Hoa phượng ngoài khung cửa sổ: Cô Nương

Một lần, nhân dịp đi Paris, tôi có ghé thăm cô Nương, cô giáo dạy tôi hồi lớp Năm ở trường tiểu học Lê Quí Đôn.

May mà có vợ chồng nhỏ bạn tình nguyện chở tôi đến nhà cô chứ nếu tôi đi xe lửa RER (Le Réseau Express Régional) thì với vốn liếng Pháp văn „về chiều“ của tôi, chắc tôi sẽ không tài nào tìm ra nhà cô ở một khu cư xá rất đông dân.

Lần cuối tôi gặp lại cô cách đây phải hơn hai mươi năm. Tôi không ngờ thời gian trôi qua nhanh như vậy. Bận rộn chuyện mưu sinh, gia đình, con cái, tôi đã quên mất cô. Vì vậy, tôi rất hồi hộp khi bấm chuông nhà cô. Cô mở cửa, ôm chặt lấy tôi, hôn thật mạnh lên má, làm tôi cảm động hết sức.

Năm nay cô đã gần 90 tuổi nhưng giọng nói vẫn sang sảng như ngày nào đứng trên bục giảng. Tôi vui mừng khi biết cô vẫn khoẻ mạnh, minh mẫn.

– Cô còn nhớ em không cô?

Tôi hỏi cho có lệ vì cô đi dạy hơn ba mươi lăm năm, mỗi năm từ 40 đến 50 học sinh, làm sao cô nhớ một đứa học trò không có gì xuất sắc, lại bẵng đi bao nhiêu năm không ghé thăm cô.

Cô kể tôi nghe đủ thứ chuyện ngày xưa dưới mái trường.

Cô nhắc đến một trò nào đó mà giờ chơi thì nhảy nhót vui vẻ với các bạn cùng lứa mà cứ hễ vào lớp là mắt lại nhắm tịt, ngủ gà ngủ gật. Thế là cô bèn nghĩ ra cách bắt con bé đến giờ chơi phải ở lại trong lớp để học với cô. Cuối năm, cô giáo dạy môn Pháp văn thắc mắc là không hiểu thế nào mà cái con bé ấy cũng thi đậu lên lớp được nhỉ?

Hay chuyện cán bộ đi thanh tra lớp. Hôm đó, cô dạy môn tập đọc. Lúc cuối giờ tên cán bộ phán một câu xanh rờn giọng Bắc kỳ:

Cô dzáo dzì mà không biết đọc!

vì hắn không nghe được cái giọng Nam thật là hùng hồn của cô, mà cho đến bây giờ, gần 90 tuổi rồi, vẫn không kém phần nào uy nghi làm học trò phải nể sợ. Cô kể tôi nghe là cô Yến phụ tá hiệu trưởng, mà sau này cô mới biết là cô Yến „nằm vùng“, có hỏi:

Cô Ba nghĩ sao khi bị cán bộ trung ương phê bình như vậy?

Thì cô chỉ nói:

– Bói ra ma, quét nhà ra rác mà chị!

Một câu trả lời đầy ý nghĩa, sâu sắc. Năm ấy, „cô dzáo dzì mà không biết đọc“ của tôi vẫn được tuyên dương là giáo viên „tiên tiến“ như thường.

Lớp 5/6 – Niên khoá 1973–1974

Tôi biết cô được đồng nghiệp rất ư là quí mến.

Có lần cô Xuân Lang hỏi cô:

Chị Ba ra làm phụ tá hiệu trưởng nhé?

Tôi hỏi sao cô từ chối và chấp nhận mãi mãi là một giáo viên tiểu học?

Cô cười rổn rảng nói với tôi rằng:

Cô làm dâu „năm mươi“ họ đã đủ mệt rồi!

Tôi được dạy dỗ là phải biết „tôn sư trọng đạo“, xem thầy cô như cha mẹ, chứ chưa bao giờ nghe một người giáo viên nào tự cho mình là kẻ hằng năm đi làm dâu phục vụ bốn, năm mươi học sinh cả.

Thế mới biết cô tận tụy, thế mới biết cô yêu nghề, yêu học trò và lúc nào cũng mong muốn các em nên người.

