my heart always“, câu này có từ thời vệ binh quốc gia Hoa Kỳ phôi thai 1636, tiếng Việt có nghĩa là „Tổ quốc ơi tôi yêu NGƯỜI mãi mãi“, sau này năm 1824 slogan đổi lại  „Always ready always there“, sẵn sàng ở mọi nơi bất cứ tình huống, nghe mạnh mẽ hơn và có tính quyết định hơn.
„Quốc gia QUÂN, mỗ thệ trung thành“, có từ thời Xuân Thu, QUÂN là YOU, đại danh từ ngôi thứ hai, tổ quốc ơi tôi thề trung thành với „NGÀI“.
YOU, QUÂN, NGƯỜI, NGÀI … là mình nhân cách hóa nghe cho nó văn chương một chút. Từ ngàn xưa, trong văn chương người ta đã nhân cách hóa ánh trăng, con sông, hoa mẫu đơn là bằng hữu, tri kỷ, mỹ nhân … là một loại bất quy tắc trong văn phạm.
Người miền Bắc bắt chước cách hành văn của người Tàu dưới đời nhà Thanh cho nên cách sắp xếp từ đôi khi trật búa một chút. Triều đình Thanh, nguyên thủy là dân Mãn Châu mọi rợ, nghèo khổ ở khu vực Hắc Long Giang Đông bắc nước Tàu. Dân Mãn châu không có thơ phú gì cả, ngôn ngữ cả nước Manchurian lúc đó chỉ có khoảng 5000-6000 chữ, so với ngôn ngữ toàn nước Tàu thời đó là Quảng Đông (Cantonese) và Cổ Việt (Middle time Yueh) là 70.000-75.000 chữ. Người Tàu gọi ngôn ngữ Mãn châu Manchurian là tiếng Quan Thoại (官話 (guānhuà),  „Quan“ nghĩa là bên kia biên giới (quan ải), Thoại nghĩa là tiếng nói (đối thoại, điện thoại), Quan Thoại có nghĩa là tiếng nói bên kia biên giới của Đại Tống, Đại Minh. Khi người Mãn châu đánh chiếm nước Trung Hoa lập ra nhà Thanh – tức là thằng dốt nghèo đè đầu đè cổ thằng khôn giàu giống như Việt Nam bây giờ – bắt dân Tàu phải nói tiếng Mãn Châu, ú ớ trọ trẹ mà người Tàu thời nay vẫn chế diễu là clumsy chinese (tiếng Tàu ngọng). Nhưng tiếng Mãn châu cuối cùng không đủ chữ để diễn tả, cho nên lấy tiếng Quảng Đông phiên dịch ra tiếng Mãn Châu mới, biến âm trọ trẹ một chút cho nó giống tiếng ngọng của thằng ngu và đổi thành tiếng Mandarin như ngày nay. Tuy nhiên các tỉnh miền Nam (vùng Giang Nam- phía Nam sông Dương Tử) trù phú giàu có như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Chiết Giang (đọc lại bài Giang Hồ) vẫn còn dùng tiếng Quảng Đông. Sở dĩ âm tiếng Việt (Yueh) và tiếng Quảng Đông (Cantonese) giống nhau tới 80-90% trong nhiều chữ vì từ một gốc tiếng Trung, hay Middle, mà ra. Middle Chinese language có từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên. tức là thời Xuân Thu (Spring and Autumn Period), thời của ba nước Sở-Ngô-Việt, cũng chính là thời của các tộc cổ Việt sống ở vùng Giang Nam-Ngũ Lĩnh. Người Việt mình, nhất là các học giả về sử học, không bao giờ chịu vô các viện bảo tàng thế giới để truy ra xem nguồn gốc dân tộc Việt, tổ tiên của dân Việt ở đâu ra, cứ khư khư ôm lấy cái huyền sử con rồng cháu tiên cho đó là chính sử, bô bô phủ nhận Sở-Ngô-Việt hổng phải tổ tiên người Việt. Một số học giả quá khích kêu gọi bỏ tiếng Hán-Việt, chỉ xài tiếng „Việt“, mà nếu chỉ xài tiếng „Việt“, có dưới 1000 từ, làm sao trao đổi ý tưởng?
Khi nhà nước Trung Hoa Dân Quốc trưng cầu dân ý nên thống nhất ngôn ngữ cả nước là tiếng Quảng hay tiếng Phổ Thông (tên gọi mới của tiếng Quan Thoại), tiếng Phổ Thông chỉ hơn 1 lá phiếu cho nên được chọn là tiếng thống nhất của quốc gia Trung Hoa Dân Quốc. Dân Tàu chọn dễ bỏ khó, vì đã lỡ nói tiếng Mandarin suốt 3 thế kỷ, học lại tiếng Quảng rất là trần ai lao khổ cho nên chọn tiếng Mandarin. Trước đó, vào lúc nhà Thanh thống nhất đất nước, người Tàu nói tiếng Quảng vì không chấp nhận thằng ngu đi thống trị mình, nhiều người bỏ nước ra đi ồ ạt sang Lào, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam thành một làn sóng „bô đào dân“ (bô zhào mín) hay còn gọi là người Minh Hương (người Tàu quê quán là nhà Minh), vì thế dân Tàu ở Việt Nam và các nước lân cận vẫn nói tiếng Quảng.
Khi người Tàu tràn sang Việt Nam, nhận thấy vua Lê chúa Trịnh (đàng Ngoài) thần phục nhà Thanh, họ lại bỏ miền Bắc đi vào miền Trung (Đàng Trong) làm thần dân của chúa Nguyễn, lúc đó là chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Người Tàu sống ở miền Bắc từ thời Lý -Trần, có thể gọi là người Việt gốc Hoa, cũng chả ưa chúa Trịnh vua Lê quỵ lụy nhà Thanh, lần lượt di cư vô Đàng Trong. Họ tuy rằng là người Hoa nhưng có tinh thần yêu nước hơn một số người Việt bây giờ. Chúa Sãi gã công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn (em gái của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan) cho vua Chân Lạp để đổi lấy nguyên một vùng đất rộng lớn vẫn còn hoang dã phía Nam Thuận Hóa, hình như kéo dài đến Gò Công, sau đó chừng 1/2 thế kỷ khu vực khai khẩn kéo dài tới Hà Tiên. Chúa Sãi hỏi ai muốn vô Nam khai khẩn chúa sẽ giúp, dân Tàu nói tiếng Quảng và Tiều (Phúc Kiến -Triều Châu) ồ ạt xung phong đi khai khẩn đất hoang, mấy trăm năm sau các tỉnh miền Nam như Rạch giá, Cần Thơ, Bạc Liêu, Hà Tiên toàn người Việt gốc Hoa.
Miền Bắc chịu ảnh hưởng ngôn ngữ của tiếng clumsy chinese, cái hay không học lại đi học theo cái dở cho nên cách hành văn đặt câu bắt đầu trật đường rầy.
Miền Nam do vẫn duy trì song song tiếng Việt và tiếng Quảng, cho nên ngữ vựng, nhất là cách xưng hô trong gia tộc, vẫn phổ cập và chính xác hơn miền Bắc. Miền Nam có Bác, Chú, Cô, Cậu, Dì, Dượng, Mợ, Thím để phân biệt vai vế bên nội, ngoại và dâu rể, miền Bắc chỉ có Bác, Cô, Chú, xài chung cho nội ngoại và dâu rể.
Các giáo sĩ Latin người Ý và Bồ đào Nha sang Đàng Trong để đi truyền giáo vào khoảng năm 1600-1625, trong đó có giáo sĩ Francesco de Pina (portuguese) bỏ công phiên âm tiếng An Nam từ chữ Nôm sang mẫu tự Latin, chữ quốc ngữ ra đời từ đó. Đến thời giáo sĩ Alexandre de Rhodes, ông dùng lại gia sản chữ quốc ngữ phôi thai của giáo sĩ Francesco de Pina, bổ sung thêm, hệ thống hóa và hoàn thành bộ chữ Việt Ngữ alphabetic. Từ 75.000 bộ chữ Nôm đồ sộ xuống còn 20.000 và bây giờ dưới 10.000 chữ alphabetic mà vẫn diễn tả được tất cả mọi thứ nhờ hệ thống văn phạm chữ đơn. Từ đầu thế kỷ 20, khi văn phạm tiếng Việt ở trong Nam không ngừng tu chỉnh để hoàn thiện thì miền Bắc vẫn còn dùng từ ngữ theo lối ăn nói của tiếng clumsy chinese, tức là tiếng Mandarin, nguyên thủy là tiếng của thằng ngu. Học giả và giới trí thức miền Bắc cũng học theo cách ăn nói của người miền Nam, tuy nhiên dân bần cố nông nghèo khổ thì cả đời vẫn chỉ dùng đi dùng lại vài trăm từ. Lấy thí dụ học giả Phạm Quỳnh Phan Khôi viết nhiều bài giá trị, nhưng vẫn còn bị sai chính tả và trật văn phạm đây đó trong cách hành văn vì quen dùng lối cũ, mà lối cũ thì bị ảnh hưởng tiếng Mandarin, cũng khó trách được các cụ.Tiếng Đức là một ngôn ngữ thuộc loại không phải dễ học, vậy mà trong lịch sử phát triển tiếng Đức chỉ cải cách ngữ vựng có 2 lần, lần đầu vào năm 1901 và lần thứ hai 1996, những cải cách khác được xem như bổ túc thêm thôi. Trong cả hai lần cải cách này mục tiêu chính là „thống nhất ngữ vựng“ (tiếng Đức còn là ngôn ngữ chính thức tại Áo, Thụy Sĩ, Nam Tyrol (Ý), Bỉ và Liechtenstein có cộng đồng nói tiếng Đức, ở Luxembourg nó cũng là ngôn ngữ chính, nhưng không phải là ngôn ngữ của số đông người dân nước này) và „đơn giản hóa chính tả“.
Tiếng Đức „deutsch“ có nguồn gốc từ tiếng Germanic và có nghĩa là „thuộc về dân“. Không có đạo luật Đức nào bắt người dân phải nhất nhất tuân theo, tức là trên lý thuyết, công dân Đức có quyền dùng tiếng Đức theo ý của họ. Tuy vậy, họ có thể lệ là những người thuộc chánh quyền, quân đội, công sở, các cơ quan giáo dục (kể cả học sinh, sinh viên) thì phải … viết đúng ngữ vựng, văn phạm (tôi còn nhớ hồi trung học, luận văn mà bị gạch đỏ chừng 5,7 chỗ do viết sai văn phạm, chính tả, là sẽ bị trừ một điểm – hệ thống cho điểm là từ 1, tương đương với xuất sắc, đến 6, giống như „thầy cho ăn hột vịt lộn rồi em ơi!“).

Samuel Johnson, người biên soạn Từ điển tiếng Anh xuất bản năm 1755, từng nói: Language is the dress of thought (Ngôn ngữ là y phục của tư tưởng). Quần áo là thứ ta dùng để bảo vệ, hỗ trợ, che giấu và sáng tạo. Nó có thể nói lên sự thật của người đang mặc, có thể bắt mắt, đại diện, đôi khi khiêu khích. Quần áo thể hiện một bản chất rất cụ thể, theo sở thích và nhu cầu. Nhưng điều quan trọng nhất là: nó phải vừa vặn đối với bạn!

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi (chú thích: lại „NGƯỜI“ nữa rồi!)
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
Tình ca Tiếng Nước Tôi (Phạm Duy)

Werbung

Giang hồ

Lời mở đầu
Tôi có thằng bạn ngày đi cày, tối về chong đèn ngồi ghi lại những gì nó biết, nó nhớ, ôm hoài bão gìn giữ một ngôn ngữ mà nó từng học đánh vần „a bờ a ba, a sắc á mờ á má“.
Tôi rất thích đọc những gì nó viết để để cùng nhau mơ về ngày lập quốc của người Do Thái dù chẳng biết mình có „phiêu bạc giang hồ“ đến cuối đời hay không?

‘Giang hồ’ là gì?
Trong chúng ta ai cũng ít nhất một lần đọc qua truyện chưởng hay xem phim võ hiệp Hồng Kông và Đài Loan. Trong truyện hay trên màn ảnh hai từ ‘giang hồ’ cứ lập đi lập lại không biết bao nhiêu lần. Đại khái chúng ta biết ‘giang hồ’ là nơi các võ phái bạch đạo và các bang hội hắc đạo thường gặp nhau, choảng nhau bể đầu sứt trán vì tranh giành một bí kíp võ công hay một món vũ khí lợi hại.
Ở ngoài đời, chúng ta thường nghe thiên hạ gọi những tên du đảng đâm thuê chém mướn, đầu trộm đuôi cướp là ‚dân giang hồ‘. Vậy thì từ đâu phát xuất ra hai từ ‚giang hồ‘?
Giang hồ theo tiếng Hán Việt có nghĩa như sau:
江 giang (bộ thuỷ): Sông lớn, sông cái.
湖 hồ (bộ thuỷ): cái hồ, vũng nước rộng lớn mà người ta có thể đi thuyền trên đó.
江湖 Giang hồ có nghĩa đen là sông hồ.
Theo Từ điển phổ thông:
1. giang hồ, sông và hồ
2. giới giang hồ, những người nay đây mai đó
Theo Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Giang hồ: sông to và ao lớn, chỉ cảnh thiên nhiên, chỉ cuộc sống ẩn dật nhàn hạ, ngao du đó đây. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: … Dục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ
http://dir.vietnam.online.fr/home/vnHanVietdic.htm
Tình thật mà nói ‘giang hồ’ theo ngôn ngữ của Trung hoa, là bất cứ nơi nào dưới gầm trời này (Thiên hạ giang hồ, thiên = trời, hạ = dưới, thiên hạ = dưới gầm trời)
Nhưng nếu chỉ cắt nghĩa đơn giản như phía trên, thì chúng ta không nắm được cái ý nghĩa của nó về mặt lịch sử, địa dư, nhân văn và văn hóa của hai chữ ‘giang hồ’.

