Ba Tàu và Câu-Tiễn-Kiếm

Theo gia phả, 13 đời trước bên ngoại tôi là người Tàu. Nhiều người cho rằng phải kêu là „người Hoa“ vì „Tàu“ nghe không được lịch sự. Một bạn học cũ, Lê Anh Dũng, đã bỏ công tìm tòi và giải thích cặn kẽ cái gốc gác „ba Tàu“ của tôi. Tôi mạn phép đăng lại những gì Don – tên „Ăng-Lê“ của hắn – đã chịu khó sưu tầm để „giải đáp thắc mắc“ cho đứa bạn không hiểu sao cứ thích ăn Điểm-Sấm (chú thích: tôi cũng thích ăn phở nhưng hủ tiếu mới là món khoái khẩu nhất của tôi).

„Ba Tàu còn có một giai thoại có thật, được kể từ miệng của mấy người bạn gốc Hoa của ba tui mà rất it ai biết tới, kể cả những bậc học giả Việt Nam lão thành.
Khi những người dân các tỉnh Quảng, Phúc và Chiết không chấp nhận nhà Mãn Thanh, một số vùng lên khởi nghĩa, bị quân Thanh càn quét chạy ra biển, theo dân tị nạn chiến tranh, ùn ùn trốn sang Việt Nam. Khi họ đến cửa ải và các cảng Hội An, Hải Phòng, lính của mình hỏi họ là ai, từ đâu tới, thì họ bảo rằng họ là „bô đào dân“, có nghĩa là chạy trốn, đào vong trốn quân triều đình nhà Thanh, tức là người tị nạn, mà âm tiếng Quảng, tiếng Tiều khi nói lên nghe là „Pô Tàu“, quan quân mình nghe ra thành „ba Tàu“. Từ đó người Tàu bị chết tên là „ba Tàu“. Dân „bô đào“ tị nạn đi sang Việt Nam bằng đường bộ ồ ạt nhiều gấp chục ngàn lần dân đến bằng thuyền. Nhưng trên mạng cứ giải nghĩa dân Tàu đến Việt Nam bằng 3 chiếc tàu gọi là ba Tàu, thiệt là bậy hết sức.
Tóm lại, „ba Tàu“ là 3 sắc dân Quảng, Tiều và Chệt (Chiết), đồng thời còn phát xuất từ chữ „bô đào“, tức là dân đi tị nạn. Ba sắc dân này sợ hai nhà Trịnh-Nguyễn đuổi họ về Tàu, cho nên khi hai chúa Nguyễn Phúc Tần và Chúa Sãi  Nguyễn Phúc Nguyên mở mang bờ cõi phía nam Thuận Hóa, họ xung phong đi liền.  Đa số dân Quảng và Chệt dừng lại ở Saigon-Chợ Lớn, một số nhỏ theo đại đa số dân Tiều vào tận Rạch Giá, Bạc Liêu, Cà Mau, Hà Tiên. Vì thế từ Long An, Tân Thuận trở về miền Tây toàn là dân Việt gốc Tiều. Rồi họ bỏ cách ăn mặc và chải tóc kiểu nhà Thanh, búi tóc như người Nam, mặc áo bà ba, áo dài, học nói tiếng Việt và học làm mắm.  Họ tự bỏ quốc tánh của họ, quên đi dĩ vãng bô đào, xưng là „Duyệt-Làm-Dành“ (Việt-Nam-Nhân) và sống hòa mình với người Việt, nhưng người Việt mình vẫn cứ gọi họ là … „ba Tàu“.

