Kiên nhẫn à la 3D

Tiếng Đức có câu „Geduld ist der Schlüssel zum Erfolg“.
Tiếng Việt có câu „Kiên nhẫn là mẹ thành công“.
Nhưng người Đức và người Việt diễn giải câu này khác nhau.

Geduld của người Đức chỉ đơn giản là khả năng đợi chờ (die Fähigkeit zu warten), bắt đầu từ khả năng … đứng chờ xếp hàng ngoằn ngoèo như rắn dù biết có thể khi đến lượt mình thì
Giờ này Thương Xá sắp đóng cửa
Người lao công quét dọn hành lang

(Chiều trên phá Tam Giang, Trần Thiện Thanh)

cho đến khả năng chờ … Marshmallow, một thí nghiệm vào thập niên 60 như sau: 562 trẻ em trai gái lẫn lộn được bỏ ngồi chung trong phòng, mỗi em được cho một cục kẹo Marshmallow xốp dẻo mà con nít rất thích, với điều kiện các em có quyền ăn cục kẹo đó bất cứ lúc nào, nhưng nếu chờ nổi đến lúc có người quay trở lại phòng mà vẫn chiến thắng không bị cục kẹo thơm phưng phức cám dỗ thì được thưởng thêm một cục nữa. Sau 20 năm theo dõi quá trình phát triển của các em này, họ nhận thấy các em nào thuở xưa kiên nhẫn chờ … thời đa số có điểm học cao hơn, ít béo phì hơn, để dành được nhiều tiền hơn và ít mê cờ bạc, rượu chè, hút sách hơn.

Người Việt định nghĩa – theo Wiki – „kiên nhẫn là trạng thái của sự chịu đựng trong những hoàn cảnh khó khăn, có nghĩa là kiên trì đối mặt với sự chậm trễ hoặc hành động khiêu khích mà không biểu hiện sự khó chịu hoặc giận dữ một cách tiêu cực, hoặc kiên nhẫn khi gặp căng thẳng, đặc biệt khi đối mặt với sự khó khăn lâu dài“.
Đấy các bạn thấy đấy, kiên nhẫn đối với con Rồng cháu Tiên được diễn giải là … „chịu đựng“, đồng nghĩa với với „leiden“ của tiếng Đức, là vò đầu bứt tai, lăn lộn đau khổ đi kiếm cái „quai“ (why).

Để giải thích về hai suy nghĩ khác nhau của từ „kiên nhẫn“ tôi xin dẫn chứng ví dụ như sau:
Hôm nọ thấy cô bạn đăng tấm hình „rau câu hoa 3D“ nhìn lác mắt luôn tôi bèn nảy ý định bắt chước, nhỡ có ai mời đến ăn sinh nhật, đầy tháng, tân gia (tân hôn thì không được vì hai họ chỉ nhận phong bì, không nhận thực phẩm) v.v. mang đến tặng là … hết ý vì bên này chỉ mới thấy đế đèn cầy bằng thủy tinh bên trong có hoa 3D mà thôi (xin xem hình).
teelichthalter
Do „mốt“ này tương đối mới, châu Âu chưa nhập, nên tôi i-meo nhờ con bạn ở Sài-Gòn hôm nào đi chợ mua cá lóc nấu canh chua tiện thể mua luôn dùm một bộ kim đặc biệt dành riêng làm „rau câu hoa 3D“. Sau khi hỏi đi hỏi lại „đã mua chưa ?“ – vì không thấy nó đả động đến nguyện vọng của mình gì cả – thì nó trả lời: „Mày xem cái link làm rau câu thì biết, ở đây cần sự tỉ mỉ, phải dùng ống chích bơm nước rau câu có màu vào rồi gắn vào cái đuôi lá hay cánh hoa gì đó. Tao thấy không hợp với mày rồi, làm giữa chừng chắc mày đổ hết nước màu vào làm thập cẩm luôn quá. Tao nhìn mà không hề muốn làm chút nào“.
Giời ơi, sao nó dám khinh thường cái „german mind“ của tôi quá !!! Tuy tôi không phải người Đức (chính) cống nhưng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng cái suy nghĩ, cách hành động, lối làm việc, phong thái … ăn chơi của họ mất rồi vì đã sinh sống ở đây hơn nửa số tuổi đời của mình.
Và như thế tôi quyết định „chờ“. Tôi „chờ“ cả mấy tháng mới nhận được bộ kim 10 cái, khuyến mãi thêm 1 xi-lanh, 1 kim nhụy. Tôi lại „chờ“ mãi mới có dịp để làm, với ý định mang đến dự tiệc sinh nhật mẹ của một người bạn.
Ai cho rằng „sự chịu đựng trong những hoàn cảnh khó khăn“ của tôi kém cỏi thì họ đã lầm to. Sự nghiệp „rau câu hoa 3D“ có lẽ sẽ không bao giờ chấm dứt nếu con bạn tôi không la lên „trễ rồi, đi thôi“, sau khi tôi cặm cụi cả buổi mà vẫn không ra được sản phẩm „rau câu hoa 3D“ nào ra hồn cả.
Nhưng „trái tim á châu“ của tôi không ngủ yên. Hai tuần sau tôi lại bắc bếp, pha màu, bơm xi-lanh. Đi đong nguyên buổi chiều thứ bảy. Con bạn an ủi:
– Nhìn thấy đỡ hơn cái sương mù kỳ rồi !!!
raucau
Tôi đọc được đâu đó trên internet: „Cách thức thực hiện rau câu 3D khá phức tạp, nếu tự học bạn sẽ rất mất nhiều công sức và thời gian để có thể thực hiện được một phần rau câu 3D như ý. Nhưng điều mình nhận thấy rõ nhất sau khi làm thạch 3D là rèn luyện được tính kiên nhẫn, và thấy rõ một điều muốn làm bánh đẹp không thể vội vàng. Mỗi người đều có con mắt thẩm mỹ và tư duy khác nhau nên sức sáng tạo khi làm bánh là vô biên.“
Mèn đét ơi, thì ra từ bé tôi đã bị rèn đức tính kiên nhẫn, huỵch toẹt tiếng Việt „thuần túy“ là phải … „tự học“. Học hoài, học mãi, học miết mà dạ vẫn tối, đầu vẫn đặc, tư duy vẫn khác tư duy … Einstein. Người Đức khác. Cái kiên nhẫn của họ đi đôi với sức sáng tạo. Vì vậy khi thất bại họ không cho đó là vì „thiếu kiên nhẫn“, chỉ đánh giá kiên nhẫn là chìa khóa mở cửa thành công (Geduld ist der Schlüssel zum Erfolg), chứ không phải là „mẹ thành công“, là … „bà má Hậu Giang bất khuất, kiên cường, đảm đang“.