Xuất xứ của hai chữ ‘giang hồ’
Trung Hoa là một lục địa rộng lớn, có núi cao chớn chở xuyên tầng mây, có trùng điệp rừng xanh hoang dã, có mênh mông bát ngát thảo nguyên. Xuyên qua cảnh đẹp thiên nhiên là những con sông dài, những ao hồ lớn nhỏ kết nối hai con sông lớn nhất châu Á là Dương Tử và Hoàng Hà.
Từ ngàn xưa, người dân sống ở đại lục địa này đã xem trọng nước là nguồn sống, cho nên trong tư duy của họ sông và hồ là khái niệm đầu tiên cũng là tất yếu cho sự tăng trưởng và sinh tồn. Người Trung
Hoa cổ đại sống ở rải rác khắp nơi, nhưng thực chất vẫn là sống gần nguồn nước. Cho dù định cư ở trong sơn thôn thâm cốc, họ vẫn phải bám vào các nguồn suối và những ao hồ có suối nước ngầm. Họ phải đào giếng để lấy nước từ mạch nước ngầm mà sinh sống. ‘Giang hồ’ từ thời cổ đại ám chỉ nơi có nguồn nước, nơi có thể an cư lạc nghiệp (‘an cư lạc nghiệp tồn tại giang hồ’-muốn sinh sống an nhàn thì phải ở gần nguồn nước).

‘Giang hồ’ trong tư duy của người Trung Hoa
Trong hội họa: Đối với người Trung Hoa cổ đại cảm quan về cảnh đẹp phải có nước, cho nên tranh thủy mặc (thủy = nước, mặc = mực, dùng nước và mực đen mài ra, pha với nhau để vẽ tranh) đại đa số tranh sơn thủy (tranh cảnh núi và nước) là tranh vẽ cảnh núi non sông hồ. Nếu vẽ cảnh núi non, rừng tùng bách, bình nguyên hay sơn cốc mà không có chút xíu sông hồ thì cũng phải có ít nhất một dòng suối chảy uốn lượn đâu đó trong tranh, thiếu nước bức tranh sơn thủy sẽ không gọi là hoàn mỹ. Suối là một hình ảnh của ‘Trường Lưu Thủy’, mà ‘Trường Lưu Thủy’ lấy ‘giang hồ’, tức sông và hồ làm gốc.
Trong văn chương: Khi người Trung Hoa sáng tạo ra văn chương thi phú, sông và hồ được các thi sĩ tài nhân dùng để miêu tả một cảnh quan tú lệ, vừa nên thơ vừa tao nhã. Họ dùng hai chữ ‘giang hồ’ để làm đại biểu cho cảnh đẹp thiên nhiên trong các tác phẩm văn chương, cho dù thật sự phong cảnh mà họ muốn viết đến là núi non, sơn cốc, thảo nguyên hay một thôn xóm ven rừng.
Trong phong thủy học: Người Trung Hoa cổ đại xem trọng sự hài hòa, phối hợp của vạn vật trong vũ trụ, sự chuyển động không ngừng của các năng lượng mà hai năng lượng quan trọng nhất là sự chuyển động của không khí, gọi là gió và sự chuyển động của nước. Hai loại năng lượng này là tối cần thiết cho vạn vật sinh tồn. Và người Trung Hoa dựa vào gió và nước mà sáng tạo ra một môn khoa học cổ đại, gọi là ‘Phong Thủy Học’. Phong Thủy Học nghiên cứu sự dịch chuyển của các dòng năng lượng từ tốt biến thành xấu và ngược lại, mục đích để tránh sự ảnh hưởng không tốt của các dòng khí xấu và lợi dụng tích cực các dòng khí tốt làm lợi cho bản thân và xã hội. Họ dùng ‘Phong Thủy’ làm nền tảng cho việc xây dựng làng mạc, thành phố, không gian ở, cách trang trí, cách ăn mặc thậm chí cả trong binh pháp. Mà xây dựng làng mạc, thành phố, chỗ ở lâu dài phải dựa vào nơi có nước, tức là sông và hồ. Từ đó ‘giang hồ’ trong Phong Thủy Học được xem như khái niệm tất yếu để phát huy các năng lượng tích cực.

Hình thành giang hồ xã hội
Nước là nguồn sống của nhân loại. Khi con người bắt đầu hình thành xã hội quần cư, họ chọn nơi sinh sống gần vùng có nước như ven biển hay dọc theo sông hồ, tiện việc đi lại, chuyên chở, trồng trọt, làm ăn, buôn bán. Sông hồ nối kết những khu dân cư với nhau. Người ta kéo đến sinh sống dựa vào nhau để sinh tồn. Mỗi người làm một nghề mà trong phường thị hoặc thành thị thế nào cũng phải cần đến họ. Trà đình, tửu điếm, tiệm bán đồ gia dụng, tiệm tạp hoá, dược phòng, trường học, công quán, đền thờ, miếu mạo, chùa chiền…kế tiếp nhau mọc lên nhằm phục vụ nhu cầu của quần chúng.
Ở Trung Hoa đại lục đất đai rộng lớn với số lượng sông ngòi và hồ chi chít kết nối với nhau, các bến cảng mọc lên cùng với các thành thị, người ta kiếm sống làm đủ loại nghề liên quan đến sông nước: chài lưới, lái thuyền, khuân vác, kéo xe, đóng tàu bè, may buồm, đan lưới, bện dây thừng, đúc dây xích, chế tạo vũ khí phòng thân, săn bắt thuỷ sản và các đồ gia dụng cho những ngư phủ sinh sống trên thuyền quanh năm. Khi hình thức phường thị từ xã hội sơ khai chuyển mình lớn dần thành xã hội thành thị hay đô thị, làng chài bên sông, gọi là ‚giang phường‘, bến đò (mã đầu, thuyền phụ) với dăm ba chiếc thuyền chở khách nho nhỏ phát triển thành bến tàu, hay ‚giang khẩu‘, nơi có nhiều tàu bè cỡ lớn chuyên chở hàng hoá từ nơi này hay những nơi khác cập bến trao đổi phẩm vật. Bến tàu phát triển đòi hỏi một lượng lớn nhân công lao động. Dân nghèo bỏ xứ sở đi kiếm ăn ở xứ khác (tha phương cầu thực) thường mò về các thành thị lớn lập nghiệp. Nếu họ biết nghề gì thì làm nghề đó, biết nghề thuốc thì mở ‚dược phòng‘, biết nghề gốm thì mở ’niêm thổ phường‘ (lò nung, nung gạch ngói, bình, chén, đôn ngồi …), biết nghề sắt thì mở ‚thiết phường‘, biết võ nghệ thì mở ‚võ đường‘, biết nấu ăn thì mở ‚xan thính‘ (xan=thức ăn, thính= tiệm, xan thính là tiệm ăn), biết pha chế rượu bán thì mở ‚tửu điếm‘, biết dệt vải thì mở ‚chức viện‘ (chức = đan dệt, viện = cơ sở, chức viện = cơ sở đan dệt), biết đóng và sửa chữa tàu bè thì mở ‚chu xưởng‘ (chu = tàu thuyền, xưởng = nhà máy, chu xưởng là xưởng đóng tàu, còn có tên gọi là ‚tạo thuyền xưởng‘) …
Song song với thị dân mở cửa tiệm buôn bán có một số lớn dân nghèo cháy túi đến thành thị kiếm sống. Nhóm dân quá nghèo này không có nghề chuyên môn thì đi làm tạp dịch ở các chợ thị trấn và trên tàu (cũng có thể là họ muốn ‘tìm đường cứu nước’ không chừng!), trở thành ngư phủ đánh cá, phu khuân vác trên bến tàu, phu xe, phu kiệu … họ không có nhà cửa, ngủ bờ ngủ bụi, lang thang khắp nơi để kiếm ăn qua ngày.
Thành phần lao động này chiếm một số lượng không nhỏ trong thành thị, và được dân chúng gọi chung là ‘dân giang hồ’, ‘giới giang hồ’. Vào thời cổ đại thì dân lao động hay dân ‘giang hồ’ có tâm tính hiền lành, chất phác, khác hẳn với dân ‘giang hồ’ ngày nay. Càng về các nguyên đại sau, con người trở nên thô lỗ, tâm tính dữ dằn hiểm độc, làm đủ thứ tội ác, ý nghĩa của ‘giang hồ’ chuyển từ thiện lương hiền hòa sang tàn nhẫn độc ác.

Sự hình thành võ phái và bang hội
Bến tàu càng ngày càng đông dân lao động sinh ra những mâu thuẫn hỗn tạp giữa các đám dân này, họ thường xuyên giải quyết mâu thuẫn bằng võ lực, tức là đập lộn. Họ tụ lại thành băng nhóm bầu một vị có bản lãnh đâm chém giỏi nhất làm thủ lĩnh. Những băng nhóm lâu ngày lớn dần lên biến thành bang hội, thường thanh toán lẫn nhau do tranh đoạt quyền lợi hay địa bàn làm ăn. Các bang hội này đi thâu thuế đen các cửa hàng thương mãi, tức là tiền bảo kê.
Trong phim ‚Bố già II‘ (Godfather Part 2), Vito Corleone ám sát Don Fanucci vì không muốn nộp tiền mồ hôi nước mắt cho tay anh chị này. Sau đó Vito Corleone trở thành đại ca của khu phố rồi thành ‚Bố Già‘ của New York, lại cũng lấy tiền bảo kê như Don Fanucci ngày xưa (Ngọc Thứ Lang dịch “Godfather’ thành ‘Bố Già’, tưởng không còn cách dịch nào hay hơn). Tình hình trong các bang hội ở Trung Hoa cũng vậy, đấu đá thanh toán ngay trong nội bộ, đàn em giỏi hơn đàn anh, giết đàn anh để nắm chức thủ lĩnh. Các bang hội kết nạp nhiều thành viên hơn, rồi hà hiếp dân lành nhiều hơn.
Để đối chọi lại với các bang hội ở bến tàu, ngư phủ và dân lành cũng đoàn kết thành từng nhóm lớn nhỏ, lập bang và liên minh để tự vệ trước đe doạ của các bang hội bến tàu. Muốn có đủ thực lực để tự vệ, cha mẹ hoặc là mời võ sư về dạy cho con cái, hoặc là cho chúng đi tầm sư học đạo, mong rằng sau khi tốt nghiệp trở về gia đình bảo vệ con em trong gia tộc. Thế là ngành dạy võ phát huy với các võ sư được chân truyền các công phu thượng thừa trong tộc, hay là các võ quan cáo lão về hưu thâu nhập đồ đệ. Một số võ sinh là đệ tử tục gia của chùa Thiếu Lâm, sau khi tốt nghiệp về quê hay đi xứ khác lập nghiệp, mở võ đường, làm bảo vệ, tiêu sư hay đầu quân vào chốn quan trường.