„ba Tàu“ đời thứ 17

Thật ra người Việt cổ sinh sống gần miền Nam nước Tàu ngày nay, xưa là vùng Lĩnh Nam (phía nam núi Ngũ Lĩnh) và một phần của Lĩnh Tây, tức là Vân Nam và Quảng Tây, gồm các tộc Mân Việt, Uông Việt, Bách Việt, Lạc Việt. Vùng đất rộng lớn này một bên là núi Ngũ Lĩnh, một bên là biển, cho nên mới có huyền sử 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển. Ba miền đất lớn phía nam núi Ngũ Lĩnh là đất Quảng, bây giờ là Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây. Đất Mân bây giờ là Phúc Kiến, Triều Châu và Chiết Giang.
Bộ Lạc đầu tiên có chính sử, có chủ quân là vua Thuần Nghiêu, chính là bộ lạc Tào. Đất họ ở là đất Tào. Dân tộc Tàu là Tào dân  – Tào mánh, Tào mán, Tào mín theo âm đọc tiếng Quảng Đông và Tiều.  Mình gọi họ là Tàu bắt đầu từ đó.  Đổi lại dân Tàu gọi chung các tộc Việt sống phía Nam núi Ngũ Lĩnh là Nam Mân (đất Mân phía Nam núi Ngũ Lĩnh, nơi dân Mân Việt ở đông nhất), Mân dân (Mần mánh, Mần mán, Mần mín) hay gọi là Nam dân (Nàm mánh, Nàm mán, Nàm mín theo âm tiếng Quảng và Tiều).  Sau nàu bị hai bà Trưng đánh bại năm 40 mới ghét dân Việt quá đọc trại thành Nam Man.
Các nước Sở, Việt, Ngô thời Xuân Thu xưa lắc toàn là những vùng đất của các chủng Việt mà hai chủng lớn nhất là Thái-Mường (Tais, Tây Âu) và Việt (yue, yueh), như Bách Việt, Bộc Việt, Điền Việt, ở rải rác phía Nam của dãy núi Ngũ Lĩnh, tức là vùng Mân Nam, đảo Đài Loan, Hải Nam và miền bắc của Việt Nam bây giờ. Ngôn ngữ của dân Việt mình và dân Thái có gốc Việt cổ, cũng là tiếng Sở-Việt-Ngô ngày xưa. Tiếng Quảng và tiếng Tiều nghe khá giống với tiếng Việt, khác xa tiếng Phổ thông (Mandarin). Dân Việt cổ sinh sống từ phía nam sông Dương Tử xuống đến miền bắc Việt Nam và phía đông đến tận biển Đông Hải. Nếu không bị các nhà Tần, Hán lấn chiếm thì đất nước của dân Việt lên đến tận sông Dương Tử.


Năm 1965, trong một cuộc khai quật khảo cổ tại Hồ Bắc –  là địa bàn nước Việt ngày xưa trước khi bị Sở diệt – người ta đào được cây kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, đúc bằng đồng điếu, có hoa văn và các đường chạm kỷ hà giống như hoa văn ở các thạp đồng Đông Sơn. Câu-Tiễn-Kiếm khắc chữ Việt cổ mà chính những nhà học giả nổi tiếng của Tàu cũng vò đầu bứt tai không giải mã nổi (chú thích: lúc đọc tới khúc này tôi hình tượng đến cảnh ông A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ – Alexandre de Rhodes – ngồi ngơ ngẩn thẩn thờ không giải mã được chữ Việt bèn tìm cách chuyển đổi sang tiếng Latin quen thuộc với ông hơn).

Trở lại „Câu-Tiễn-Kiếm“. Người Tàu phía bắc như các nước Tần, Tề, Trịnh, Ngụy, Yên, Hàn, Lỗ, Tấn đâu có đồng đâu mà làm kiếm, toàn là kiếm thép, và cũng không có kỹ thuật làm đồ đồng như dân Việt. Nếu có chạm trổ thì đường nét cong cong, uốn lượn chứ không thẳng như kiếm Câu-Tiễn. Sử Tàu cũng có nhắc đến 2 cây kiếm Thư Hùng của vợ chồng Can Tương – Mạc Tà dâng lên cho vua Ngô Hạp Lư, mà Kim Dung có nhắc tới trong cuốn Việt-Nữ-Kiếm. Sách viết là 2 cây kiếm rèn bằng sắt, nhưng sau này người ta bảo là ngộ nhận, vì vùng Chiết giang – Nam Lĩnh không có mỏ sắt, chỉ có các mỏ đồng thau, thế thì 2 cây này cũng như cây của Câu Tiễn phải là cùng làm bằng đồng điếu, tức là mỏ kim loại ở địa phương. Tiếc rằng 3 cây kiếm này giờ nằm ở bên Tàu thì thuộc quyền sở hữu của nó, nếu không thì mình đã có niềm tự hào là tổ tiên dân Việt có nghề làm kiếm tinh vi.

Câu-Tiễn-Kiếm

Xưa có câu „Tề dân phục thương ngọc, Sở chúng ý tạp y“, có nghĩa là „dân Tề đeo ngọc xanh, dân Sở mặc áo ráp nối vá víu“. Nhiều người diễn giải là ý nói người Sở không giàu có như người Tề. Thực sự „tạp y“ – còn có nghĩa là „bách kết y“ – là áo ráp lại từ những miếng nhỏ.
Khu vực các nước Trung thổ như Tề, Tấn, Trịnh có sông Hoàng Hà chảy ngang qua, hai bên bờ và dưới đáy sông người ta tìm được „jade nephrite“ là một loại ngọc quý mà mình thường gọi là cẩm thạch, đá trang sức. Có 2 loại đá khác cũng quý hiếm nhưng thua nephrite là agate, tức mã não màu đỏ (Kỳ-Thạch) và turquoise, tức Lục-Tùng-Thạch màu xanh (khôi thạch). Mình hay nói một người nào có tính tình „kỳ khôi“ tức là tên này „hành sự“ quái gỡ, bất bình thường, nhưng thực sự „KỲ KHÔI“ là tiếng Hán-Việt, tên gọi chung cho 2 loại đá quý này.