Xét cho cùng, tôi suýt cầm trong tay chìa khóa thành công rồi, vì nếu biết muốn làm „rau câu hoa 3D“ phải dùng loại bột đặc biệt, trong suốt, hoa mới nổi được, thì tệ lắm là lần thứ 2 tôi phải ra được sản phẩm như vầy:
raucau
Chú thích: Hình này do „cô bạn làm rau câu hoa 3D nhìn lác mắt luôn“ kể ở khúc đầu cung cấp, sau khi chỉ dẫn tường tận phải dùng „super clear & strong gelatin 285 bloom, made in Canada“ tại Jelly3D.com, 20 đô-la nửa ký, tha hồ mà mở chìa khóa.

Tiếc rằng xứ Cờ-Lá-Phong-Đỏ ở mãi bên kia bờ Đại-Tây-Dương, không biết bao giờ tôi mới cầm được chìa khóa Kiên-Nhẫn-à-la-3D trong tay đây ?

Werbung

Con bé con tôi, tuổi Dần

Mới đây một người bạn khen nức nở „mày đặt tên con hay ghê nơi“ làm tôi suýt tý nữa phải đi thẩm mỹ viện sửa lại cái mũi tự dưng phồng to quá cỡ thợ mộc, may mà lục lại đống hồi ký viết những vào những đêm lỡ dại uống trà tàu, hai mí mắt giận nhau không thèm nhắm, thì thấy bài ký sự đặt tên con nên mạo muội đăng lại bài này. Có thêm mắm thêm muối chẳng qua do trà tàu rẻ tiền không ướp hương sen hay hương nhài gì ráo trọi.
Bên Đức này người ta có thể tính tương đối đúng ngày sinh của em bé và theo như bà bác sĩ phụ khoa của tôi „bấm quẻ“ … computer thì con tôi sẽ sanh vào năm Dần. Trong thời gian mang bầu tôi mua đủ loại sách về để nghiên cứu tâm lý bà bầu, việc sanh đẻ, việc nuôi dạy con v.v.. trong đó có cả các sách tử vi Đông phương. Khi cô hộ sinh bồng con bé đặt vào lòng tôi, tôi mới có cơ hội đối chiếu tử vi tướng số và … sự thật trần gian.
Theo sách tử vi thì:
-Tuổi Cọp sanh ra đã là lãnh đạo, quyến rũ và kiêu hãnh.
Con bé con tôi chỉ biết khóc oe oe, nằm co ro trong chiếc khăn quấn, mắt nhắm tịt, da dẻ nhăn nhúm.
-Tuổi cọp thích kiếm ăn một mình, thích chính tay rình chụp con mồi.
Tôi thả bình sữa ra thì bình sữa lăn đùng ngay xuống đất.
-Thời gian là điều cốt yếu cho tuổi Cọp. Thà tới trước ngồi đợi chớ không chịu trễ tràng.
Cứ cách hai tiếng tôi lại phải đi nhúng khăn ướt với nước lạnh, đắp vào mặt con bé mới lay nó dậy nổi để bú cho đúng giờ như lời các cô hộ sinh căn dặn.
-Về phía phái đẹp thì tuổi Cọp tuyệt nhiên là vua, có tướng quý phái và được săn đón.
Trong những em bé sinh ra cùng ngày với con tôi ở bệnh viện thì con bé con tôi là đứa duy nhất da dẻ vàng khè, mũi tẹt, mắt hí.
-Tuổi Cọp thường thay đổi tánh khí bất thường, lại thêm tánh căng thẳng hơn người khác nên nếu bị áp lực, tuổi nầy lại đáp ứng không hữu hiệu nên dễ để lộ cảm xúc mãnh liệt cho người khác biết. Cái tật hơi hàm hồ nầy làm cho bạn cũng như thù đều phải né.
Điều này thì tôi công nhận sách tử vi đoán không sai. Chính vì tánh khí bất thường, nửa đêm hay đòi bú bất tử mà không được cho bú là khóc ré lên, nên các cô hộ sinh luôn từ chối không chịu để con tôi nằm ngủ trong phòng cùng các em bé khác mà bắt tôi phải ngủ chung với nó nên từ khi sanh con bé, tôi mắc thêm chứng mất ngủ mãn tính.
Duy chỉ về vấn đề hợp xung thì sách đoán trúng bong.
-Tam Hạp: Tuổi Cọp hạp với tuổi Ngọ (con Ngựa) và tuổi Tuất (con Chó).
Con bé con tôi thích đi xem CHIO – Concours Hippique International Officiel, một cuộc thi tài quốc tế về đua ngựa, cỡi ngựa – và suốt ngày năn nỉ tôi cho nó nuôi một con chó. Nhưng theo sách tử vi thì tôi khắc tuổi Chó nên cái tam hạp của nó không thực hiện được.
-Tứ Xung: Tuổi Cọp kỵ tuổi con Rắn, tuổi con Khỉ và tuổi con Heo (Dần Thân Tị Hợi tứ hành xung).
Con bé con tôi sợ rắn, hay nhát khỉ trong sở thú và chỉ thích ăn Döner của Thổ kẹp thịt cừu chứ không thích loại của Hy lạp kẹp thịt heo.
Vấn đế làm tôi đau đầu nhất là việc đặt tên cho con bé.
Ông anh tôi sinh thằng con trai vào năm Thìn: Trần Vũ Thành Long, diễn nôm ra là … chim hóa rồng, nghe cũng kêu ra phết.
Đứa con gái sanh năm Ngọ nhưng bà vợ hễ nghe ổng hát bài „anh theo Ngọ về“ thì lại lên cơn tam bành cho rằng ông ấy nhớ tới người yêu „tuổi học trò trưa tan trường thương áo trắng em bay“ của ổng nên ổng thêm thắt chút đỉnh thành … Mộng Ngọc, tức là mơ về … Ngọ, hơi cải lương, nhưng tránh được nhiễu sự hà đông.
Thằng thứ ba sinh năm khỉ ổng phang luôn một cái tên rất vương giả: Trần Vũ Hoàng Thân. Dòng họ tôi theo như gia phả thì từ bên Tàu sang Việt nam lập nghiệp từ mười mấy đời trước, vốn nghề nông chứ chả có chút vương thân quốc thích gì sất.
Lúc vào thăm tôi, ổng hất hàm hỏi:
-Đã đặt tên chưa ?
Nếu sanh con trai có thể ổng sẽ phán ngay cho một tên rất „ngầu“ như Phi Hổ (cọp phóng), con gái chắc là … Thúy Dần (con cọp mảnh mai). Khổ nỗi con gái mang tên Dần ở xứ âu tây này thì nghe thô kệch quá. Làm tôi lại nhớ đến chị Dậu trong truyện Tắt Đèn của Ngô Tất Tố. Tôi dám cá cuộc một ăn mười chị ấy phải là tuổi con Gà.
Ấy cái tuổi Cọp này đúng là rắc rối thật.
Hay là tôi chỉ giữ vần „xê“ của chữ „cọp“ thôi rồi đặt chại đi như Mộng Ngọc vậy ? Và quan trọng là phải không có dấu vì người Đức họ sẽ không đánh vần được.
Vần „xê“ thì có những tên hay được dùng như Cẩm, bỏ dấu đi thành Cam, nghe cũng không xuôi tai. Hay là Cát ? Con cháu gái tôi định cư bên Úc mang họ Cát. Nó hay phải thanh minh thanh nga với người Úc rằng nó vốn dòng giống Âu cơ, trải qua nhiều đời sống trên đất liền nên không còn vây như cá nữa và hoàn toàn không dây mơ rễ má gì với họ hàng nhà mèo cả.
Vần „xê đơn“ coi bộ cũng không xong. Tôi chuyển qua vần „xê kép hát“. Tôi thích nhất tên Châu. Diễm Châu, Loan Châu, Trân Châu, Minh Châu, Ngọc Châu, Anh Châu, Mỹ Châu v.v… Có biết bao nhiêu là cái tên Châu để đặt cho con gái thật đẹp. Nhưng tiếng Đức không có vần „ớ“. Châu mà không có dấu thì, hỡi ơi, nó thành ra Châu … chấu.
Cuối cùng còn lại mỗi tên Chi. Vâng, đúng vậy, tên Chi không dấu vẫn là Chi. Có một câu truyện cười như sau.
Một ông khách hỏi tên cô bán hàng:
-Cô tên chi ?
Cửa tiệm đông khách ồn ào, cô ta nghe không rõ bèn hỏi lại:
-Dạ ông muốn hỏi chi ?
-Tôi muốn hỏi cô tên chi
-Không có cô chi ở đây
-Không, tôi không hỏi cô chi
-Không hỏi chi à, thế ông hỏi gì ?
-Có chứ, tôi hỏi cô tên chi ?
-Đã bảo cô chi không có ở đây …
-Tôi không hỏi cô chi
-Không hỏi thế từ nãy giờ ông làm chi đấy?
-Tôi không làm chi, tôi chỉ muốn hỏi cô tên chi