Hình thành thuật ngữ ‘Võ Lâm Giang Hồ’
Người ta nói võ thuật Trung hoa phát xuất từ chùa Thiếu Lâm, có đúng và có sai. Võ thuật Trung Hoa phát xuất từ sự tranh đấu giữa các bộ tộc thời vua Thuần Nghiêu (dân của các vùng đất Tào, Khâu, Mân, Việt …) mỗi bộ tộc tự sáng chế ra võ thuật và vũ khí tùy theo sở trường và sở đoản của tộc dân.
Đại lục Trung Hoa qua nhiều biến đổi lịch sử, từ thời Xuân Thu (Spring and Autumn Period) trên một chục nước đánh nhau, sang thời Đông Chu Liệt Quốc (Warring States) gần trăm nước nhỏ tranh cường thôn tính lẫn nhau, sang thời Tần, Hán, Tam Quốc … võ thuật không ngừng phát triển cho mục đích chiến tranh và tự bảo vệ. Vào lúc nhà Tùy và quân lực của Lý Uyên đánh nhau, các tăng nhân của chùa Thiếu Lâm từng ra tay giúp Lý Thế Dân đoạt thiên hạ (xin xem bộ phim Đại Vận Hà, tiếng Việt đặt tên khác là Hoàng Hà Đại Phong Vân, trình chiếu trên TV Hong Kong 1986). Võ thuật trong thiên hạ nhiều vô số kể cho đến khi chùa Thiếu Lâm gạn lọc lại và phân chia ra thành 18 ban võ nghệ và 72 tuyệt kỹ công phu. Các vị võ tướng sau khi cáo lão từ quan, vào chùa Thiếu Lâm đi tu, hoặc ghé chùa vãn cảnh và đàm đạo võ thuật với các cao tăng, đồng thời truyển thụ công phu của gia tộc cho chùa, trước là dạy tăng nhân tự rèn luyện thân thể cường tráng, sau là tự bảo vệ hay giúp kẻ yếu thế. Sau đó chùa Thiếu Lâm thâu nhận võ sinh thế tục, tạo ra một dòng Thiếu Lâm tục gia đệ tử. Các võ sinh sau khi mãn khóa trở về quê nhà sử dụng tài năng công phu của mình mà giúp gia đình, kiếm sống, đầu quân, mở võ đường hay hành hiệp giang hồ cứu khốn phò nguy như được mô tả trong các truyện kiếm hiệp. Có hàng trăm tuyệt kỹ nếu chỉ khư khư truyền thừa trong gia tộc thì thực lực sẽ bị yếu, lâu dần chân truyền công phu sẽ bị mai một. Các võ sư trong tộc lúc sau vì muốn khuếch trương thực lực và truyền bá tuyệt kỹ của gia tộc, đua nhau mở võ đường. Các võ đường thâu nhận học sinh ngày càng nhiều, trở thành võ phái với những công phu đặc thù của từng gia tộc. Các thành viên trong gia tộc hay võ đường đi lại trong giang hồ, không sớm thì muộn cũng sẽ có đụng chạm hiềm khích với thành viên của các gia tộc và võ đường khác. Tranh chấp xảy ra và họ không ngừng củng cố thực lực, tạo nên cuôc chạy đua võ lực, từ đó sinh ra thuật ngữ ‘võ lâm giang hồ’. Chủ đề của các truyện võ hiệp ngày nay chỉ là võ thuật, cho nên các tác giả dùng hai chữ ‘võ lâm’ để gọi tắt cho ‘võ lâm giang hồ’.

‘Giang hồ’ mang ý nghĩa xấu
Trong một phủ huyện thời xưa bao giờ cũng có cường hào ác bá, đám này xu nịnh giới quan quyền nhưng lại tác oai tác quái dân lành. Bọn này luôn luôn có bang hội chống lưng phía sau cho nên thẳng tay hà hiếp dân chúng. Các võ phái theo tinh thần triết lý của Đạo giáo hay Phật giáo, đứng ra can thiệp thậm chí thẳng tay trừng trị đám cường hào, gây ra hiềm khích giữa các bang hội và các võ phái. Rồi đến các va chạm giữa người của các đại gia tộc với nhau, giữa thành viên của bang hội hay là những nhóm người theo các giáo phái bí mật truyền vào Trung Hoa, dẫn đến những những mối thù truyền từ đời này sang đời khác. Chúng ta thấy truyện võ hiệp hầu hết đều có những mối thù truyền kiếp, thường là 18 năm sau mới trả thù, quá là thù dai, nhưng thực tế có những mối thù dai đăng đẳng như vậy.
Trong xã hội không thiếu gì người xấu chuyên làm chuyện ác, trong đó phải kể đến những tổ chức xã hội đen, bọn sát thủ, bắc cóc đòi tiền chuộc, buôn người, buôn lậu… họ tranh đấu thanh toán lẫn nhau chỉ vì tiền và tư lợi.
Thế thì ‚giang hồ‘ lúc đầu mang ý nghĩa đẹp đẽ, thời gian dài sau đó lại mang ý nghĩa là một xã hội hỗn tạp, đầy bạo lực, phát xuất từ giới dao búa khu bến tàu. Từ khi ‚giang khẩu‘ trở thành nơi các hảo hán từ tứ xứ đến kiếm ăn và xưng hùng tranh bá, cụm từ ‚dân giang hồ‘ chính là do dân chúng Trung Hoa đặt ra để ám chỉ thành phần côn đồ sinh sống ở ‚giang khẩu‘ tức là khu bến tàu, lâu dần dân du đảng côn đồ ở khắp thành thị đều bị gọi là ‘dân giang hồ’.

‘Giang hồ’ trong văn chương và lịch sử Trung Hoa
Hai chữ ‘giang hồ’ có những ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào người dùng nó để diễn đạt ý tưởng của mình. Vào giữa thế kỷ 20, các văn hào Trung Hoa ồ ạt sáng tác truyện võ hiệp, và các truyện được các học giả Việt gốc Hoa dịch sang tiếng Việt. Bối cảnh của tất cả các bộ tiểu thuyết là ‘võ lâm giang hồ’, tức là một xã hội Trung Hoa chỉ dùng võ lực để giải quyết mâu thuẫn.
Trong các truyện võ hiệp, ‘võ lâm’ hay ‚giang hồ‘ bao gồm các võ phái thuộc bạch đạo, chính nhân quân tử, đệ tử bôn ba khắp nơi trừ gian diệt bạo, và các bang hội giáo phái thuộc hắc đạo, hành sự gian tà, các thành viên hắc đạo thường cướp bóc hà hiếp dân lành. Tuy rằng các văn hào viết truyện võ hiệp Trung Hoa như Kim Dung, Cổ Long, Lã Phi Khanh, Ngoạ Long Sinh … soạn cả mấy trăm bộ tiểu thuyết khác nhau, cho dù thêm mắm dậm muối để có những tình tiết khác nhau vẫn có những điểm tương đồng giữa các bộ tiểu thuyết: ngoại trừ giới vương quyền và quan lại, ‚giang hồ‘ bao gồm tất cả các thành phần trong xã hội như thương gia, địa chủ, giáo sĩ (tăng đạo), văn nhân, tiểu công, thứ dân và cùng đinh. Kế đó phải nói đến tranh đoạt: tranh đoạt bí kíp, vũ khí, kho tàng, tài, sắc, danh lợ i… rồi kể tới màn diệt sát kẻ thù và báo thù. Kèm theo những tình tiết tranh đoạt, phục thù rửa hận là những đại hội thi đấu tài năng ấn chứng võ nghệ để bầu ra minh chủ võ lâm. Tiểu thuyết võ hiệp phản ánh sự thật của xã hội bất cứ thời đại nào: bạo lực, chém giết, tham lam, tranh đoạt, mưu mô, hãm hại, thù hận, phản phé, tiêu diệt …
Hai chữ ‚giang hồ‘ có từ lâu lắm, truyện ‚Thuỷ Hử‘ của Thi Nại Am viết vào khoảng năm 1350 cũng đã có nhiều lần dùng hai chữ ‚giang hồ‘. ‘Giang hồ’ trong truyện Thủy Hử mang đậm tính chất một xã hội loạn lạc, cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua, đầy dẫy bất công và bạo lực.
Xưa hơn nữa, trong các thơ cổ phong và thất ngôn bát cú đời Đường (618-904 TL) có xuất hiện hai chữ ‘giang hồ’, nhưng ‘giang hồ’ trong thơ Đường mang tính chất lãng mạn, cảnh sông hồ nên thơ (của đất nước Trung Hoa), một xã hội thái bình như truyện thần tiên, thi sĩ mượn cảnh mà ai oán khoảnh khắc sinh ly tử biệt, nhìn sông hồ nhớ quê hương gia đình …
Thí dụ:
Bạc tùng tư giang đình (Đổ Phủ-Thịnh Đường)
Sa mạo tuỳ âu điểu,
Biển chu hệ thử đình.
Giang hồ thâm cánh bạch,
Tùng trúc viễn vi thanh

Dịch nghĩa:
Đầu đội mũ the đi theo chim âu,
Thuyền nhỏ buộc trước đình này.
Sông nước sâu nên sóng trắng xoá,
Tùng trúc xa xa thấy nhỏ bé và xanh xanh …

Thí dụ 2:
Tống Hình Quế Châu-tiễn ông họ Hình đi Quế Châu (Vương Duy-Thịnh Đường)
Nao xuy huyên Kinh Khẩu,
Phong ba há Động Đình.
Giả Kỳ tương xích ngạn,
Kích thái phục dương linh.
Nhật lạc giang hồ bạch,
Triều lai thiên địa thanh.
Minh châu quy Hợp Phố,
Ưng trục sứ thần tinh.

Bản dịch của Lâm Trung Phú:
Kinh Khẩu rền vang nao bạt,
Vượt phong ba xuống Động Đình.
Giả Kỳ bờ đất sẩm đỏ,
Thuyền nhỏ giục chèo tiến nhanh.
Nắng lặn sông hồ trắng xoá
Triều dâng trời đất hoá xanh.
Minh châu về lại Hợp Phố,
Sao tỏ đường quan rành rành !!

Ngược dòng lịch sử trở về thời Hán- Sở Tranh Hùng (206-202 TCN), sách sử ghi quân đội của hai bên thường tập trung ở giang khẩu (bến tàu), lên thuyền lớn sang sông vào đất địch. Giang hồ được binh pháp xem trọng như nguồn sống và khả năng vận tải đồng thời phòng vệ trong chiến tranh. Nếu đã có giang khẩu tức là có đô thị ở cạnh sông, thì dĩ nhiên phải có dân giang hồ sinh sống gần giang khẩu. Dân giang hồ, vào thời này mang ý nghĩa người sống rày đây mai đó, lưu lạc tứ xứ, dùng sức lao động của chính mình để sinh sống, chưa hẳn mang ý nghĩa xấu là dân dao búa đầu trộm đuôi cướp như bây giờ.
Trước khi đi đến kết luận của bài viết này, chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm một chút những thuật ngữ có ít nhiều liên quan đến ‘giang hồ’.

‘Võ lâm giang hồ’
武 vũ, võ: bộ Chi = sức mạnh, bạo lực
林 lâm: bộ Mộc, có nghĩa là rừng, đồng thời có nghĩa là chốn tụ họp đông đúc.
Thế thì võ lâm nghĩa bóng của nó là chốn tụ họp những người thích dùng sức mạnh, bạo lực.
‚võ lâm giang hồ‘ tức là xã hội hỗn tạp đầy bạo lực. Trong truyện võ hiệp thời đại ngày nay, ‘võ lâm giang hồ’ được viết tắt là ‘võ lâm’.
Có lẽ sang thời Tống các bang hội võ phái và gia tộc lớn mạnh hơn, thi nhau củng cố thực lực vì ‚lý lẽ nằm trong tay kẻ mạnh‘, dân chúng gia nhập những liên minh để được bảo vệ, xã hội mang màu sắc bạo động, các băng đảng phe phái hở một tí là choảng nhau, cụm từ ‚võ Lâm giang hồ‘ ra đời từ đó.
Truyện võ hiệp của Kim Dung, viết dựa theo bối cảnh lịch sử có thật: vào thời Tống (960-1279), Quách Tỉnh ‘Kim Đao Phò Mã’ lớn lên ở Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn, Dương Khang là con nuôi của Đại Kim Hoàng Nhan Hồng Liệt, hai nước Mông Cổ và Đại Kim mưu toan thôn tính Đại Tống. Cuối đời Tống, thành Tương Dương thất thủ, Mông cổ tràn vào Trung Nguyên, lập ra nhà Nguyên, lùng bắt dân giang hồ tiêu diệt. Rồi Trương Vô Kỵ thống lĩnh Minh giáo khởi nghĩa chống nhà Nguyên, và Chu Nguyên Chương một võ tướng của Vô Kỵ lập ra nhà Đại Minh. Các truyện của Kim Dung được lồng trong bối cảnh lịch sử có thật của các triều Đại Tống, Mông Cổ, Đại Kim, Nguyên, Đại Minh và Đại Lý, các nhân vật võ lâm trong truyện của ông đánh nhau chí chóe, tuyệt kỹ võ thuật và y thuật được ông mô tả tường tận xuyên qua các võ phái và bang hội. ‘Võ lâm’ của Kim Dung qua các bộ truyện Võ Lâm Ngũ Bá, Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Thiên Long Bát bộ, và Lục Mạch Thần Kiếm là một xã hội có thật trong lịch sử Trung Hoa, cho nên được độc giả thưởng thức nhiều hơn so với các bộ truyện võ hiệp khác.