Trên đường về tôi cảm thấy thật hãnh diện được là học trò của cô. Tôi ôm vai nhỏ bạn:

Tụi mình già sẽ „chèo queo“, không ai nhớ, không ai đến thăm, còn cô có cả một bầu trời hạnh phúc mày ạ!

Ngày xưa hay có câu „bán cháo phổi“ để chỉ nghề của những giáo chức, phải nói sa sả tối ngày để dạy học trò.

Tôi tiếc hùi hụi mình đã không được „bán cháo“.

Kapitel I: Die Aprilgeschichte

Im April 1980 hatte deine Großmutter eine Möglichkeit gefunden, wie ich auf dem Seeweg über die Grenze aus dem Land flüchten konnte. Gegen eine Anzahlung von zwei und die restlichen drei Goldbarren vor dem Einsteigen in das Boot durften ich und deine Oknel Hiệp und Đức mit dem Bus nach Sóc Trăng, eine Stadt am Mekong-Delta, anreisen und dort einer Gruppe weiterer vietnamesischen Flüchtlinge anschließen.

Um nicht aufzufallen, wurde uns gesagt, dass wir uns tarnen sollten, um wie einheimische Dorfbewohner auszusehen. Wir sahen eher wie Bettler aus, das heißt, wir trugen lädierte Kleidung mit vielen Flicken, etwas Geld in der Tasche und nur einen Satz Wechselkleidung als Gepäck. Wenn ich jetzt zurückblickte, fand ich, dass es eine völlig sinnlose Tarnung war, denn egal wie wir uns bemühten, aufgrund unseres Aussehens, unseres Ganges, unserer Sprechweise, unseres Akzents usw. ließ es sich sehr leicht erkennen, dass wir aus der Stadt kamen.

Wir wurden in Sóc Trăng am Busbahnhof von ein paar Männern abgeholt und zu einem provisorisch gebauten Haus mit Lehmwänden gebracht. Sie gaben uns etwas zu essen und zu trinken, ließen uns im Haus sitzend und wartend, bis es dunkel wurde. Dann wurden kleinere Gruppen gebildet und sie gaben uns per Handzeichen zu verstehen, dass wir ihnen folgen sollten. Niemand wagte es, mit irgendjemandem ein Wort auszutauschen, weil man uns davor gewarnt hatte, dass wir als „Saigonnaisen auf der Flucht aus dem Land“ enttarnt würden.

Ich habe mein Zeitgefühl völlig verloren. Meine Blicke klebten an Onkel Hiệp’s Ferse, teils aus Angst, sich zu verlaufen, teils, weil die Umgebung von lauten Bäumen und Flüssen umgeben waren, und ich nicht sehen konnte, wo der Weg war. Es war so schwer, auf das zerbrechliche, wackelige Boot am Flussufer zu klettern, nicht so leicht und sicher wie damals bei unserem Urlaub in Hội An, wo wir in das Fischerboot für Touristen stiegen. Ein Junge flehte Onkel Hiệp an, seine Schwester auf dem Rücken zu tragen, weil sie behindert war und nicht waten konnte.

Kurz vor der Meeresmündung war die Gruppe erneut gezwungen, zu waten, um auf ein größeres Boot zu klettern. Frauen und Kinder wurden in das Unterdeck getrieben, Männer drängten sich auf dem Oberdeck zusammen. Ich schätzte, dass mehr als fünfzig Personen wie Sardinen auf dem Boot gepresst wurden. Auf dem von den Cap Anamur Mitarbeitern aufgenommenen Foto könnte man meinen, dass das Boot etwa 10 Meter lang war. Ich konnte die stickige Luft im unteren Deck nicht ertragen, daher kletterte ich auf das Oberdeck und blieb am oberen Ende des Bootes.

Ich verließ mein Heimatland und hinterließ Familie, Verwandte, Freunde, Erinnerungen …, fuhr ohne Ziel auf das offene Meer hinaus und nahm nur einen Traum von einer freien, strahlenden Zukunft mit. Ich weinte nicht, aber ich fühlte, wie mein Herz voller Trauer war, als die Entfernung zwischen dem Boot und dem Festland immer größer wurde, bis rundherum ein riesiger, schwarzer Ozean war, kein Mond, nur funkelnde Sterne im Himmel.