Sau 15 phút ông khách chán nản:
-Xin lỗi đã làm phiền cô
-Dạ không có chi
-Biết rồi, khổ lắm, nói mãi …

So với chị „Dần“ thì tên Chi đã là hay hơn nhiều rồi. Nhưng cũng cần có một cái tên lót chứ ai lại chỉ trơ trẽn tên một chữ như thế ?
Lệ Chi từ điển tích vụ án Lệ Chi Viên, tức vụ án vườn vải, là vụ án mà Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, bị vu oan là giết vua, Nguyễn Trãi và gia đình vì thế phải lãnh án tru di tam tộc.
Kim Chi, nguyên từ Kim Chi Ngọc Diệp tức cành vàng lá ngọc, là một món đồ rất quý, xưa thường chỉ có những „thế gia vọng tộc“ mới có, hoặc được vua ban. Món đồ quý này mang hình ảnh một cây nhỏ với thân cành làm bằng vàng ròng, điểm những chiếc lá xanh được làm từ ngọc bích.
Giao Chi là cành giao, một loại cây san hô có màu xanh hoặc đỏ. Cây giao thường được trồng gần cây quỳnh vì cây giao có cành mà không có lá. Cây quỳnh thì thân cũng là lá, lại không có cành. Hai cây này nếu trồng xen với nhau tạo nên một sự bổ sung hoàn hảo, đủ cành đủ lá. Vì vậy Quỳnh-Giao hay đi đôi với nhau như trong truyện Kiều có câu:
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao

Huệ Chi, Lan Chi, Mai Chi là cành huệ, cành lan, cành mai.
Con bé con tôi thuộc loại cành … cây, không xứng đáng mang những tên hoa mỹ như vậy. Mà đặt tên con ai nỡ đặt Thị này, Thị nọ, không khéo thành Thị Mầu thì chết. Sau nhiều đêm mất ngủ vì nuôi … cọp tôi đã tìm ra cho con bé con tôi một cái tên vừa hoa lá cành lại nửa tây nửa ta nghe cũng không thua gì … Trần Thị Mộng Ngọc.
Đọc đến đây chắc các bạn đã đoán được tên của con bé con tôi ?

Mit FlixBus nach Vietnam

Es, stimmt, wenn man es wortwörtlich nimmt!
Denn wir sind wiedermals mit FlixBus gefahren, diesmal von Aachen zum Bochum Hauptbahnhof, dann mit der U35 weiter zum Landesmuseum Herne, welches direkt über der U-Bahnstation Arch-Museum/Kreuzkriche liegt. Dort befindet sich bis Februar 2017 die Sonderausstellung Schätze der Archäologie Vietnams.
Die Reise zum Land der aufsteigenden Dachen (Thăng Long) dauerte etwa 3:20′ für die Busfahrt und circa 12 Minuten für die Fahrt mit der U-Bahn. Im Vergleich mit einer 11-Stunden-Flug im Flieger in der Holzklasse nach Vietnam ab Deutschland war es wirklich sehr angenehm. Mit Stopover in Mönchengladbach, Krefeld. WLAN inklusiv. Nur keine Stewardessen, die Getränke und Essen servieren.
Ich muss zugeben, nicht der Eintritt von 5€ für den Museumbesuch war ausschlagebend, sondern weil der Spaß mit dem FlixBus uns nur 7€ kostete, denn wir waren von Postbus noch nicht so ganz abgenabelt und bekamen weitere Gutscheine über Spammails, die nur bis Mitte Dezember gültig sind.
Umso waren wir mehr begeistert von der Professionalität der Ausstellung. Es war eher ein Kunstwerk, geschmückt mit den archäologischen Funde. Die Nachbildung des Mỹ Sơn Tempels ragte empor heraus, genau so beeindruckend wie die geheimnisvolle Aura der gigantischen ägyptischen Pyramiden. Die roten Laternen erinnerten mich an die idyllische Hafenstadt Hội An. Der Bronzetrommel Đông Sơn in Schwarz-Weiß sah aus wie kunstvolle Malvorlagen für Erwachsene mit geometrischen Mustern.

img_3386
8m-hohe Nachbildung des Mỹ Sơn Tempels
img_3407
Das Reich Đại Việt (10. bis 19. Jh. n. Chr.)
img_3389
Oberseite des Đông Sơn Trommels

Na ja, eigentlich sollte ich über die Exponaten berichten, und nicht das Drum-Herum. Aber es ist wirklich viel schöner, wenn man life anschaut: die Geschichte Vietnams von der Steinzeit bis zur Gegenwart, gemeisselt in Stein, Ton, Bronze, Eisen, Jade. Kompaktkurs über das Land der Drachensöhne.
Vielleicht sollte ich doch über ein Exponat schreiben, das mich am meistens beeindruckt hat: Inschriftenstein in Form einer Schildskröte, geehrt dem General Lý Thường Kiệt (1019-1105). Die Inschrift berichtete, dass dieser erfolgreiche Schlachten gegen die Cham und zur Abwehr einfallender Armee der chinesischen Song-Dynastie (Nhà Tống) geschlagen hatte. Dafür erhielt er den Ehrentitel „Höchster Lehrer, der dem Land hilft“ (Phụ quốc thái phó), „Der das Land auf einer Säule stellt“ (Thượng trụ quốc), und „Gerechter Kleiner Bruder des Himmelssohnes“ (Thiên tử nghĩa đệ), einen der höchsten möglichen Ehrentitel. 1072, so die Inschrift weiter, ernannte man ihn zum höchstens Militäroffizier (Tể tướng), ein Amt, das mit dem Premierminister vergleichbar ist.
Die Schildkröte, die die Tafel trägt, ist Bí Sĩ, einer der mythologischen „Neun Drachensöhne“. Schildkrötenstelen stellte man für Mitglieder des Hochadels und Beamte der höchsten Ränge auf.