‘Giang hồ mã thượng’
Có nghĩa là cưỡi ngựa đi khắp sông hồ. Nghĩa bóng chỉ mấy tay hiệp lữ cưỡi ngựa đi lang thang khắp miền đất nước. Tình thật mà nói, các tay hiệp lữ như vầy trên thực tế hầu như không có vì từ xưa tới nay, làm chủ một con ngựa không phải dễ. Thường thì các tay hiệp sĩ ở Trung Hoa lang thang khắp nơi bằng ‘lô ca chân’ như các kiếm sĩ Samurai Nhật Bản. Nếu trên đời quả thực có những tay hảo hán cưỡi ngựa đi khắp giang hồ thì cuộc sống của họ chả khá hơn cuộc sống của kiếm sĩ cuốc bộ là bao nhiêu: bữa đói bữa no, đôi khi xui xẻo bị trộm mất con ngựa, hoặc gặp bọn hung ác giết người đoạt của thì tiêu đời. Những hảo hán nếu có sở hữu một con ngựa thường có nghề nghiệp vững vàng như bảo vệ, tiêu sư, vận lương, thám báo, săn bắt cướp (赏金猎人, Thưởng Kim Liệp Nhân). Những hảo hán này phải có nhiều bản lĩnh, thủ đoạn, võ nghệ cao cường để giữ mạng mình và giữ … ngựa.
‘Giang hồ mã thượng’ theo ngôn ngữ Trung Hoa còn dùng để ám chỉ các cậu ấm cô chiêu của các gia tộc quan lại có tiếng tăm trong nước, cưỡi tuấn mã đi vacation thường xuyên, giống như công tử con các đại gia thời nay lái Lamborghini cặp kè ‚chân dài‘ đi du hí khắp lục địa. ‚Giang hồ mã thượng‘ thực sự để ám chỉ hai loại người kể trên. Nhiều văn sĩ người Việt thường mô tả: “… hắn là một tay ‘giang hồ mã thượng’…hay ‘anh hùng mã thượng’ … ”họ dùng ‚giang hồ mã thượng‘ hay ‘anh hùng mã thượng’ để mô tả một tay anh chị có cung cách cư xử quân tử cao thượng, không đán lén, không chơi xấu, nhưng thực sự ‚giang hồ mã thượng’ không có nghĩa như vậy.

‘Giang hồ độc hành’, ‘giang hồ độc bộ’
Một mình lang thang khắp nơi (giang hồ thiên hạ), có thể cưỡi ngựa (rất hiếm) hay đi bằng … ’lô ca chân’ (99%). Ám chỉ người cô đơn không có bà con thân quyến. Tiếng Việt nôm na là đi … bụi đời.

‘Giang hồ đại đạo’
Có nghĩa là dân ăn cướp. Cướp trên cạn gọi là ‚đại đạo‘, cướp trên sông gọi là ‚thuỷ khấu‘, cướp biển gọi là ‚hải tặc‘. Cướp có luật lệ bảo vệ, trái lại được gọi là ‚đầy tớ của dân‘.
‚Lục lâm giang hồ‘, ‚lục lâm thảo khấu‘:
Lục lâm=rừng xanh. Thảo Khấu=giặc cỏ
Lục lâm thảo khấu: giặc cỏ, băng cướp ô hợp trốn trong rừng sâu, thường kéo vào thôn làng hay chận đoàn thương buôn giở trò cướp bóc.
Có sách viết chữ “lục” 陸 lục, bộ Phụ, có nghĩa là đường bộ, đường cạn, người Việt theo đó dịch ‘Lục lâm thảo khấu’ là cướp cạn (tức là cướp trên cạn, cướp giữa đường, để phân biệt với cướp biển)

‚Giang hồ tứ chiến‘
Ý chỉ dân bụi đời gan lì và lão luyện, đi đến đâu là có đánh đấm đến đó, không thắng thì thua nhưng ít nhất giữ được cái mạng.

‘Giang hồ hiệp nghĩa’, ‘giang hồ trượng nghĩa’
Là hành động cứu khốn phò nguy làm việc thiện của các đệ tử thuộc phe chính đạo (bạch đạo).
Ngũ Mai sư thái, Nghiêm Vịnh Xuân (tổ sư sáng lập Vịnh Xuân Phái và Vịnh Xuân Quyền), Hoàng Phi Hùng , Phương Thế Ngọc, Tô Khất Di, Hoắc Nguyên Giáp, Diệp Vấn … là những ví dụ cho thuật ngữ ‘giang hồ hiệp nghĩa’.

‘Giang hồ lãnh huyết’
Lãnh huyết = máu lạnh. ‘Giang hồ lãnh huyết’ ám chỉ dân dao búa giết người không gớm tay, sinh sống bằng nghề đâm thuê giết mướn, các truyện võ hiệp gọi họ là ‘sát thủ’. Những người này có võ nghệ cao cường, chuyên ẩn núp trong bóng tối hành sự bất ngờ cho nên nạn nhân không chạy thoát được.

‘Giang hồ Hắc Man’, ‘Giang Hồ Tẩu Tư’
‘Hắc man’ là xã hội đen, chuyên làm điều gian trá phi pháp như bắt cóc đòi tiền chuộc, trộm cắp phẩm vật, giết người phi tang … Lấy thí dụ: Bánh Trung Thu làm bằng nhân lạp xưởng, nhưng có loại bánh Trung Thu làm bằng nhân thịt người, gọi là “dành dục duyệt pỉnh” hay nhân nhục nguyệt bỉnh (nhân = người, nhục = thịt, Nguyệt = Trăng-Trung Thu, bỉnh = bánh, tức là bánh Trung Thu nhân thịt người) cũng như “dành dục páo” tức là bánh bao nhân thịt người trong truyện Thủy Hử – Võ Tòng Đả Hổ.
‘Tẩu tư’ là buôn lậu. Buôn người, buôn cổ vật, buôn đá quý, buôn ngựa quý, thú hiếm quý…
Triều đình chả ưa đám võ lâm giang hồ, lại càng ghét bọn ‘hắc man’ và ‘tẩu tư’ vì bọn này là bọn sống ngoài vòng luật pháp, cho nên luôn luôn phái ‘triều thám’ (FBI ngày nay) đi khắp phủ huyện lùng bắt và tiêu diệt đám này.

‘Sơn Đông Hảo Hán’
Tỉnh Sơn Đông bên Trung Hoa là một tỉnh nghèo, thời Xuân Thu là địa phận của 2 nước Tề và Lỗ. Cái nôi đạo giáo Lão-Khổng-Mạnh phát xuất từ khu vực này. Dân chúng trong tỉnh yêu chuộng võ thuật, lại thấm nhuần triết lý và giáo dục Khổng-Mạnh, từ đó phát sinh ra tinh thần thượng võ, thích hành hiệp trượng nghĩa. Vì đất đai không màu mỡ, nông nghiệp èo uột không đủ ăn cho nên dân trong tỉnh đi tứ xứ kiếm ăn. Với vốn liếng võ thuật ở quê nhà, họ hành nghề võ sư, bảo tiêu, cận vệ, đi lính, là những nghề có lương bổng hẳn hoi. Một số trở thành hiệp lữ (như hiệp sĩ Lucky Luke) hay triều thám (thám tử của triều đình, bây giờ là FBI), hoặc chuyên đi bắt ăn cướp mang về phủ huyện lãnh giải thưởng, gọi là ‘Thưởng Kim Liệp Nhân’ vừa cứu dân lành vừa có tiền xài. Những người này trở nên nổi tiếng, được dân chúng kính nể hay tán thưởng, gọi họ là ‘Sơn Đông Hảo Hán’.

‘Sơn Đông Mãi Võ’
Một số dân chúng trong tỉnh Sơn Đông kéo cả gia đình đi xứ khác kiếm ăn (tha phương cầu thực), do không có may mắn kiếm được nghề tốt, họ hành nghề biểu diễn võ thuật và bán thuốc dạo kiếm sống.
Họ đi lang thang hết huyện này đến châu phủ nọ, kiếm nơi chợ búa biểu diễn công phu xin tiền thưởng, bán các thứ thuốc gia truyền, thậm chí còn chẩn mạch bốc thuốc giúp dân nghèo. Nhóm dân Sơn Đông này kiếm rất ít thù lao nhưng họ chọn cuộc sống thanh bạch lương thiện, suốt đời đi bán dạo. Từ đó tiếng Trung hoa có thêm thuật ngữ ‘Sơn Đông Mãi Võ’.

‘Sơn Đông Hướng Mã’
Là một điệu hát của tỉnh Sơn Đông mà hay chúng ta nghe trong cải lương cùng với các bài Khổng Minh Tọa Lầu, Tẩu mã, Mẫu Tầm Tử, Khốc Hoàng Thiên, Bình Sa Lạc Nhạn… là những bài cổ nhạc được các soạn giả ưa dùng để đặt lời cho các tuồng cải lương. Tuy nhiên, ‘Sơn Đông Hướng Mã’ còn là một thuật ngữ mang ý nghĩa khác mà ít người biết tới.
Một số nhỏ dân tỉnh Sơn Đông tha phương cầu thực nhưng không gặp may mắn, kiếm không được nghề đói quá làm càn, tụ tập thành băng đảng mà đi cướp các đoàn thương buôn, các cổ xe chở khách hay phẩm vật. Chữ ‘Mã’ có nghĩa là ngựa, nhưng cũng có nghĩa là đoàn quân, đoàn xe thương buôn. ‘Hướng Mã’ có nghĩa là ‚chặn đầu đoàn xe‘. Để làm chi? để cướp vòng vàng tiền bạc, phẩm vật. Tuy nhiên các nhóm cướp có gốc Sơn Đông thường có đạo đức hơn các nhóm gốc tỉnh khác, thông thường họ chỉ đòi tiền mãi lộ, không cướp hàng hoá, không bắt đàn bà con gái mang về làm áp trại phu nhân. Các tiêu cục, thương cục tức là các công ty chuyên chở thường mướn dân giỏi võ nghệ làm nghề tiêu sư (bảo vệ xe chở hàng), hộ tống các chuyến hàng đi khắp đất nước. Các tiêu cục, thương cục này ưa chuộng mướn võ sĩ có gốc từ tỉnh Sơn Đông, gan lì, trung thành, nghĩa khí, nếu lỡ có gặp trúng đám cướp cùng quê Sơn Đông thì cũng dễ thương lượng, tránh động thủ tay chân. Tóm lại, ‘Sơn Đông Hướng Mã’ vừa là tên bài cổ nhạc vừa là thuật ngữ ám chỉ giặc cướp có gốc từ tỉnh Sơn Đông. Tuy họ làm giặc cướp nhưng vẫn giữ đạo đức Khổng–Mạnh (Khổng Tử sinh ở nước Lỗ thời Xuân Thu, nay là khu vực của tỉnh Sơn Đông). Khi triều đình cần quân chống giặc, họ bỏ nghề cướp bóc đi nhập ngũ, người ta lại tán thưởng gọi họ là ‘Sơn Đông Ái Quốc’, ‘Sơn Đông Nghĩa Sĩ’ hay ‘Sơn Đông Anh Hùng’.

‘Giang hồ tại Giang Nam’
Ám chỉ cảnh đẹp trong thiên hạ đều nằm ở Giang Nam.
Giang Nam là một vùng đất trù phú nằm ở phía Nam sông Dương Tử, xưa từng là địa bàn của ba nước Sở, Ngô và Việt, giờ là các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang, Giang Tây, Quý Châu và khu tự trị Quảng Tây. Dân Giang Nam nói tiếng Ngô, là ngôn ngữ lớn thứ hai ở trung Quốc sau tiếng Quan Thoại (nay gọi là tiếng Phổ Thông). Theo vài tài liệu khảo cổ, Tiếng Quảng Đông và tiếng Việt, được cho là có nguồn gốc từ tiếng Ngô, mà các bộ tộc Bách Việt nói tiếng Ngô và Mân. Và nếu đúng như vậy, dân tộc Việt xưa sinh sống ở đất Mân thời cổ đại, mà mình gọi là vùng Lĩnh Nam (vùng đất phía nam của dãy núi Ngũ Lĩnh). Từ thời Đường trở về sau vùng Lĩnh Nam được gọi là vùng Giang Nam (vùng đất phía nam của sông Dương Tử và sau cùng là bị phân chia thành các tỉnh như kể ở trên.
Các cảnh đẹp nổi tiếng ở Giang Nam kể đến cả mấy trăm, bao gồm các thành phố Trường Sa, Nam Xương, Nghi Xuân, Cửu Giang, Hạ môn, Phúc Châu, Tuyền Châu, Chương Châu, Hàng châu, Ninh Ba, Ôn Châu, Tô châu, Quảng Châu, Thượng Hải, Nam Kinh, Vô Tích, Thường Châu, Thiệu Hưng, Triều Châu, Phật Sơn… Động Đình Hồ và dãy núi Ngũ Lĩnh (người Trung Hoa gọi là Nam Lĩnh, là 5 dãy núi của vùng Mân Nam) được cho là hai trong số các thắng tích hàng đầu của Trung Quốc.
Giang Nam không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp mà còn nổi tiếng về món ăn ngon, văn hóa nghệ thuật (họa, thơ, ca, nhạc, kịch, thủ công nghệ …) và các thứ ăn chơi. Cho nên ‘giang hồ tại Giang Nam’ có nghĩa là những cái ‘Number One’s’ trong thiên hạ đều nằm ở Giang Nam.