Im März gehen alte Frauen auf hoher See.

Diese vietnamesische Redewendung besagt, dass der dritte Monat des Mondkalenders die Jahreszeit ist, wo das Meer sehr ruhig und es kaum zu befürchten ist, dass Wellen das Schiff kentern lassen könnten, was auch wahr war. Das Meer war ruhig wie ein Schwimmbecken ohne Besucher, wir konnten bis zum fernen Horizont geradeaus blicken. Zum ersten Mal in meinem Leben verstand ich, was „das Leben hängt an einem dünnen Seidenfaden“ bedeutete. Schon bei einer leichten Welle würde dieses Boot, so winzig und zerbrechlich wie ein Blatt im Ozean, kentern. Man kann tausende Goldmedaillen im Freistil-, Kraul-, Schmetterlings-, Rückenschwimmen etc. gewonnen haben, gegen das Meer war man machtlos und ich wäre eine köstliche Beute für die Fische, die sorgenfrei auf der Meeresoberfläche planschten.

Von Zeit zu Zeit bekam jeder Bootsinsasse etwas zu essen. Ich konnte mich nicht genau erinnern, ob es kalter Reis oder trockenes Brot war. Ich kaute sehr lansgsam und sparsam. Die Trinkportion war ein Schluck Wasser aus dem Deckel eines leeren 10-Liter-Ölkanisters aus weißem Plastik, der – nachdem das gesamte Öl vor der Abfahrt in den Schiffsmotor entleert wurde – mit brackigem, trübem Flusswasser gefüllt war. Ich hatte das Gefühl, dass ich fauliges, öliges Wasser trank. Dieses Gefühl hat mich bis heute verfolgt. Jedes Mal, wenn ich den scharfen Geruch von Aprikosenblättern in manchen Gerichten entdeckte, der wie übles Öl riecht, erinnere ich mich an die Wasserschlückchen auf diesem Schiff.

Auch wenn wir wenig Wasser tranken, arbeitete der Körper fleißig daran, den Urin zu filtern und auszuscheiden. Die Männer hatten es einfach, sie erleichterten sich einfach ins Meer. Ich, wie die anderen Frauen auch, hatte „für kleine Mädchen“ die einzige Möglichkeit, sich an Ort und Stelle zu erledigen. Aber der Geruch von üblem Öl war zu einem natürlichen EdT (Eau de Toilette) geworden, der so dominant war, dass der Ammoniakgestank nicht wahrnehmbar schien. Es könnte aber auch daran liegen, dass mein Geruchssinn mit zunehmender Intensität der Sonneneinstrahlung allmählich gelähmt wurde.

Wenn ich zu müde war, klammerte ich mich mit einer Hand an einen Haken an Deck, damit wenn ich einschlief, nicht über Bord rollte. Weißt du, meine alleliebste Tochter auf der ganzen Welt, die Menschen haben einen angeborenen Überlebensinstinkt. Immer wenn ich kurz vor dem Einschlafen war, und meine Hand sich vom Haken lockerte, wachte ich plötzlich auf, oder jemand berührte mich, weil das Boot hin und her schaukelte.

So trieb das einsame Boot zwei Nächte lang auf dem Meer. Am dritten Tag, gegen Mittag, tauchte weit weg am Horizont plötzlich ein dunkler Fleck auf. Alle Bootsinsassen an Deck, mich inbegriffen, standen auf und schauten zu, bis der schwarze Fleck größer wurde und eindeutig wie ein Hubschrauber aussah, der direkt auf das Boot zuflog. Ein Mann sprach über den Lautsprecher etwas auf Englisch. Mein Englisch reichte damals gerade sowie z.B. „How are you?“ „I’m fine, thank you“, aber ich habe vage verstanden, dass sie uns retten würden, und wies unseren Bootsfahrer an, wie er das Boot mit sicherem Kurs schrittweise an das Frachtschiff heranzuführen hatte, um nicht von den Bugwellen gekentert zu werden. Im Vergleich zu unserem war das Cap Anamur Schiff eine Riese.