img_3417

Nach dem Kulturgang war der Besuch im Museumscafé ein „Muss“, um Energie für den Bochumer Weihnachtsmarkt zu tanken. Ferner war 5,30€ für Bratwurst mit viel Pommes in gemütlicher Atmosphere nicht zu toppen.

img_3451herne

Nostalgie

Ich reise gern.
Ich rechne auch gern.
So habe ich für die allererste Fahrt mit dem Postbus nach Paris gleich die Postbus Karte mit dem 25%-Rabatt dazugekauft, da laut meiner Rechnung hätte ich bei der 3. Reise nach Paris das Geld für die Postbus Karte wieder wettgemacht.
Ich bin schon zweimal mit Potsbus nach Paris gefahren, das dritte Mal sollte zu Weihnachten sein, denn ich liebe den märchenhaft geschmückten Weihnachtsmarkt auf der Champs-Elysées – die Prachtstraße der französischen Hauptstadt.

Aber Flixbus übernimmt seinen Konkurrenten Postbus und macht mir einen Strich durch die Rechnung. Als Trostpflaster spendete Postbus einen Gutschein in Höhe von 5€. So war ich gezwungen, fieberhaft nach einem Reiseziel bis Ende Oktober zu suchen, um den Gutschein einzulösen. Die Wahl fiel auf Duisburg. Na ja, ich habe von 1991 bis 1993 in Duisburg gelebt, die Stadt aber seit mehr als 20 Jahren nicht wiedergesehen.

Von Aachen aus gondelte Flixbus durch Mönchengladbach, Krefeld und erreichte den Duisburger Hauptbahnhof nach 2 Stunden und 20 Minuten.  Ich habe die Stadt nicht wiedererkannt, einzig die Klinkerfassade des Hauptbahnhofs hat sich nicht geändert. Der Bahnhofsvorplatz war eine Riesenbaustelle.

dui
Der Bahnhofsvorplatz, eine Riesenbaustelle

Ein bisschen Wehmut kam in mir hoch, als ich nach der vertrauten Straßenbahn suchte und nur das U-Bahn-Schild fand. Ohne Straßenbahn war die Königstraße für mich irgendwie zu breit, zu wenig Menschen. Es könnte auch sein, dass die Leuten in den verschiedenen modernen Passagen und Arkarden ihre Samstagseinkäufe erledigten. City Palais, Forum, Königsgalerie und wie sie alle heißen. Sie sahen gleich aus, wie Aquis Plaza in Aachen: hell, steril, teuer. Billigware musste man draußen auf der Königstraße suchen: Teetasse für 1€ bei Woolworth (ja das Geschäft gibt es noch in Duisburg), neonfarbene Schnürsenkel für 3€ bei Foot Locker. TEDi, KODi, 1-Euro-Shop und etlliche Discounter machten sich auf der schönsten Einkaufsstraße Duisburg breit.
Keine Boutiquen. Kein Juwelier. Kein Schickimicki-Laden. Keine … Straßenbahn.

Von Dr Neil Clifton, CC BY-SA 2.0, Link
Von Dr Neil Clifton, CC BY-SA 2.0, Link

Quizfrage: Wo bekommt man heutzutage noch einen superduper Kaffee für 1€?

In Duisburg, bei „Langnese Happiness Station“, rechts schräg gegenüber vom Hauptbahnhof, auf der … Königstraße. Super lecker, hübsch dekoriert, breiter Sessel und kostenlose WC-Benutzung (das rail & fresh WC-Center am Bahnhof verlangt dafür 1€, ohne den superduper Kaffee, versteht sich).

kaffee2 kaffee3

Als wir auf den Flixbus zurück nach Aachen warteten, überprüfte ich nochmal meine Rechnung:

Ohne Postbus Karte
2x Paris        =    92€
1x Duisburg  =    12€
Gesamt          =   104€

Mit Postbus Karte                       =    25€
2x Paris mit 25% Rabatt             =    69€
1x Duisburg mit 5€ Gutschein   =       7€
Gesamt                                         =   101€

Das heißt, ich habe satte … 3€ mit der Postbus Karte gespart und eine ganze Menge Geld für das Shopping in Paris ausgegeben.  In Duisburg habe ich nur 6 schwarze Strumpfhosen und 2 Teetassen bei Woolworth, 1 Paar Schnürsenkel bei Foot Locker, 2 Halsreifen und 4 Ketten bei idee-Shop, 1 Alphabet-Aussteckform bei Cakemart, 1 Lachkürbis bei TEDi gekauft. Mir fehlte noch der Auto-Aufkleber Deutschland-D. Der Verkäufer gab mir den Hinweis, dass der Sticker nur noch bei ADAC zu erwerben ist. Nostalgie halt. Wie die Straßenbahn in Duisburg. Sie fährt immer noch. Unterirdisch und teilt sich die Gleise mit der U-Bahn.

Auch Postbus ist nostalgisch geworden. Ab dem 01. November.

Khi người ta … không còn trẻ

Nhớ thuở còn „đầu đội trời, chân đạp đất“, mùa hè thảy ba-lô, lều, túi ngủ lên xe, lái một mạch ra tận Hoek van Holland, tối nằm duỗi chân trên cát ngắm sao, nghe sóng vỗ rì rầm mơ về một chuyến du lịch bằng phi cơ, khách sạn gối căng phồng, bồn tắm men trắng muốt, xà bông thơm phưng phức …
Hơn 25 năm sau, cốp xe chật cứng nào đồ ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, trà, cà phê, đường, sữa, muối, tiêu, nồi cơm điện, khăn lông, dép đi trong nhà … và một trăm thứ lỉnh kỉnh khác.
Vakantiepark Droomgaard, cách Eindhoven khoảng 45km, Hoek van Holland còn cả trăm cây số nữa mới tới. Một lựa chọn khi người ta …. không còn trẻ.
Một căn nhà nghỉ nhỏ, 37 mét vuông, có bếp, nhà tắm, phòng khách với ti-vi bắt được 5 đài Đức, 2 phòng ngủ cho 4 người, Veranda ngồi hóng mát.
Ban ngày đạp xe qua những con phố nhỏ, hiền hòa, có đèn xanh đèn đỏ dành cho xe đạp. Không có „phố núi cao, phố núi đầy sương“ mà cũng „đi dăm bước đã về chốn cũ“ (Vũ Hữu Định). Tối nằm nghe mưa rơi lộp độp trên mái, nhớ về thuở nào giữa đêm nước mưa tràn, ngập căn lều poncho chơ vơ trên bãi lộng gió.
Ngày xưa thuê chỗ cắm lều chỉ 3 Đức-Mã một đêm, nhà tắm, nhà vệ sinh chung, nước lạnh ngắt, vừa tắm vừa … đánh răng (tức là 2 hàm răng đánh vào nhau), tối ngủ mặc ba bốn bộ quần áo vẫn co ro.
Ngày nay thuê chalet, 45 Euro một đêm, tiện nghi đầy đủ, nước nóng phỏng da, hơi ấm lò sưởi làm mờ cửa kiếng.