‘Lang Bạc Kỳ Hồ’
Theo Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn:
狼跋其胡 lang bạt kì hồ:
Con chó sói giẫm lên cái phần da cổ của nó, lúng túng không biết làm sao. Nghĩa bóng: Sự lúng túng, khó xử, tiến thoái lưỡng nan. (Xem: Thi Kinh 詩經, Quốc phong 國風, Bân 豳, Lang bạt 狼跋). Một vài nhà văn Việt Nam khi mô tả một nhân vật đi bụi đời, đã viết như sau: “Hắn là một tay ‘lang bạt kỳ hồ’…”
Ý của tác giả muốn mô tả nhân vật là dân ‘lưu lạc giang hồ’, hay phiêu bạc giang hồ’, nhưng 2 thuật ngữ này dùng thường quá, cho nên tác giả dùng ‘lang bạt kỳ hồ’ nghe văn chương độc đáo hơn. Họ không biết rằng ‘lang bạt kỳ hồ’ không đồng nghĩa với ‘phiêu bac giang hồ’ tí nào cả. Một vài nhà văn viết là
‘…cả đời hắn lang bạt giang hồ’ hay ‘phiêu bạt giang hồ’ đều không đúng.

‘Phiêu bạc giang hồ’
Người lang thang khắp nơi không có nơi ở cố định
phiêu bạc giang hồ (không phải phiêu bạt giang hồ): bạc có chữ cuối là “c”, kh ông phải ”t”.
phiêu bạc 漂泊 trôi giạt, ngụ hết ở chỗ nọ đến chỗ kia.
Muốn mô tả một nhân vật lang thang bụi đời chỉ có viết ‘phiêu bạc giang hồ’ hay ‘lưu lạc giang hồ’ mà thôi. Còn viết ‘phiêu bạt giang hồ là không đúng. Có thể các nhà văn lẫn lộn chữ ‘bạt’ trong ‘cánh chim bạt gió’ mà viết thành ‘phiêu bạt giang hồ’ chăng?

‘Yểu dực bạt phong ba’
‘Cánh chim bạt gió’ (yểu = non yếu, dực = cánh chim, bạt = bay lượn, phong ba = bão tố), nghĩa đen là cánh chim non bay trong bão tố, nghĩa bóng mô tả những đứa trẻ mồ côi lang thang giữa chốn phong trần.
Cuối cùng để chấm dứt phần luận bàn, người viết xin tóm tắt ‘giang hồ’ có nhiều nghĩa. Nếu chỉ giải nghĩa đơn giản ‘giang hồ’ chỉ là sông và hồ thì không có bài viết này. ‘Giang hồ’ chính là ám chỉ bất cứ nơi nào trên đất nước Trung Hoa (thiên hạ giang hồ), cũng có thể nói bất cứ nơi nào trên trái đất này. ‘Giang hồ’ trong cổ văn là một cảnh đẹp, nhưng trong một số tiểu thuyết và phim ảnh lại là một xã hội bạo lực. ‘Giang hồ’ gợi lên một hình ảnh đẹp hay xấu tùy theo cách dùng từ của tác giả cũng như dùng nó ở chỗ nào trong tác phẩm của mình. Trong ngôn ngữ Hoa và Việt, ‘dân giang hồ’ dùng để ám chỉ những thành phần bất hảo trong một xã hội phức tạp, mà cái xã hội phức tạp đó, cũng thường được gọi là …’giang hồ’.

Viết xong ngày 31 tháng 8 năm 2018 tại Vaughan, Ontario, Canada.
Lê Anh Dũng

Bảo-cựu nghênh-tân

Chỉ còn vài ngày nữa là năm hết, Tết đến, nhìn đâu cũng thấy thiên hạ chuẩn bị đón mừng năm mới, “tống-cựu, nghênh-tân“, tiễn cái cũ đi, đón cái mới đến. Đám bạn mê truyện chưởng của tôi „ăn-tô-ny“ lên (từ này hay được dùng trước 1975 ở Sài-Gòn, có nghĩa là diện quần áo đẹp), áo ngắn, áo dài, chụp hình từng đôi, từng cặp, rồi tự chú thích đây là „Trương Vô Kỵ – Triệu Minh“, kia tựa „Dương Qua – Tiểu Long Nữ“, đó giống „Đoàn Dự – Vương Ngọc Yến“. Rồi tranh cãi „Qua hay Quá“, „Minh hay Mẫn“, „Yên hay Yến“ ?

Tôi vốn mê truyện chưởng của Kim-Dung từ thời xa xửa xa xưa, đọc quên ăn quên ngủ, quên cả học bài. Trong trí óc non trẻ của tôi ngày ấy, thế giới kiếm hiệp với những nhân vật võ công cao cường, phi thân vèo vèo, thi triển kiếm pháp trong rừng trúc thật là diệu kỳ mê hoặc.
Trước 1975, Hàn-Giang-Nhạn hầu như là người dịch truyện võ hiệp nhiều nhất và hay nhất vì ông thông thạo cả chữ Hán lẫn quốc ngữ. Các nhân vật trong truyện dịch của ông mang những tên Hán-Việt đặc sắc, không chỉ vương vấn chút khẩu âm Trung-Hoa mà còn được chuyển nghĩa sang tiếng Việt thật tài tình. Chẳng hạn như Vương-Ngọc-Yến, nhiều bản dịch sau này gọi cô là Vương-Ngữ-Yên 王語嫣 (Wángyǔyān). Thật ra „Ngữ-Yên“ hay „Ngọc-Yến“ nếu xét về tên thì dịch sao cũng được, như “Debbie” đến lúc ăn mắm ruốc thành Diệp, Điệp, Đẹp gì cũng ô-kê-tuýt-suỵt tất.
Còn nếu xét về nghĩa thì Ngữ (語) là từ, là nói, Yến (嫣) là đẹp (trong chữ „Yến“ có chữ „Nữ“ là người đàn bà), Hàn-Giang-Nhạn đã cố gắng dịch từ tên tiếng Hán ra tên tiếng Việt „Vương-Ngọc-Yến“ với khẩu âm na ná mà vẫn đủ súc tích để miêu tả người con gái thông minh, xinh đẹp, ăn nói thanh lịch, dịu dàng nhất trong Thiên long bát bộ.
Hay trong bộ võ hiệp kỳ tình Trung-Hoa „Tiếu ngạo giang hồ“ được Hàn-Giang-Nhạn dịch thuật từ Minh báo của Hồng-Kông. Ở phiên bản này, giáo phái do Đông-Phương Bất-Bại tiếm quyền giáo chủ mang tên „Triêu-Dương Thần Giáo“ (朝陽神教). Triêu dương có nghĩa là „mặt trời vào
buổi sáng sớm“. Từ sáng sớm đến lúc ăn sáng xong gọi là „chung triêu“ (終朝), một ngày gọi là „nhất triêu“ (一朝), „nhất triêu nhất tịch“ là „một sớm một chiều“, nghĩa bóng ám chỉ khoản thời gian ngắn ngủi.
Có giả thuyết cho là truyện chưởng Kim-Dung phản ảnh thời kỳ cách mạng văn hóa của Mao-Trạch-Đông với quyển „Hồng bảo thư“ là một thứ „Quỳ Hoa Bảo Điển“, bí kíp ai cũng muốn có được để trở thành cao thủ võ lâm. Ma giáo trong phiên bản đầu của bộ truyện này còn được gọi là „Triêu Dương Thần Giáo“, ám chỉ đảng cộng sản Trung-Hoa bởi quốc thiều của họ mang tên „Đông-Phương-Hồng“, ý nói hùng mạnh như ánh sáng ban mai lên từ phía đông. Giáo chủ Triêu-Dương Thần Giáo
Đông-Phương Bất-Bại không thuộc chính giáo vì dám „tự cung“ (tự thiến) để luyện được võ công thượng thừa với ý đồ làm bá chủ võ lâm. Nên hiểu rằng đối với người Trung-Hoa, con trai mà tuyệt tự là mắc tội to nhất đối với dòng họ tổ tiên, vì vậy hành động „tự cung“ biểu hiện một việc làm vô cùng thất đức, đi ngược lại với luân thường đạo lý con người, như một so sánh với hành vi bạo tàn của cách mạng văn hóa, thời kỳ lịch sử đen tối đầy thống khổ của người dân Trung-Quốc.

Đông-Phương Bất-Bại

Tiếu ngạo giang hồ ra đời khoảng thập niên 60, lúc đầu bị cấm, sau Kim-Dung thay một số từ ngữ, chi tiết, nên được cho phép lưu hành trở lại, trong đó có đổi „Triêu-Dương“ thành „Nhật Nguyệt“. Thật ra tiếng Hán là ghép bộ thành từ, trong chữ „Triêu“ 朝 thì bên trái là hình tượng (pictograph) mặt trời mọc, nhìn từ phía trước của một thân cây, bên phải là hình tượng trăng khuyết (moon-shaped), ghép lại ý nói thời gian mà mặt trăng lặn, mặt trời mọc, tức là lúc bình minh.
„Nhật Nguyệt Thần Giáo“, suy cho cùng, nếu cho là ám chỉ Minh giáo 明教 thì cũng không hoàn toàn đúng (Kim-Dung không hề đề cập đến liên quan này khi đổi tên giáo phái Triêu-Dương), vì trong chữ „minh“ (明) thì mặt trời là „nhật“ (bên trái) nhỏ hơn „nguyệt“ là mặt trăng bên phải. Chữ „minh“ 明 có nghĩa là „sáng“ như „phát minh“, như „minh tinh“, chứ bản thân mặt trời là đã là một tinh cầu chói lọi nhất trong vũ trụ rồi, đâu cần phải dùng một hình tượng khác để diễn tả sự tỏa sáng siêu cường nữa.
Có lẽ Kim-Dung đã bỏ phần chiết tự bên phải của chữ „Triêu“ nên chỉ còn chữ „Nguyệt“ đứng lẻ loi một mình, rồi thêm chữ „Nhật“ thành „Nhật Nguyệt Thần Giáo“, trở về với nguồn gốc Ma giáo „Mâu-Ni“, một tôn giáo cổ xuất xứ từ Ba-Tư (Iran), do Mani sáng lập vào khoảng thế kỷ thứ 3, truyền bá tư tưởng „Nhị tông, tam tế“. „Nhị tông“ là hai thái cực sáng và tối (nhật, nguyệt), thiện và ác. „Tam tế” là sơ tế, trung tế và hậu tế, tương ứng với quá khứ, hiện tại và tương lai.

Tiếu ngạo giang hồ, Hàn-Giang-Nhạn dịch thuật

Tôi vốn là người tương đối „cởi mở“, một phần do nghề nghiệp đòi hỏi lúc nào cũng phải trong tư thế „tống-cựu nghênh-tân“, chưa kịp quen với hệ điều hành (operation system) mới đã phải thông thạo hệ … mới hơn.
Nhưng …
Tôi xin trích „Lời nhắn nhủ“ của thầy Lynch, ông thầy dạy Anh văn của đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi gởi đến học trò trong ngày lễ tốt nghiệp:

Ai khi đọc thơ cũng phải suy nghĩ. Mỗi thời kỳ đều có thời trang riêng của nó, có những kiến thức „bất di bất dịch“ của nó, và để hiểu được những điều này chúng ta cần có một khoảng cách với nó. Thầy cho các em một thí dụ điển hình như vầy nhé: Trong cuộc sống nghề nhiệp sau này của các em, các em sẽ thường gặp những chữ „nghe rất kêu“ như „có năng lực“, „sự đánh giá“, „tối ưu hoá“ hay „ban quản lý“. Những từ ngữ này lại rất ít thấy xuất hiện trong làng thơ – Và đến một trăm năm sau, khi mà những từ ngữ ấy đã tìm được đúng chỗ đứng của nó trong sọt rác của lịch sử thì những từ ngữ đơn giản của Homer, Horaz, Shakespeare hay của Brecht sẽ mãi mãi vẫn được những người muốn hiểu về thế giới và lịch sử loài người tiếp tục đọc.
Chúng ta không thể thu thập hay để dành một bài thơ cũng như tất cả những gì có giá trị trong cuộc đời này. Chúng ta chỉ có thể hưởng thụ nó và chia sẻ nó với người khác. Đặc biệt là: Nếu ai đọc một bài thơ họ sẽ tự tìm cho mình được thời gian, tìm được yên tĩnh trong tâm hồn và thoát được sức ép của cuộc sống ngày càng xoay cuốn họ đi – Có thể nói là họ đã làm được một cuộc cách mạng.
Các em không nhất thiết lúc nào cũng phải đọc thơ cả – Nhưng các em hãy ráng dành thì giờ cho chính mình, hãy biết suy nghĩ, và hưởng thụ cuộc sống !

Lưu-Diệc-Phi, nữ minh tinh thủ vai cổ trang Vương-Ngọc-Yến

Năm hết, Tết đến, tôi xin chúc độc giả mê cũng như không mê Kim-Dung một năm mới

Khí công vô biên
Võ thuật thiên biến
Phương tư Ngọc-Yến[1]
Giai lão bách niên.