Cẩm thạch được dùng làm đồ trang sức và đặc biệt là làm áo quan với những miếng ngọc hình chữ nhật kết với nhau bằng tơ lụa, bọc kín xác chết, vì Cẩm-Thạch được cho là bảo quản xác chết không bị hư thối, hồn được yên tĩnh về nơi cõi lành. Vào thời cổ xưa, dân Tàu, Ấn, dân Lưỡng-Hà-Địa và người da đỏ Inca ở Peru chỉ đeo lẩn quẩn 3 thứ đá này, họa may là có thêm jadeite và opal. Đeo ngọc là cách trang sức của dân Tàu Trung thổ, mà có được ngọc xanh lại càng quý, tức là một kiểu khoe của, ta đây là … đại gia.

Áo quan bằng ngọc thạch

Dân Thái-Lan, Mường, các dân thiểu số ở Việt Nam như Tày, Nùng, Miêu, Ê-Đê v.v. mặc áo đủ màu sắc lòe loẹt, cổ, ngực, tay, vai ráp bằng nhiều thứ vải, hoa văn, chỉ nổi, đăng ten thêu thùa lung tung, đầu kết lông chim, kết khăn đội. Nhưng không phải tại họ thiếu vải, mà chỉ là thời trang „hippy“ của dân Sở ngày xưa. Có nhóm mặc váy dài như dân Lào và Thái Lan. Cũng có nhóm mặc váy ngắn ngang đầu gối như H’Mông, Ê-Đê để dễ dàng đi lại trên vùng rừng núi.  Dân Sở, Việt ở đất Kinh và Dương, du nhập cách ăn mặc của người Trung thổ, nhưng áo dài tay rộng, mặc nhiều lớp vì ở miền lạnh hơn. Còn trang phục của dân Tây Nguyên thì cũng giống dân Văn Lang tức là đóng khố. Tóm lại từ trang phục của dân các nước Sở, Việt, Ngô và khu vực Mân Nam (tức Lĩnh Nam) mà các chủng Thái (Âu) và Việt (Lạc) có phong cách trang phục như vậy. Ngay cả áo tứ thân cũng là tạp y, nhiều mảnh ráp lại. Hoa văn và các hình trang trí của dân Thượng, Thái, Tây Nguyên giống y hệt hoa văn trên cây kiếm Câu Tiễn và các thạp đồng Đông Sơn – Hòa bình, đa số là những đường thẳng chéo qua chéo lại. Còn hoa văn và hình trang trí của Tàu thì cong, dợn sóng mềm mại như mây, hoa, lá chứ không có các đường thẳng kỷ hà.

Y phục người H’Mông

Sở dĩ các tộc Thái, Việt ăn mặc màu mè lòe loẹt vì bị ảnh hưởng của thiên nhiên, cây trái, hoa quả đủ màu sắc, thi nhau nở quanh năm. Vì không có mùa Đông nên dân bản xứ thích màu mè. Họ xâm mình và dùng màu của các hoa quả thoa lên mặt, lên người, giống như bây giờ thiên hạ trổ tattoo và xài make up … Lancôme. Rồi họ dệt vải đủ màu cho đẹp, đem màu sắc vào trang phục. Họ giỏi làm những dãy băng viền áo đủ màu. Trong lúc đó thì quần áo của người Tàu ở lưu vực sông Hoàng Hà làm bằng vải cây gai, cây bông gòn, rất đơn sơ chứ không „hoành tráng“ như phim Tàu bây giờ. Thời Xuân Thu là xa xưa lắm, bất quá là họ thêu viền cổ hay viền ống tay, nên nếu cho rằng dân Sở, Việt mặc bách kết y, tạp y, là dân nghèo ăn bận vá víu thì … bậy quá !!! 

Trước khi các nước Sở, Việt, Ngô, Hán, Tề, Tàu đánh nhau họ cũng giao lưu „fashion show“ ì xèo, bắt chước nhau ăn mặc. Nhưng quốc phục dân Thái, Việt là … technicolor, giống như theo kiểu nhà thiết kế thời trang Tây-Ban-Nha Custo Dalmau, còn dân Tề đeo ngọc xanh thì cũng giống như bây giờ người ta đeo iwatch vậy đó mà“.

Slava Zaitsev fashion show

Tôi không đeo iwatch, cũng chẳng thích cẩm thạch.
Có lẽ bên nội tôi gốc người H’Mông không biết chừng.

Werbung

2 Kommentare zu „Ba Tàu và Câu-Tiễn-Kiếm

Kommentar verfassen

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s