Cũng là Camping. Khi người ta  … không còn trẻ.

ampel
Đèn lưu thông dành riêng cho xe đạp
plan
Đi dăm bước

hong2

camping_hong
đã về chốn cũ
55
Chalet M55
img_2989
Phòng khách

img_2988

kueche
Bếp
img_2987
WC
Phòng ngủ 1
Phòng ngủ 1
img_2986
Phòng ngủ 2

Khô Sử

Hằng năm, cứ vào chủ nhật của tuần lễ thứ hai trong tháng 9, nước Đức có ngày „Tag des offenen Denkmals“ (Open Monument Day). Trong ngày này mọi người có thể xem nhiều di tích mà bình thường không mở cửa cho du khách vì lý do sợ hư hại hoặc thuộc về tư nhân, cũng như có những chương trình giới thiệu di tích ít được biết đến.
Di tích thuộc về lịch sử. Lịch sử là môn học không mấy ai ưa thích vì nó khô không khốc. Nhưng tại sao lại có nhiều người hảo nhâm nhi khô bò, khô mực, khô nai, khô cá thiều ? Đơn giản vì nó cô đọng tất cả các vị ngon ngọt, cộng thêm gia vị mắm muối, lại được thưởng thức khi rảnh rỗi ngồi xem ti-vi bên cạnh một chai bia lạnh, sủi bọt trắng xóa.
Và một lần trong năm, vào chủ nhật của tuần lễ thứ hai trong tháng 9, với một chai nước khoáng sủi bọt trong suốt, tôi thưởng thức „khô Sử“, đón tuyến xe buýt „G“ – G chắc là „Geschichte“, có nghĩa là „Sử“ – khởi hành lúc 10 giờ tại bến xe ở trung tâm Aachen. Mỗi năm tuyến đường quanh thành phố Aachen và khu lận cận của 2 nước láng giềng Bỉ, Hòa Lan có thay đổi chút ít tùy theo chủ đề của năm, chẳng hạn năm nay là „Gemeinsam Denkmale erhalten“ (Cùng nhau giữ gìn di tích) nên xe chạy ngang qua những di tích liên quan đến vùng „Ngã ba biên giới“ (Dreiländereck, les trois frontières).
Ở trung học, thầy cô có dạy tôi về chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng không kể tôi nghe nhà ga Ronheider Bahnhof trước kia là đoạn đường sắt lưu thông chính, nối liền Paris-Brüssel-Köln, do độ dốc khá cao của khu rừng Aachen (26,5%) nên phải làm thêm hệ thống dây cáp kéo để câu đầu tàu vượt dốc. Nay không còn dấu tích gì ngoài quán ăn trang nhã mang tên Ronheider Stuben mà ta cũng có thể ngồi ngoài sân nhâm nhi ly cà phê trong một ngày nắng đẹp.
Hay Moresnet. Nhỏ nhất châu Âu. Năm 1823, Phổ (Preußen) và Hòa Lan không thỏa thuận được về tranh chấp khai thác mỏ kẽm (Zink) nên đàm phán biến Moresnet thành quốc gia trung lập (Neutral-Moresnet). Khu Ngã ba biên giới ngày nay – mà hầu như ai có bạn bè từ xa đến thăm đều phải chở lên đó chụp tấm hình kỹ nghệ „Nhất-Dương-Chỉ-Tam-Quốc-Chí“ (một chỉ tay ếm trấn ba nước, tức là để ngón tay lên đỉnh cột mốc đánh dấu nơi biên giới 3 nước Bỉ, Hòa-Lan, Đức giao nhau) – thời đó mang tên Ngã … tư biên giới (Vierländereck) và cũng là điểm cao nhất … „Vùng đất thấp“ (Pays-Bas), với 327,50 mét trên mức mặt nước biển. Năm 1914, Moresnet trung lập rơi vào tay Đức. Với hòa-ước Versailles năm 1919, sau thất bại của Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất, vùng đất này được trả lại vương quốc Bỉ.

3laender
Cột mốc biên giới 3 nước Bỉ, Hòa-Lan, Đức

Hoặc lâu đài Vaalsbroek, nơi có lăng mộ vợ chồng Johann Arnold Clermont. Clermont là người Đức, sinh trưởng trong một gia đình quý tộc ở Aachen nổi tiếng về ngành dệt. Do theo đạo Tin-Lành, Clermont không được ưu đãi mở mang cơ ngơi gia tộc vì Aachen theo Cơ-Đốc giáo. Clermont di cư qua Vaals, thành phố nước láng giềng Hòa-Lan, mua lại tòa lâu đài cũ kỹ điêu tàn Vaalsbroek, tự thiết kế thành nơi cư ngụ, làm việc và xưởng dệt vải. Con đường đi vào trung tâm thành phố Vaals ngày nay mang tên „Von Clermontplein“ (Quảng trường Clermont).

Tượng Clermont ở Vaals
Tượng Clermont ở Vaals

Khô sử rẻ hơn khô bò, khô mực, khô nai, khô cá thiều. Chỉ có … 2 Euro cho một chuyến đi vòng quanh Aachen và các thành phố làng giềng Bỉ, Hòa Lan. Xe du lịch nệm êm như nhung, có máy điều hòa mát mẻ, hướng dẫn viên thuyết minh liên tục 1 tiếng rưỡi đồng hồ, tài xế thiện nghệ lèo lách những con đường hẹp, ngoằn ngoèo nhưng thật thơ mộng của vương quốc Bỉ. Một trùng hợp nữa là chỉ có đồng 2 Euro mới có loại để sưu tập (2-Euro-Gedenkmünze), trên mặt có đúc hình di tích hay sự kiện lịch sử.

roemische_vertraege_belgien_2007
Đồng 2 Euro kỷ niệm 50 năm hiệp ước Rom

Trong Số-Học (Numérologie) Tây phương, số 2 tượng trưng cho mặt trăng. Người có mạng „Số Hai“ tính tình hòa đồng, thích nghi, ân cần, hợp tác. Theo Số-Học Đông phương, số 2 là số Xã hội, thể hiện đặc tính của Âm–Dương (Yin Yang) tượng trưng cho sự nhạy bén, tiến thoái phù hợp, uyển chuyển với thế giới khách quan. Người mạng „Số Hai“ có „Tương” tính: Tương cầu (tìm nhau), Tương giao (gặp nhau), Tương ứng (hợp nhau), Tương thành (giúp nhau), Tương thế (thay nhau), Tương ma (cọ nhau), Tương thôi (xô nhau chứ không phải là thôi nhau đâu ạ!).