[1] dáng dấp xinh đẹp như Vương-Ngọc-Yến

Eine Geschichte zum Nikolaustag

Vietnamesisch

Ich musste früher in der Schule das Märchen von Hans Christian Andersen in der französischen Fassung „La petite fille aux allumettes“ lesen. Es erzählte die tragische Geschichte eines kleinen Mädchens, das am Silvesterabend frierend auf der Straße Schwefelhölzchen verkauft. Niemand beachtet sie. Die mit ihren Feiertagsbesorgungen beschäftigten Bürger übersehen das Kind und seine Bettelwaren. Verzweifelt vor Kälte zündet das Mädchen die Streichhölzchen an. Im Lichtschein des Hölzchens fühlt sie sich, als würde sie an einem warmen Ofen sitzen, der Gänsebraten auf den feierlich gedeckten Tisch neben einem funkelnd geschmückten Tannenbaum. Schließlich begegnet es seiner Großmutter und bittet diese, es in den Himmel mitzunehmen.

Damals las ich aus „Zwang“. Pflichtlektür, vom Lehrer „aufs Auge gedrückt“. Ich fand die Geschichte nicht so spannend wie „Aschenputtel“, die zum Glück ihren verlorenen Schuh doch wieder fand. Vor allem konnte ich die eisige Winterkälte überhaupt nicht nachempfinden, denn das Kälteste von Saigon ist eine kühle Brise in der Regenzeit. Ich habe auch nie jemanden gesehen, der nur Streichhölzer verkaufte, vielleicht zusammen mit einer Schachtel Zigaretten der in den 60-70er Jahren in Saigon sehr beliebten Marken Salem, Bastos …

Dann ging ich nach Deutschland, lernte das Pfeifen des Windes an der Nordsee kennen, verstand die Bedeutung von „eisig kalt“, fühlte die Einsamkeit und Heimweh am Silvester. Eines Weihnachtsabends kuschelte ich mich unter der warmen Decke und lies „Das kleine Mädchen mit den Schwefelhölzern“. Ich wünschte, ich könnte ihr eine Schachtel Streichholz abkaufen oder ihr ein Glas heiße Schokolade oder ein belegtes Brötchen anbieten. Dann setzte ich mich mit ihr in die Ecke eines alten Fachwerkhauses. Ich erzählte ihr von meiner Heimat, ein Ort so weit weg, dass sie ihn nicht mal in ihrer tiefsten Phantasie sich vorstellen kann. Dort gibt es kein Straßenhändler, der Streichhölzer anbietet, aber es gibt Kinder, die auf der Straße Lottorielose verkaufen. Sie sehen aus wie sie: klein, lumpig. Sie guckte mich mit ihren vor Erstaunen weit aufgerissenen schmaragdgrünen Augen an und fragte:
– Wenn niemand die Lottorielose kauft, verbrennen die Kinder sie auch, um in ihre Träume zu gleiten?

Ich bin nicht Andersen. Seine Geschichte berührt nicht nur Millionen Herzen auf der ganzen Welt, sondern ist in der Weihnachtszeit zur Pflichtlektür geworden. Eltern und Lehrer erzählen sie, in der Hoffnung, ihre Sprößlinge zu braven Kindern, musterhaften Schülern, trauten Freunden, zu Menschen mit guten Eigenschaften zu erziehen. Wenn sie brav sind und gute Taten vollbringen, werden sie vom Weihnachtsmann reichlich belohnt:
– Es gibt immer Menschen, denen es schlechter als dir geht. Sei barmzherzig, mein Kind!

Ich bin mir nicht sicher, seit wann meine allerliebste Tochter auf der ganzen Welt erkannt hat, dass der Weihnachtsmann nicht durch den Schornstein kommen konnte, denn unser Haus hat eine Zentralheizung, das Wasser wird mit Gas geheizt, und die Wärme wird anschließend durch ein Rohrsystem auf die einzelnen Zimmer verteilt.
Aber bis zum Teenageralter (ab „thirteen“) war meine allerliebste Tochter auf der ganzen Welt immer noch fasziniert von Walt Disney, Pixar Filmen mit dem Weihnachtsmann, der Jahr für Jahr auf seinen Renntierschlitten steigt, um seine Geschenke zu verteilen. Mit offenen Mund verfolgte sie in „Der Polarexpress“ das Abenteuer von dem Jungen ohne Namen bei seiner Reise zum Nordpol, wo angeblich der Weihnachtsmann wohnt.
Der Film endet damit, dass der Junge die Glocke findet, die ihm der Weihnachtsmann geschenkt hat, bevor er den Nordpol verlässt. Nur er kann den rasselnden Geräusch des Glöckchens hören. Dem Jungen ist klar, dass die Existenz des Weihnachtsmanns von seinem eigenen Glauben an Weihnachten abhängt.

Ich bin Walt Disney, Pixar und … Andersen sehr dankbar. Ohne sie hätte meine allerliebste Tochter auf der ganzen Welt nie an den Weihnachtsmann geglaubt, nie an Wunder geglaubt, die in diesem Leben geschehen könnten. Und das ist das Traurigste einer Kindheit. Weil Glaube Hoffnung sät. Und wo Hoffnung gibt, können Bemühungen zum Erfolg führen, wie der ehemalige Bundespräsident Richard von Weizsäcker einmal sagte: „Die Hoffnung führt uns weiter als die Angst“.

Der Film „Der Polarexpress“ dauert etwa anderthalb Stunden, der 3D-Animationsfilm „Das kleine Mädchen mit den Schwefelhölzern“(hier zu sehen) ist ca 9,5 Minuten lang.

Ich wünsche den Leser ein frohes Weihnachtsfest.

Cô bé bán diêm

Deutsche Version

Hồi còn đi học tôi đã „bị“ bắt đọc truyện „Cô bé bán diêm“ của Hans Christian Andersen, văn bản tiếng Pháp „La petite fille aux allumettes“ kể về một cô bé nhà nghèo, đêm giao thừa giữa mùa đông buốt giá phải đi bán diêm. Khách qua đường tất bật mua sắm, chuẩn bị đón tết, không ai chú ý đến cô bé đang rao bán từng bao diêm. Để sưởi ấm, cô bé đánh liều quẹt diêm và mỗi que diêm cháy sáng đem lại cho cô bé những hình ảnh ấm cúng, như cái lò sưởi cạnh bàn tiệc có con ngỗng quay, cây thông Giáng sinh trang hoàng rực rỡ, rồi bà ngoại cô bé hiện về. Nhưng tất cả các thứ đó đều biến mất khi que diêm tắt ngấm.
Buổi sáng đầu năm mới, người ta thấy cô bé bán diêm chết cóng giữa những bao diêm đốt dở. Không ai biết cô bé đã nắm tay bà ngoại lên thiên đường trong niềm hạnh phúc vô biên.

Hồi đó đọc cho „xong phận sự“, trả thầy trả cô, chấm hết. Không thấy hay như truyện cô bé lọ lem rớt giày, may sau vẫn tìm lại được. Nhất là không tưởng tượng ra nổi trời mùa đông ở xứ người giá rét thế nào vì chỉ thấy
Nắng Sài-Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà-Đông
Cũng chưa thấy ai chỉ bán diêm quẹt, họa chăng bán kèm chung với mấy bao thuốc lá Salem, Bastos …

Rồi tôi lưu lạc sang Đức. Biết thế nào là tiếng gió rít miền Bắc-Hải (Nordsee), hiểu nghĩa của „lạnh căm“, thấm thía nỗi cô đơn xa gia đình trong đêm giao thừa ở xứ người. Đêm Giáng Sinh nằm trùm chăn đọc truyện „Das kleine Mädchen mit den Schwefelhölzern“, tôi ước mình có thể mua ủng hộ cô bé hộp diêm hay đãi cô một ly sữa chocolate nóng hoặc một ổ bánh mì kẹp xúc xích. Rồi tôi sẽ cùng cô ngồi nép vào góc tường của một căn nhà cổ kính. Tôi sẽ kể cô nghe ở quê tôi, một nơi xa lắc xa lơ không tưởng tượng ra nổi (xin xem bài Tản mạn hoa đào), chẳng có ai đi bán diêm dạo, nhưng có những em bé bán vé số lạc lõng giữa phố chợ. Chúng nó cũng giống cô, cũng nhỏ bé, lem luốc, bán từng tấm vé số để mưu sinh. Cô bé sẽ mở to đôi mắt màu bích ngọc ra dáng ngạc nhiên lắm và hỏi tôi:
– Thế nếu không ai mua vé số thì các bạn ấy có đốt chúng đi để có thể thấy được những gì mình hằng mơ ước không hả cô ?

Tôi không phải Andersen. Tôi không có khả năng viết một truyện cổ tích không chỉ làm thổn thức lòng trắc ẩn của hàng triệu người mà còn mang ý tưởng giáo dục để cha mẹ, thầy cô cứ vào mùa lễ Giáng Sinh lại đem ra kể, và kết thúc bằng một câu à la „Tâm hồn cao thượng“,  với hy vọng cái đầu óc trẻ thơ cần được vun xén kia tin rằng có ông già Noel sẽ đem đến cho chúng những món quà ước mơ nếu chúng biết cố gắng làm một người tốt, con ngoan, trò giỏi, bạn hiền và đủ thứ những đức tính tốt khác:
– Trên cuộc đời này luôn có những người bất hạnh hơn ta ! Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau con nhé !

Tôi không chắc lắm là từ bao giờ đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi nhận thức ra rằng ông già Noel không thể chui qua ống khói để vào nhà đặt quà giáng sinh cho nó ở dưới gốc cây thông được, vì nhà tôi dùng máy sưởi trung tâm bằng gas đun nước nóng, rồi máy tự động bơm nước tuần hoàn vào hệ thống ống dẫn nước tới từng phòng.

Nhưng cho tới tuổi „teen“ (13 tuổi trở lên) đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi vẫn say mê phim hoạt họa của Walt Disney, của Pixar, với hình ảnh ông già Noel cưỡi xe tuần lộc đi phát quà. Nó đã từng há hốc miệng theo dõi phim „The Polar Express“ kể về một cậu bé luôn tin rằng ông già Noel là có thật, nhưng người nhà của cậu bé và tất cả mọi người đều khẳng định là chuyện hoang tưởng. Trong đêm Giáng sinh, cậu gặp một chuyến xe lửa tốc hành tới Bắc-Cực đi ngang qua nhà mình. Cậu bước lên tàu và bắt đầu chuyến phiêu lưu đầy kỳ thú đến xứ sở của ông già Noel.
Phim kết thúc bằng cảnh cậu bé tìm thấy quả chuông lúc lắc mà cậu được ông già Noel tặng trước khi rời Bắc-Cực, và chỉ mình cậu nghe được tiếng rung trong veo của nó do cậu đã tin rằng những điều diệu kỳ trong cuộc sống luôn hiện hữu.

Tôi phải cám ơn Walt Disney, Pixar, cám ơn … Andersen. Không có họ, đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi chẳng bao giờ tin có ông già Noel, chẳng bao giờ tin những điều kỳ diệu có thể xảy ra ở cuộc đời này. Và đó là chuyện buồn nhất cho tuổi thơ. Vì niềm tin sẽ gieo hy vọng. Có hy vọng mới có cố gắng.
Cựu Tổng Thống Đức – ông Richard von Weizsäcker – từng nói „Die Hoffnung führt uns weiter als die Furcht“ (Hy vọng dẫn ta tiến xa hơn là sự sợ hãi).

Phim The Polar Express dài hơn 1 tiếng rưỡi nên các bạn có thể xem phim hoạt hình 3D Cô bé bán diêm ở đây, dài khoảng 9 phút rưỡi thôi.

Chúc các bạn một mùa Giáng Sinh an lành.

Tìm hiểu tiếng Việt, chữ Việt của chúng ta

Đa số người Việt sống lưu vong ở nước ngoài như … tôi thường ôm ấp hoài bão „bảo tồn văn hóa“ dù chẳng biết thế hệ con, cháu nội ngoại, chắt chút chít chũm chĩm với những cái tên lạ lẫm như Otto, Friedrich, Jutta, Anja v.v. chúng nó còn nói tiếng Việt, biết phong tục tập quán Việt Nam hay không nữa? Ôm mà không ấp thì không ra trứng, ra trứng rồi mà không biết cách „marketing“ thì trứng sẽ thối, bị đáp vào thùng rác không thương tiếc.