Als sich das kleine Boot an der Seite des Frachtschiffes befand, ließen die Matrosen – die meisten von ihnen Filipinos – Seile mit Planen herab, um Kinder und Frauen hochzuziehen, die zu schwach waren, über die Strickleiter auf das große Schiff zu erklimmen.

Boat People wurden 1980 von dem Frachtschiff Cap Anamur aufgenommen / Archivbild 80er

Während der Rettungsaktion der Frauen und Kinder holten die Bootsbesitzer Kokosnüsse aus ihrer Kajüte heraus, hackten sie und tranken genüsslich die Kokosmilch. Ich sah Wassermelonen, Essen und Getränke, aufgestapelt in ihrer Kabine. Mein Herz raste vor Wut, als ich mich an das trübe, brackige und nach üblem Öl riechende Flusswasser erinnerte. Doch dieser Zorn währte nur kurz, denn die Matrosen gaben mir ihr ein Zeichen, dass ich an der Reihe sei, sich auf die Strickleiter vorzubereiten.

Auf dem Frachtschiff angelangt, bekam ich Wasser zu trinken und eine heiße Suppe. Ärzte und ehrenamtliche Helfer und Helferinnen kümmerten sich fürsorglich um uns. Ich schaute sie an und dachte, sie wären Engel ohne Flügel, nur mit zwei liebevollen Händen, die sich öffneten, um mich im Paradies auf Erden willkommen zu heißen. Die Zeit auf dem Cap Anamur – nachdem wir gerettet wurden, kreiste das Schiff noch einige Tage auf das Südchinesische Meer herum, um viele weitere Boote zu retten – war die unbeschwerteste Zeit meines Lebens, ohne Angst vor Hunger, Durst oder Tod, ohne Sorgen, tagsüber toben, herumspringen auf Deck, Schwärme von silbernen Seebrassen im Sonnenlicht beobachten, nachts das Lichtspiel bewundern, wie Tausende von hell leuchtenden Sternen auf dem dunklen Ozean sich spiegelten. Ich fühlte mich wie ein Astronaut, der im Weltraum das Universum bereiste. Eine glänzende Zukunft wartete auf mich irgendwo in einem fernen Land.

Nachdem das Schiff Cap Anamur noch ein paar weitere Boote aufgenommen hatte, und es keinen Platz mehr gab, um weitere Menschen zu unterbringen, lag es Anker im Hafen von Singapur. Wir warteten auf die Überfahrt in das Flüchtlingslager Galang auf den indonesischen Riau-Inseln, wo weitere Formalitäten zur Aufnahme in ein Drittland zu erledigen waren.

Das war die Geschichte deiner Mutter von der Flucht aus Vietnam, nichts Besonderes, Aufregendes oder Trauriges wie viele andere tragische Geschichten über das Schicksal der „vietnamesischen Boat People“ in den 80er Jahren. Du kannst sie deinen Freunden, Kindern und Enkelkindern weitererzählen, wenn sie über deine Herkunft fragen, eine gelbhäutige Person mit platter Nase, geboren und aufgewachsen in Deutschland. Oder später, vielleicht auf einer Kreuzfahrt im Pazifischen Ozean, nachts, wenn du an Deck sitzest und Tausende von Sternen am Himmel leuchtend betrachtest, wirst du dich daran erinnern, dass deine Mutter – auf der Flucht vor dem Kommunismus, auf der Suche nach Freiheit – das Gleiche getan hat, meine allerliebste Tochter auf der ganzen Welt!

Chương II: Ung thư

Tháng 10 năm 2000, mẹ chuyển sang debis, làm Project có liên quan đến công ty Cablecom (Telecommunication’s provider) của Thụy sĩ, khá bận rộn, thường phải đi công tác liên tục, ăn uống thất thường, cho nên thỉnh thoảng khi có triệu chứng buồn nôn, mẹ cứ nghĩ bao tử tiết ra nhiều chất Acid vì bị căng thẳng từ sức ép của công việc.