Để biết mạng mình thuộc số mấy trong Số-Học dùng bảng dưới để đối chiếu :

1 2 3 4 5 6 7 8 9
a b c d e f g h i
j k l m n o p q r
s t u v w x y z
 ö ä ü

Ví dụ:
Họ Bùi: 2+3+9 = 14 = 1+4 = 5
Tên Tố Hồng: 2+6+8+6+5+7 = 34 = 3+4 = 7
Sinh ngày: 13.4 = 1+3+4 = 8
5+7+8 = 20 = 2+0 = 2

thuộc mạng „Số Hai“.
Nhưng mà tôi thích mình là … „Số Một“ cơ !!!

Déjeuner du matin – Bữa điểm tâm

Bữa điểm tâm
Hắn thong thả rót cà phê
Vào tách trắng
Và hắn nhìn sữa đặc lắng
Quyện vào nhau
Từng viên đường ngọt trắng phau
Dần biến dạng
Hắn khuấy cà phê lơ đãng
Khói thuốc cay
Những vòng tròn nhỏ bay bay
Mờ mắt hắn
Gạt tàn ngập đầu lọc ngắn
Không nhìn tôi
Vơ vội vàng chiếc áo tơi
Màu áo bạc
Ngoài trời mưa rơi lác đác
Tôi ngơ ngác
Tìm bóng hình hắn trong tay
Chợt thấy mắt mình cay cay
Tôi bật khóc
Übersetzt von mir, 1983
Photographer: Đặng Đình Nghĩa
 cafe

Déjeuner du matin
Jacques Prévert

Il a mis le café
Dans la tasse
Il amis le lait
Dans la tasse de café
Il a mis le sucre
Dans le café au lait
Avec la petite cuillière
Il a tourné
Il a bu le café au lait
Et il a reposé la tasse
Sans me parler
Il a allumé
Une cigarette
Il afait des rondes
Avec la fummé
Il a mis les cendres
Dans le cendrier
Sans me parler
Sans me regarder
Il a mis
Son chapeau sur la tête
Il a mis
Son manteau de plui
Parce qu´il pleuvait
Et il est parti
Sous la pluie
Sans une parole
Sans me regarder
Et moi j´ai pris
Ma tête dans ma main
Et j´ai pleuré

Che dù trong sa mạc

A bank is a place where they lend you an umbrella in fair weather and ask for it back when it begins to rain – Robert Frost –

Eine Bank ist ein Ort, wo man Ihnen bei schönem Wetter einen Regenschirm leiht und ihn bei Regenwetter zurück verlangt.

Nhà băng là nơi cho ta mượn một chiếc dù khi trời nắng và đòi lại khi trời mưa.
Gần đây Postbank đã chứng minh câu nói trên của thi sĩ Robert Frost, chẳng những tượng hình mà còn là một sự thật rất … thật.
Từ khi kiếm được đồng tiền đầu tiên do chính sức lao động của mình chứ không nhờ vào tiền hỗ trợ của chính phủ Đức, tôi là là khách hàng trung thành của Postbank.
Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững … gởi tiền Postbank
Nhiều người khuyên tôi chuyển sang nhà băng khác vì khi ta có tiền, rất nhiều nơi chào mời cho mượn dù, ngay cả khi ta đi trên sa mạc vào ban đêm. Chẳng những vậy, tặng thêm 1 cái áo mưa, 1 nón che mưa, 1 túi nhựa không thấm nước và một đôi giầy ống để mang khi lụt cao đến đầu gối ở … Sahara.
Nhưng năm nay, khi nước Đức gặp một mùa hè „trời hôm nay mưa nhiều HƠN rất nắng“ thì Postbank đòi lại dù, và bắt khách hàng trả phí thuê dù 3,90 € mỗi tháng, ai xài dù Online trả 1,90 €.
Tức cành hông. Không phải vì bị đòi lại cái dù ngay lúc mưa dột ở khắp mọi nơi – tiền mất giá, lãi âm, Brexit v.v. – mà vì có cảm tưởng bị chơi xỏ. Ngày xưa „nó“ hứa hẹn cho không, đi theo „nó“ mấy chục năm nay, giờ „nó“ xòe tay đòi trả tiền cho thuê dù, có điên tiết không chứ ? Vì vậy tôi quyết định „say goodbye, xin chàng bảo trọng !“, vẫn còn nhiều chỗ khác sẵn sàng cho tiểu cô nương mượn dù miễn phí.

money-1305116_640Reich wird man nicht durch das, was man verdient, sondern durch das, was man nicht ausgibt.

Dịch trần trụi là Giàu không do biết kiếm ra tiền, mà do biết … không tiêu tiền. Dịch cao siêu là Nếu bạn muốn giàu có, hãy sống tiết kiệm.
Henry Ford, người sáng lập công ty Ford Motor Company, đã nhận thức điều này trước khi tôi sinh ra đời. Ai nói không muốn giàu có, người đó chỉ có thể là Bill Gates hay Mark Zuckerberg. Vì vậy tôi quyết định từ giã „người tình trăm năm“ Postbank.
Sau đây là những việc bạn cần làm nếu bạn cũng xài dù của Postbank và, cũng như tôi, cảm thấy mình bị ai „uýnh lén“ sau lưng:

  1. Tìm một nhà băng nào không lấy phí Online Banking. Tôi chọn Sparkasse Aachen vì có thể xử dụng tất cả các dịch vụ nhà băng như khách hàng bình thường, duy nhất không có biên lai bằng giấy (Kontoauszug) gởi đến nhà mà phải tự in ra nếu cần.
  2. Xem lại hóa đơn Postbank trong 1 năm qua và ghi lại những khoản được tự động rút thẳng từ trương mục của bạn qua SEPA-Lastschrift như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại v.v. Bạn phải gởi thơ báo cho họ biết ngày nào bạn sẽ thay đổi trương mục. Tôi chọn ngày 01.11 vì đó cũng là ngày Postbank hăm he đòi lại dù.
  3. Xem lại những khoản mà bạn đã phó thác cho Postbank chuyển dài hạn (Dauerauftrag), hủy nó, và phó thác lại cho nhà băng mới làm việc này.
  4. Thay đổi số trương mục ở những cửa hàng Online như amazon, paypal, ebay v.v.
  5. Nếu có Depot, mở Depot mới và giao họ tự động làm việc chuyển đổi Depot. Tôi mở Depot khác ở INGdiba và còn được tặng thêm 40 € tiền „khuyến mãi cho khách hàng mới, muốn che dù trong sa mạc“.