Hôm nọ sang thăm thằng bạn học cũ, tá túc trong phòng làm việc của nó với một tủ sách to đùng, tối ngủ chỉ sợ đổ ập đè vào người. Lạ giường, tẩn mẩn bên kệ sách thấy có quyển „Tôi tập viết tiếng Việt“ của ông Nguyễn Hiến Lê. Tôi gọi „ông“ có nghĩa là gọi theo vai vế chứ không phải „ông“ là đại danh từ nhân xưng ngôi thứ ba vì ông là bạn của ông ngoại, cùng học trường Bưởi, thường đến nhà chơi mạt chược với ngoại. Tôi nhớ ông có dáng gầy gầy, da ngăm, lưng hơi khom và có khuôn mặt xương xương giống ngoại. Hình như mấy ông bạn của ngoại ai nhìn cũng mài mại giống ngoại, có lẽ do cùng xuất thân từ miền quê hương đất bắc mà trong trí óc non nớt của tôi ngày ấy nó xa lắc xa lơ tôi không thể nào tưởng tượng ra nổi. Trong quyển này ông phân tích những sai lầm khi hành văn tiếng Việt mà ngay cả nhiều nhà văn nổi tiếng cũng mắc phải. Ông viết rất dễ hiểu, không sáo ngữ, khiêm tốn mà thuyết phục, thật không hổ danh (trích Wiki) „là một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế,…“

Ông Nguyễn Hiến Lê sinh năm 1912, tức là thế hệ … 1x, 2x. Thế hệ 5x, 6x như chúng tôi coi như … lỡ một mùa xuân rồi vì đã thành „ba rọi“, tiếng Tây tiếng U thì vừa đủ để kiếm cơm, tiếng Việt thì vừa đủ để … mắng con. Nhưng may quá còn thế hệ 3x, 4x ở giữa như mẹ tôi, lâu lâu xổ một câu ngạn ngữ để dạy cháu ngoại, mặc nó có hiểu hay không hoặc sau đó nghe nó kết luận một câu xanh lè, trống không: „Bên Đức khác mà bà !!!“.

Thế hệ „giữa“ còn có cậu Mười của thằng bạn tôi, cậu Tiền Vĩnh Lạc. Cậu không dáng gầy gầy, không lưng khom, không da ngăm, cũng không đến từ miền quê hương đất bắc mà trong trí óc non nớt của tôi ngày ấy nó xa lắc xa lơ tôi không thể nào tưởng tượng ra nổi. Cậu biên soạn cuốn Tìm hiểu tiếng Việt, chữ Việt của chúng ta, con cháu ráp lại đánh máy và hiệu đính, gần 2 năm nay bây giờ đã hoàn tất. Thằng bạn kể:
„… Xưa tính là làm 2 cuốn Thượng và Hạ mỏng, hoặc 1 cuốn thiệt dày như tài liệu sách giáo khoa giảng dạy tiếng Việt. Nhưng mấy chị em bàn kỹ với nhau, cắt xén rất nhiều và rút gọn lại  thành 1 cuốn, 290 trang, thay vì 2 cuốn mỗi cuốn 200 trang, cho đỡ tiền in. Sau này nếu có dư tiền thì sẽ ra cuốn thứ hai. Cuốn này chủ yếu dạy tất cả văn phạm, cách dùng từ chính xác, cách phân biệt các loại từ để không bao giờ viết sai chính tả, một ít văn vần thôi, tóm lại tất cả những gì về giảng dạy văn phạm tiếng và chữ quốc ngữ đều nằm trong này.
Ấn loát ở Việt Nam thì rẻ, nhưng sẽ bị tự ý sửa nội dung không hỏi ý kiến tác giả, mà sách giáo khoa cho thế hệ mai sau nếu in sai một ly là đi một dặm, cho nên chỉ in ở Úc và Mỹ với số lượng cũng rất khiêm tốn …“

Sách tặng, không bán. Hình bìa do thằng bạn Don „Ăng-Lê“ thiết kế. Dự tính ngày lên khuôn là khoảng đầu tháng 6, trong 2 tuần sẽ in xong. Không biết sẽ có tái bản hay không. Nếu đủ thời gian thì năm sau cũng vào tháng 6 sẽ ra thêm 1 cuốn giáo dục nữa. Từ bây giờ tới đầu tháng 6 nhờ các bạn hỏi dùm, nếu có ai muốn đặt làm của hồi môn cho con gái, quà sinh nhật cho con trai, gối đầu giường cho cháu nội ngoại, hay thực tiễn hơn nữa là làm tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho các lớp Việt ngữ thì vui lòng liên lạc với Hồng, aka (as known as) Aza Lee, nếu đặt kha khá thì giá thành của mỗi cuốn có thể xuống, rẻ hơn một bữa ăn tối với thịt bò áp chảo tại tiệm Steakhouse Á-Căn-Đình Maredo.

Cám ơn các bạn trước.
************************************************************************************************************
Bài blog này đề ngày 11.05.2017 mà không hiểu sao nó bị chìm đâu mất, hôm nay vô tình lục lọi tìm một đề tài cũ mới thấy bài vẫn đang nằm chờ được nở hoa.
Thôi thì xin tạ lỗi cùng các bạn.
Sách dưới dạng pdf hiện được đăng ở đây.

Điều hay Chấp

Cuối tuần đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi ghé về thăm nhà. Tôi hỏi nó :
– Con có cần tiền tiêu không ?
Không dám hỏi nó có „thiếu tiền“ không, vì „cần“ là nhu cầu tạm thời để đổ xăng cho đầy bình, còn „thiếu“ là tình trạng bình xăng có lỗ thủng, chớ dại mà nộp mỡ miệng mèo.
Nó trả lời:
– Dạo này con nhận dịch giấy tờ từ tiếng Anh sang tiếng Đức nên cũng có tiền rủng rỉnh mẹ ạ !
Tôi e ngại:
– Rồi còn thì giờ học hành không hả con ?
Nó khoát tay:
– Con hỏi cụ Gồ ! Đức sang Việt thì cụ ấm ớ hội tề lắm, còn Anh sang Đức cụ dịch như gió, có điều sau đó con phải chỉnh lại, thêm Tí-Phần-Hồn vào mới ăn tiền người ta được.

„Tí-Phần-Hồn“ là do tôi dịch từ tiếng Đức „etwas Menschliches dazu tun“, tức là soạn sửa lại cho đúng như cách hành văn của loài người từ gốc khỉ đột thoát xác với Bàn-Tay-Năm-Ngón-Em-Vẫn-Kiêu-Sa, chứ không phải máy tính cụ Gồ phun ra thế nào là nhất nhất sao y bản chánh như vậy.

Vượn hú, chó sủa, gà gáy. Nhưng Bàn-Tay-Năm-Ngón-Em-Vẫn-Kiêu-Sa thì biết nói. Nhiều ngôn ngữ dù có thể cùng một nguồn gốc như xuất xứ từ tiếng Phạn, tiếng La-Tin, tiếng Hán v.v. trải qua bao nhiêu thế hệ đã trở thành ngôn ngữ đặc thù của một dân tộc. Cho nên khi dịch từ tiếng nước này sang tiếng nước khác không đơn giản chỉ dịch từng chữ ghép lại vì sẽ giống như kiểu … Denglish: „My english is not the yellow from the egg, but it goes“ được dịch từng chữ một từ câu „Mein Englisch ist nicht das gelbe vom Ei, aber es geht“ (tiếng Anh của tôi không khá lắm, nhưng cũng tàm tạm). Hay buồn cười hơn nữa là nếu muốn nói với người Anh, người Mỹ câu „Ich glaube, ich spinne“ (chắc tôi đến hóa rồ mất thôi) mà phang ngon ơ là „I think, I spider“ thì họ sẽ ngẩn ra khi chả thấy nhện đâu cả.

spiderTiếng Việt cũng vậy. Rất nhiều hội đoàn ở hải ngoại dùng chữ „ban chấp hành“ để gọi nhóm những người được bầu lên thay mặt hội viên điều hành công việc của hội. Trong một  quốc gia, „ban điều hành“ là bộ phận do công dân tin tưởng bỏ phiếu bầu lên, giao trách nhiệm điều khiển guồng máy chính phủ, có tên gọi riêng rất văn chương là „Nội Các“, gồm các tổng bộ trưởng. Trong một công ty, một hãng xưởng, „ban điều hành“ là bộ phận do cổ đông tin tưởng bỏ phiếu bầu lên, giao trách nhiệm điều khiển vấn đề kinh doanh, với mục đích tìm cách giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng giá trị cổ phiếu. Trong một hội đoàn „ban điều hành“ là bộ phận do hội viên tin tưởng bỏ phiếu bầu lên, giao trách nhiệm lo toan công việc của hội.

Chữ „điều“ là động từ – khác với „điều“ là danh từ có nhiều nghĩa như màu đỏ, lời nói, cớ sự, đoạn, khoản – không bao giờ đi một mình mà bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng từ ghép như điều hành, điều khiển, điều trị v.v. Theo tự điển Khai trí Tiến Đức „điều“ có nghĩa là „sắp đặt, làm cho vừa vặn“.
Còn „chấp“ có nghĩa là „cầm, giữ, nhận“ như „chấp chính“ là cầm giữ quyền chính trong nước. Là động từ, nên „chấp“ phải đi với danh từ như chấp đơn, chấp lễ, chấp lệnh v.v.

Vậy thời là „chấp“ hay „điều“ ?
Là „xoay“ hay „chỉnh“, là „chịu“ hay „tuân“ ?

Từ 中央執行委員, đọc theo âm Pinyin từng chữ một và theo đúng kiểu Lý Tiểu Long xuất chưởng từ phải sang trái là „wěiyuán zhíxíng zhōngyāng“, ủy ban thi hành trung ương. Chữ 執 ở đây không có nghĩa là „chấp“ mà đi chung với 行 đọc là „zhíxíng“, chuyển âm Hán-Việt là „thi-hành“. Dịch „chấp hành“ thành ra đầu gà đít vịt, theo kiểu âm là „thi“ (zhí) nhưng chữ là „chấp“(執) thành ra một kiểu Trung-Việt (xin chớ đọc và bỏ dấu thành … Trứng Vịt), tương tự như Denglish „I think, I spider“. Tên gọi cũng nói lên suy nghĩ của người dùng, đầy sự phục tùng, nhận, chịu và „thi-hành“ theo đường lối „ủy ban trung ương“, không ý kiến ý cò gì ráo trọi.

Nhiều người cho rằng Hán-Việt là tiếng ngoại lai, cà răng căng tai, không ai ưa nói. Thật ra ngày xưa người Việt không có chữ viết, nhưng có thổ ngữ riêng, dần dần phát triển dùng chữ Hán để chuyển thành ngôn ngữ độc lập cho mình. Vì vậy, văn viết xưa vẫn là chữ Hán, dần chuyển sang chữ Nôm, rồi do người Việt ở hiền gặp lành nên được ông A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ (亞歷山德羅, Alexandre de Rhodes) chuyển thành:

Sách quốc ngữ
„Chữ“ nước ta,
Con cái nhà,
Đều phải học.

Hết phải bi bô

Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm

để „vẽ“ … mỗi một chữ „đức“ 德.

Ví dụ điển hình:
Tên „Hồng“ là tên do ông nội tôi đặt, nguyên thủy là „Hường“, nhưng nghe „nhà quê“ quá nên ba má tôi đổi thành „Hồng“ – con đội ơn ba má đã không vâng lời ông nội. Bác Tư, bà bạn người Hoa của ba má tôi, toàn kêu tôi „Hóng“ vì bác nghe ba má tôi réo:

 – Hồng ơi, ra chào bác đi con.

Tôi chào xong xin phép bác:

– Dạ mai mốt bác Tư gọi con là … „Mai Khôi“ nghe bác, tại tên con hiểu theo nghĩa hột vịt lộn là hoa hồng, là 玫瑰 (méiguī), bác nghe ba má con kêu „Hồng“ rồi nhại lại „Hóng, Hóng“ theo tiếng Hán 红 là màu đỏ thì thà con tên … Thị-Hường cho xong bác ạ !

johnsonSamuel Johnson, học giả nổi tiếng người Anh vào thế kỷ 18 từng nói „Language is the dress of thought“, ngôn ngữ là trang phục của tư tưởng. Người đẹp vì lụa, tại sao lại làm nghèo tiếng Việt đi bằng cách dùng từ không chính xác ? Mình dùng chữ trật không sửa thì con mình cũng sẽ dùng chữ trật, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi sẽ không phân biệt được „cần tiền“, „thiếu tiền“ hay „hết tiền“ mà chỉ biết là đang … „không tiền“.

Mỗi ngày, mỗi ngày, như con kiến bé nhỏ cần cù, chúng ta cố gắng cất lên tiếng nói chân chính là xử dụng đúng ngôn từ của người Việt. Tới lúc „đầy tổ“ là lúc mọi người sẽ xử dụng đúng từ ngữ tiếng Việt có văn hóa, không phải thứ tiếng Việt „đánh đồng mọi thứ như hiện tại“. Tất cả đều là chủ tịch, từ chủ tịch nước đến chủ tịch thành phố, quận, hội đoàn. Đô trưởng, tỉnh trưởng, lý trưởng, xã trưởng gì cũng … cá mè một lứa, bán giá giống nhau, mua mau kẻo hết. Hoặc là những từ như „báo cáo“ được xử dụng trong mọi tình huống: „Dạ em báo cáo thủ trưởng, con xin báo cáo cho cả gia đinh bà con hai họ là chúng con dự định lấy nhau“, „i“ ngắn, „y“ dài lỏng chỏng lẫn lộn như kỹ-thuật – kỹ là khéo – thành „kĩ“ là … kỳ cục, là quái dị, là áo dài bị cắt ngang tà cái rẹt. Đây là thứ văn hóa làm nghèo đi tiếng Việt.