Chỉ với năm bước bạn sẽ tiếp tục được Tặng-Dù-Che-Mưa-Để-Đi-Trên-Sa-Mạc-Vào-Ban-Đêm. Miễn phí. Mỗi tháng „giàu“ lên thêm ít nhất 1,90 €. Một năm „giàu“ lên thêm ít nhất 22,80 €.
Không ai cho không tôi một năm 22,80 € cả.

Bơi ngược

Hôm nọ, đang giương giương tự đắc được con bạn khen có trí nhớ gấp 1000 lần nó, thì một thằng bạn khác thản nhiên phán: „1000 lần của một con số 0 thì … cũng chỉ là số 0. Trong „Le zéro et l’infini“[1]  của Athur Koestler một người nói với cán bộ cộng sản: Các ông coi mạng người rẻ vì cho rằng 1 triệu người chỉ là 1 mạng người nhân lên 1 triệu lần. Nhưng các ông quên rằng nếu 1 mạng người đó từ chối làm con số 1 thì bài toán của các ông sẽ trật lất !“.

Cái tên rất ư là … Đức của Koestler làm tôi tò mò. Thăm cụ Ki, cụ Gồ[2] mới vỡ ra rằng Koestler sinh trưởng ở Budapest, gốc Đức Do Thái. Năm 1931 ông gia nhập Đảng Cộng sản Đức KPD[3], viết báo, làm phóng sự viên chiến tranh. Ghê tởm „Vụ án Mạc-Tư-Khoa“ cùng với chính sách thanh trừng của Stalin, ông ly khai cộng sản năm 1938. Hai năm sau ông xuất bản quyển „Darkness at noon“ (Nhật thực, Sonnenfinsternis), lên án guồng máy chính trị giết người. Nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết là đảng viên Nicolas Salmanowitsch Rubaschow, có một sự nghiệp thăng tiến như diều, vì tin tưởng vào đảng chính mình đã từng hãm hại đồng chí, bạn bè. Rubaschow đột ngột bị bắt bỏ tù, bị tra tấn, dụ dỗ viết bản tự kiểm điểm công nhận có tư tưởng, hành vi phản bội đảng cộng sản và cuối cùng vẫn bị kết án xử tử.

Tiểu thuyết này như một cái tát vào mặt chế độ cộng sản qua những lời tự sự của Rubaschow. „Định nghĩa cá nhân như sau: khối lượng của một triệu chia cho một triệu. Đảng cộng sản phủ nhận ý chí tự do của cá nhân, đồng thời hô hào mọi người tự nguyện hiến dâng tất cả. Cá nhân con người chỉ là một con ốc trong bộ máy khổng lồ. Đảng kêu gọi các con ốc quay ngược lại chiều kim đồng hồ, đi ngược lại dòng chảy của xã hội. Bài toán sai ở đâu đó, phương trình không giải được“. Theo Koestler chủ nghĩa cộng sản dẹp cá nhân con người sang một bên và hủy hoại họ, không kể bạn hay thù. Chủ nghĩa cộng sản giả tưởng hóa cái „Tôi“, biến con người thành công cụ của những hành vi tàn sát, vô cảm vì họ không còn nhận thức được giá trị cái „Tôi“ của chính mình nữa.

Với lý thuyết cộng sản – từ tiếng La-tin communis, có nghĩa là „chung“,  tự do bình đẳng cho mọi người dựa trên nguyên tắc tài sản cộng đồng và cùng nhau giải quyết mọi vấn đề – theo Koestler, giá trị cá nhân trong một phương trình xã hội là „số không“ (le zero), trong phương trình vũ trụ là „vô hạn“ (l’infini). Nguyên văn: In the social equation, the value of a single life is nil; in the cosmic equation, it is infinite.

Lâu lắm rồi không sờ đến toán, nay thằng bạn làm tôi phải „một phút suy tư, nhiều ngày suy nghĩ“.
Trong toán học 1/x với x tiến về 0 sẽ ra kết quả là -∞ hay  +∞.

Hyperbole_1_sur_x
Trong hệ thống máy tính điện tử, nếu lập trình (Programm) thiếu sót phần xử lý khi chia một số cho 0 sẽ dẫn đến việc … máy tắc tị (Absturz, crash), chết đứng như Từ Hải.

Tôi sinh ra ở Sàigòn và sang Đức khi vào tuổi trăng tròn, ý tôi muốn nói tôi chịu ảnh hưởng không nhỏ nền giáo dục Á châu, phải biết „kính trên nhường dưới“. Ngay từ bé tôi đã cảm nhận được nhiều điều tôi bắt buộc phải ngoan ngoãn vâng theo mặc dù „đối với tôi“ nó thật là vô lý. Tôi móc ngoặc kép chữ „đối với tôi“ nhằm mục đích ám chỉ Tư-Duy-Cá-Nhân-Bản-Thân phải khuất phục Tư-Duy-Được-Số-Đông-Cho-Là-Hợp-Lý. Ít khi nào tôi có cơ hội giải bày tại sao tôi lại nghĩ khác mọi người và cũng có thể tôi … đúng thì sao ?

Qua Đức, thái độ „phục tùng“ được rèn từ bé khiến tôi ít gặp xung đột với bạn bè hay thầy cô giáo. Do tiếng Đức lúc đó còn kém nên tuy tôi cũng làm đủ các bài kiểm tra như đám bạn cùng lớp, chỉ có môn toán được chấm điểm, còn các môn khác thầy cô ghi là „teilgenommen“ (có làm bài). Cho đến một ngày, không hiểu ăn trúng cái chi mà trong bài luận văn (đề tài gì thì tôi không còn nhớ) tôi hùng hồn biện minh, dẫn chứng, giải thích tràng giang đại hải 5,6 trang. Bài trả về đầy vết mực đỏ của cô giáo do sai lỗi chính tả bét bè be. Thế mà tôi được cô cho điểm 3, tức là trung bình, tức là … có điểm. Và nếu tôi không bị nhiều lỗi chính tả do tiếng Đức kém thì bài luận ít nhất phải được điểm 2 (khá) vì ở Đức tính chung cả điểm viết văn lẫn điểm văn phạm ngữ pháp.

Công tắc không bật mà đèn tự nhiên sáng !
Tôi chợt nhận thức ra rằng tôi cũng có quyền bày tỏ suy nghĩ cá nhân của mình. Nền giáo dục Đức rèn luyện phát huy đặc thù riêng biệt, chọn lọc cái hay, cái xuất sắc để biến nó thành cái hữu ích „chung“ cho xã hội. Nhưng cái „chung“ không có nghĩa là tuyệt đối, nếu có cái khác tốt hơn, cái „chung“ sẽ vui vẻ xin về hưu non nhường chỗ cho hậu sinh khả úy. Học trò cãi thầy như hát hay nhưng không có nghĩa là hỗn, là láo, vì vẫn phải tôn trọng cá nhân thầy cô, bạn bè tức là cãi phải kèm theo biện luận, có dẫn chứng đàng hoàng chứ không được „ăn tục nói phét“.

Nhiều người cho rằng xã hội Đức làm con người trở nên ích kỷ vì theo chủ nghĩa đặc thù (Individualismus), ngược với chủ nghĩa cộng sản (Kommunismus). Năm 2015, người Đức lạc quyên hơn 5 tỷ Euro (Spenden). Người Đức làm việc thiện nguyện có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Họ ích kỷ ư ? Tôi không nghĩ thế.

Hôm nọ lang thang ở London vô tình thấy tấm bưu thiếp (Postkarte) với dòng chữ „Why fit in when you were born to stand out“. Điều này rất đúng. Ở Đức.


whyfitin
[1] Số Không và Vô cực, Null und Unendlich
[2] Wiki, Google
[3] Kommunistische Partei Deutschlands

Mưa Sàigòn

Deutsch

Foto von manhhai

Ở xứ này người ta hay có những bài tả cảnh mùa đông tuyết rơi phủ trắng trên các cành cây thông rất ư là lãng mạn. Tôi sinh ra và lớn lên ở Sàigòn, nơi chẳng khi nào có tuyết rơi, cái duy nhất rơi từ trên trời xuống là … mưa. Không biết các bạn còn nhớ mưa Sàigòn ra sao không ? Riêng tôi, mãi đến bây giờ tôi vẫn mang ach ách trong lòng một thắc mắc là không hiểu các nhà văn, nhà thơ có một bộ não cấu trúc khác tôi như thế nào mà họ có thể biến những cơn mưa Sàigòn thành những bài thi ca cũng không kém phần tình tứ như những bài tả cảnh mùa đông rét căm căm ở nước đức này.
Ngày xưa nhà bà ngoại tôi ở chợ Bàn cờ, khu Nguyễn Thiện Thuật. Cứ đến mùa mưa là mười lần cả mười, nước mưa cứ tràn vào nhà chẳng đợi ai mời mọc. Mưa Sàigòn là mưa nhiệt đới, tức là mưa giông, khi sắp mưa thì trời tối xầm hẳn lại, chỉ một lát sau là đổ mưa như trút. Lúc còn bé tôi hay mong mưa xuống, một phần vì cái nóng ngột ngạt của Sài thành, một phần vì được ra đường tắm mưa thoả thích. Nước mưa mát rượi và đổ xuống ồ ạt, không chảy rỉ rỉ như nước ở cái vòi hoa sen cà tàng nhà ngoại tôi.
Khi tôi vào trung học không còn tắm mưa với lũ bạn hàng xóm nữa tôi mới bắt đầu khám phá ra cái bề trái của những cơn mưa hè Sàigòn vì tôi phải phụ bà ngoại những lúc mưa đổ xuống. Phụ gì ư ? Khi trời bắt đầu đổi qua màu xám báo hiệu cơn giông sắp đến là tôi cùng ngoại tôi đi quanh nhà, dùng chổi khua hết những đồ dưới gầm bàn, đi-văng, tủ, chạn v.v… Phần hai là khuân những đồ cần tránh thấm nước như thùng gạo, bếp lò … lên những chỗ cao hơn. Rồi tôi có nhiệm vụ „di tản“ chú mèo tam thể yêu quý của ngoại tôi lên lầu, không phải vì nó què quặt không đi được mà vì nó không chịu đi tránh mưa, chỉ lo rình rập những con chuột sắp bị nước mưa lùa ra khỏi những chỗ mà ngày thường có ba đần sáu tay nó cũng không tài nào mò vào bắt được. Nhưng lúc này thì ngoại tôi không cần nó thể hiện cái chức năng trời ban cho đấy vì đằng nào thì lũ chuột cũng sẽ chết … đuối khi nước mưa dâng cao, nó lẩn quẩn dưới nhà chỉ làm ngoại tôi mất công vớt nó lên trong tình trạng … ướt như chuột lột mà thôi.
Sau khi đã làm những việc „phòng thủ“ thì việc cuối cùng là dùng bao tải, giẻ lau nhà, chặn những khe hở ở các cửa ra vào. Ðây là một việc làm hoàn toàn … tuyệt vọng giống như khi đê sắp vỡ thì người ta mới hối hả dùng những bao cát chất đè lên nhau với hy vọng cỏn con là cản được phần nào sức nước lũ. Khi đã hoàn thành các nhiệm vụ phòng chống thì tôi leo lên đi-văng ngồi chờ mưa … tràn vào nhà. Lúc đầu nước mưa còn sạch lắm, có thể nhìn thấy các mẫu gạch hoa trên sàn nhà. Nước càng dâng cao thì càng đục dần vì hoà lẫn với mực nước … cống cũng từ từ dâng theo. Rồi thì sẽ thấy vài chú gián nổi lều bều bên cạnh những vật không chờ lại gặp, không tìm lại thấy, như một chiếc dép cao su cũ đã thất lạc từ lâu, bao ny-lon thủng, vài chú lính bằng nhựa của em tôi …
Trưa hè Sàigòn ngồi vắt chân thưởng thức cảnh „lụt miệt vườn“ (ngoại tôi hay gọi đùa như vậy để so sánh với cái lụt lớn hàng năm ở miền trung bao giờ cũng làm dân tình xất bất xang bang cả) ngẫm nghĩ lại cũng khá thú vị các bạn ạ !!! Với điều kiện bạn … không phải bước chân ra khỏi nhà. Nhà ngoại tôi ở gần một bãi rác công cộng, nưóc mưa dâng lên cuốn theo hàng loạt rác rến đủ loại, người đi bộ vừa phải bì bõm chống cự với mưa, vừa phải dùng tay gạt ra các thứ rác mà tôi xin mạn phép không tả huỵch toẹt ra đây để các bạn còn đủ can đảm đọc tiếp bài văn tả cảnh „Mưa Sàigòn“ của tôi.
Ðó là những ký ức của tôi khi nhớ về mưa Sàigòn. Mới đây nhận được thư của nhỏ bạn ở Việt nam. Nó viết „…Sàigòn dạo này ngày nào cũng mưa nên cũng không nóng lắm. Hôm thứ sáu vừa rồi mưa một trận lớn, tao nghe bọn trong văn phòng nói đến mãi 9 hay 10 giờ tối tụi nó mới lóp ngóp bò được về nhà vì mưa lớn, ngập lụt khắp nơi, xe ô tô, xe gắn máy chết máy kẹt đầy đường, không có chỗ mà đi nữa. Thật là rùng rợn.  Mày biết đường phố Sàigòn sạch thế nào rồi, nước ngập, rác rưởi trôi lềnh bềnh táp hết vào người.  Tao nhớ lại mấy chục năm trước tao bị lội mưa tràn ngập ở đường Nguyễn Thiện Thuật nhà mày rồi, kinh lắm  …“
Nếu có ai hỏi tôi:
– Trên cuộc đời này cái gì mãi là vĩnh cửu ?

Tôi sẽ không ngần ngại trả lời :
– Mưa Sàigòn