Bắc thang lên hỏi ông trời
„Điều“ thay cho „Chấp“ có đòi được chăng ?
Ông trời nổi giận mắng rằng
Muốn thời phải được, mần răng hỏi trời ?

Hãy cố lên các bạn !!!
Vì con, cháu, chắt, chút, chít của chúng ta.

churchill

Déjeuner du matin – Bữa điểm tâm

Bữa điểm tâm
Hắn thong thả rót cà phê
Vào tách trắng
Và hắn nhìn sữa đặc lắng
Quyện vào nhau
Từng viên đường ngọt trắng phau
Dần biến dạng
Hắn khuấy cà phê lơ đãng
Khói thuốc cay
Những vòng tròn nhỏ bay bay
Mờ mắt hắn
Gạt tàn ngập đầu lọc ngắn
Không nhìn tôi
Vơ vội vàng chiếc áo tơi
Màu áo bạc
Ngoài trời mưa rơi lác đác
Tôi ngơ ngác
Tìm bóng hình hắn trong tay
Chợt thấy mắt mình cay cay
Tôi bật khóc
Übersetzt von mir, 1983
Photographer: Đặng Đình Nghĩa
 cafe

Déjeuner du matin
Jacques Prévert

Il a mis le café
Dans la tasse
Il amis le lait
Dans la tasse de café
Il a mis le sucre
Dans le café au lait
Avec la petite cuillière
Il a tourné
Il a bu le café au lait
Et il a reposé la tasse
Sans me parler
Il a allumé
Une cigarette
Il afait des rondes
Avec la fummé
Il a mis les cendres
Dans le cendrier
Sans me parler
Sans me regarder
Il a mis
Son chapeau sur la tête
Il a mis
Son manteau de plui
Parce qu´il pleuvait
Et il est parti
Sous la pluie
Sans une parole
Sans me regarder
Et moi j´ai pris
Ma tête dans ma main
Et j´ai pleuré

Mưa Sàigòn

Deutsch

Foto von manhhai

Ở xứ này người ta hay có những bài tả cảnh mùa đông tuyết rơi phủ trắng trên các cành cây thông rất ư là lãng mạn. Tôi sinh ra và lớn lên ở Sàigòn, nơi chẳng khi nào có tuyết rơi, cái duy nhất rơi từ trên trời xuống là … mưa. Không biết các bạn còn nhớ mưa Sàigòn ra sao không ? Riêng tôi, mãi đến bây giờ tôi vẫn mang ach ách trong lòng một thắc mắc là không hiểu các nhà văn, nhà thơ có một bộ não cấu trúc khác tôi như thế nào mà họ có thể biến những cơn mưa Sàigòn thành những bài thi ca cũng không kém phần tình tứ như những bài tả cảnh mùa đông rét căm căm ở nước đức này.
Ngày xưa nhà bà ngoại tôi ở chợ Bàn cờ, khu Nguyễn Thiện Thuật. Cứ đến mùa mưa là mười lần cả mười, nước mưa cứ tràn vào nhà chẳng đợi ai mời mọc. Mưa Sàigòn là mưa nhiệt đới, tức là mưa giông, khi sắp mưa thì trời tối xầm hẳn lại, chỉ một lát sau là đổ mưa như trút. Lúc còn bé tôi hay mong mưa xuống, một phần vì cái nóng ngột ngạt của Sài thành, một phần vì được ra đường tắm mưa thoả thích. Nước mưa mát rượi và đổ xuống ồ ạt, không chảy rỉ rỉ như nước ở cái vòi hoa sen cà tàng nhà ngoại tôi.
Khi tôi vào trung học không còn tắm mưa với lũ bạn hàng xóm nữa tôi mới bắt đầu khám phá ra cái bề trái của những cơn mưa hè Sàigòn vì tôi phải phụ bà ngoại những lúc mưa đổ xuống. Phụ gì ư ? Khi trời bắt đầu đổi qua màu xám báo hiệu cơn giông sắp đến là tôi cùng ngoại tôi đi quanh nhà, dùng chổi khua hết những đồ dưới gầm bàn, đi-văng, tủ, chạn v.v… Phần hai là khuân những đồ cần tránh thấm nước như thùng gạo, bếp lò … lên những chỗ cao hơn. Rồi tôi có nhiệm vụ „di tản“ chú mèo tam thể yêu quý của ngoại tôi lên lầu, không phải vì nó què quặt không đi được mà vì nó không chịu đi tránh mưa, chỉ lo rình rập những con chuột sắp bị nước mưa lùa ra khỏi những chỗ mà ngày thường có ba đần sáu tay nó cũng không tài nào mò vào bắt được. Nhưng lúc này thì ngoại tôi không cần nó thể hiện cái chức năng trời ban cho đấy vì đằng nào thì lũ chuột cũng sẽ chết … đuối khi nước mưa dâng cao, nó lẩn quẩn dưới nhà chỉ làm ngoại tôi mất công vớt nó lên trong tình trạng … ướt như chuột lột mà thôi.
Sau khi đã làm những việc „phòng thủ“ thì việc cuối cùng là dùng bao tải, giẻ lau nhà, chặn những khe hở ở các cửa ra vào. Ðây là một việc làm hoàn toàn … tuyệt vọng giống như khi đê sắp vỡ thì người ta mới hối hả dùng những bao cát chất đè lên nhau với hy vọng cỏn con là cản được phần nào sức nước lũ. Khi đã hoàn thành các nhiệm vụ phòng chống thì tôi leo lên đi-văng ngồi chờ mưa … tràn vào nhà. Lúc đầu nước mưa còn sạch lắm, có thể nhìn thấy các mẫu gạch hoa trên sàn nhà. Nước càng dâng cao thì càng đục dần vì hoà lẫn với mực nước … cống cũng từ từ dâng theo. Rồi thì sẽ thấy vài chú gián nổi lều bều bên cạnh những vật không chờ lại gặp, không tìm lại thấy, như một chiếc dép cao su cũ đã thất lạc từ lâu, bao ny-lon thủng, vài chú lính bằng nhựa của em tôi …
Trưa hè Sàigòn ngồi vắt chân thưởng thức cảnh „lụt miệt vườn“ (ngoại tôi hay gọi đùa như vậy để so sánh với cái lụt lớn hàng năm ở miền trung bao giờ cũng làm dân tình xất bất xang bang cả) ngẫm nghĩ lại cũng khá thú vị các bạn ạ !!! Với điều kiện bạn … không phải bước chân ra khỏi nhà. Nhà ngoại tôi ở gần một bãi rác công cộng, nưóc mưa dâng lên cuốn theo hàng loạt rác rến đủ loại, người đi bộ vừa phải bì bõm chống cự với mưa, vừa phải dùng tay gạt ra các thứ rác mà tôi xin mạn phép không tả huỵch toẹt ra đây để các bạn còn đủ can đảm đọc tiếp bài văn tả cảnh „Mưa Sàigòn“ của tôi.
Ðó là những ký ức của tôi khi nhớ về mưa Sàigòn. Mới đây nhận được thư của nhỏ bạn ở Việt nam. Nó viết „…Sàigòn dạo này ngày nào cũng mưa nên cũng không nóng lắm. Hôm thứ sáu vừa rồi mưa một trận lớn, tao nghe bọn trong văn phòng nói đến mãi 9 hay 10 giờ tối tụi nó mới lóp ngóp bò được về nhà vì mưa lớn, ngập lụt khắp nơi, xe ô tô, xe gắn máy chết máy kẹt đầy đường, không có chỗ mà đi nữa. Thật là rùng rợn.  Mày biết đường phố Sàigòn sạch thế nào rồi, nước ngập, rác rưởi trôi lềnh bềnh táp hết vào người.  Tao nhớ lại mấy chục năm trước tao bị lội mưa tràn ngập ở đường Nguyễn Thiện Thuật nhà mày rồi, kinh lắm  …“
Nếu có ai hỏi tôi:
– Trên cuộc đời này cái gì mãi là vĩnh cửu ?

Tôi sẽ không ngần ngại trả lời :
– Mưa Sàigòn

Der Regen von Saigon

Tiếng Việt

Foto von manhhai

Schneefall ist für mich ein besonders unangenehmes Ereignis. Es ist ein Vorwarnzeichen für Winter, Kälte, Dunkelheit und … Eiskratzen, nicht so poetisch wie etwa
Du bist eine weiße Flocke,
Ein himmelentsprungenes Kind
Und wirbelst – licht und selig
Dahin durch Wolken und Wind.

(Felix Dörmann,1819-1895)

Ich bin in Saigon geboren und aufgewachsen. Dort gibt es kein Schnee. Das einzige, welches von oben herunterfällt ist … Regen. Kennt Ihr den Regen von Saigon? Es ist mir bis heute ein Rätsel geblieben, wie der Regen von Saigon in der Literatur dargestellt wird: romantisch, verträumt, der Liebe entsprungen usw. Alles Lüge !!! Der Regen von Saigon ist genauso grässlich wie der Schnee.
Das Haus meiner Oma lag nah am Zentrum der Hauptstadt. Bei jedem Regen wurde es überflutet. Der Regen von Saigon ist ein tropischer Regen: wenn es regnet, wird man im Nu nass. Der Niederschlag kommt plötzlich und spontan, angekündigt durch riesige, böse, schwarze Wolken und erschreckenden Donner. Seine Tropfen schlagen ein wie Bomben. Aus den paar Tropfen am Anfang wird schnell ein Wasserfall.
Wir Kinder liebten den Regen. Uns war es nicht so wichtig, dass er uns bis auf die Unterwäsche durchweichte. Der Regen war für uns in den heißen Sommertagen ein Geschenk des Himmels.

Als ich älter war und den Regen nicht mehr als abkühlendes Duschbad genoss, entdeckte ich seine Kehrseite. Wenn es am Himmel krachte und donnerte, musste ich meiner Oma bei der Evakuierung helfen. Mit einem Besen suchten wir nach abgestellten Sachen unter den Schränken, Tischen, Kommoden. Dann wurde alles hochgestapelt, was eventuell nass und somit ungenießbar oder unbrauchbar werden könnte: Reisurne, Herd … Ich hatte noch eine Sonderaufgabe: und zwar die Evakuierung der Lieblingskatze meiner Oma. Die Flut wird die Ratten aus ihren Löchern treiben. Ein Festmahl für die Katze, denn in der Regel musste sie dafür hart arbeiten, weil es so viele Konkurrenten in der Nachbarschaft gab. In fast jedem Haushalt wurde mindestens eine Katze, wenn nicht eine ganze Katzenfamilie, gehalten.
Der letzte Akt der Evakuierung war eher ein technischer Teil der Vorkehrung, d.h. es wurden Lappen hinter die Haustürspalte gestopft. Dies war verzweifelter Versuch, wie der Einsatz von Sandsäcken zur Deichverteidigung: das Wasser kam trotzdem uneingeladen hinein. Am Anfang konnte ich noch das Muster der Bodenfliesen sehen. Nach und nach wurde das Wasser trüber, weil es mit Abwasser gemischt war, das ebenfalls hochkam. Blubb !!! Ein verlorener Hausschuh tauchte auf. Blubb !!! Ein Spielzeug von meinem kleinen Bruder. Und unzählige im Wasser schwimmenden Kakerlaken.
Es war recht amüsant, das „dörfliche“ Hochwasser zu beobachten (so hat meine Oma es genannt, im Gegensatz zu dem jährlich wiederkehrenden Hochwasser in der Mitte Vietnams, das große Schäden anrichtet). Es sei denn, man musste aus dem Haus. Die Straßen wurden nicht nur überflutet, sie waren auch zum Beförderungsmittel von Müll aller Arten geworden. Ich verzichte hier auf die Aufzählung der im Wasserstrudeln befindlichen Müllsorten. Es könnte dem Leser das Weiterlesen erschweren. Für die Menschen auf der Straße war die Suche nach einem geeigneten Platz, um sich unterzustellen, ein bitterer Kampf.

Vor kurzem schrieb mir meine Freundin aus Vietnam: „… Es ist zurzeit nicht sehr heiß hier in Saigon. Letzten Freitag gab es ein heftiger Regen. Einige meiner Kollegen kamen erst sehr spät Abend propennass nach Hause, weil die Straßen überflutet waren. Autos, Mopeds blieben stecken. Die Gassen wurden mit Menschen bevölkert, die wie Waschlappen aussahen. Ich kann mich noch sehr gut erinnern: einmal war ich bei Dir zum Lernen, der Regen brach plötzlich ein, und ich musste mit dem Fahrrad nach Hause. Es war grauenvoll …

Wenn mich jemand fragt:
– Was ist ewig auf dieser Welt?

werde ich ohne zu zögern antworten:
– Der Regen von Saigon.