Một hôm, tự dưng mẹ lăn quay ra bất tỉnh. Lúc mở mắt ra, mẹ vội vã đến bệnh viện Marienhospital gần nhà cũ của mình ở đường Bismarckstrasse. Cô nhân viên phòng làm thủ tục nhập viện hỏi qua loa vài dữ kiện cá nhân như tên chi, bảo hiểm y tế nào, triệu chứng bệnh ra sao v.v. Sau khi vặn vẹo chán chê, cô ta điềm nhiên:

– Rất tiếc hôm nay nhà thương không còn phòng trống, sáng mai bà quay trở lại nhé?

Đang ngậm ngùi dợm chân đi ra thì mẹ bỗng buồn nôn không kìm được, ói tung tóe ra sàn, màu đỏ như máu. Cô nhân viên nhảy dựng lên, hoảng hốt cầm điện thoại cầu cứu. Ngay lập tức có một anh y tá xuất hiện, xốc mẹ lên một chiếc xe lăn và đẩy vào phòng cấp cứu.

Bác sĩ khám tim, mạch, đo huyết áp, rồi nhỏ nhẹ hỏi:

– Chiều hôm nay bà ăn gì?

Mẹ thật thà khai báo:

– Mì gói với chút giá và cà chua.

Bác sĩ gật gù kết luận màu đỏ ở chỗ nôn mửa của mẹ là từ cà chua và chẩn đoán mẹ bị ngộ độc thực phẩm. Do đã tối khuya, mẹ được phép ở lại nhà thương, hôm sau mới phải xuất viện. Sáng hôm sau, khi đi vệ sinh, mẹ hốt hoảng sợ hãi giật sợi dây cứu cấp để gọi y tá khi thấy bồn cầu đen ngòm như nước cống. Kể từ lúc đó mẹ phải trải qua nhiều thử nghiệm tại bệnh viện để chẩn đoán bệnh lý. Mẹ bị đẩy đi soi bao tử, soi ruột, soi CT (Computertomographie) mà trước khi soi phải uống một dung dịch phản quang rất khó nuốt, cứ uống vào một ngụm thì chỉ muốn nôn ọe ngay lập tức. Bác sĩ cho biết mẹ có một cục bướu trong bao tử cần phải cắt nó đi. Do họ không thể chẩn đoán đó là bướu lành hay dữ, đụng vào nó có lây lan sang những tế bào khác hay không, nên khó dùng phương pháp thọc dây vào cuống họng và cắt nó từ bên trong, bác sĩ hỏi mẹ có cho phép họ giải phẩu mổ bụng ra không. Thật ra, đó là một câu hỏi cho „đúng lệ làng“, vì sau hai tuần chỉ sống bằng truyền dịch nước biển và liên tục bị đẩy đi xét nghiệm từ phòng này sang phòng khác, mẹ chỉ biết ngoan ngoãn ký giấy đồng ý.

Lúc mở mắt tỉnh dậy sau cuộc giải phẩu, bà bác sĩ nói với mẹ:

– Tôi có hai tin, một tốt và một xấu. Tin tốt là cuộc giải phẩu thành công tốt đẹp, tin xấu là cục bướu ấy thuộc loại dữ, một cục bướu ung thư.

Bà bác sĩ an ủi:

– Theo kết quả xét nghiệm thì ung thư này của bà ở giai đoạn mới chớm, may mà được phát hiện sớm. Chúng tôi đã cẩn thận cắt đi khoảng một phần ba bao tử rồi.

Tuy không phải xạ trị nhưng mẹ vẫn bị giữ lại ở bệnh viện để bác sĩ theo dõi và y tá chăm sóc vết mổ. Ban ngày mẹ đọc sách, đọc truyện, nói chuyện với các bệnh nhân khác nên cũng khuây khỏa. Buổi tối, khi bệnh viện chìm trong bóng đêm im lặng thì mẹ cứ thao thức, hết nghĩ gần lại lo xa, không biết sức khỏe sau này ra sao, lỡ có mệnh hệ gì thì con sẽ bơ vơ, tương lai con chẳng biết đi về đâu? Nước mắt cứ thế chảy ra không cầm lại được, lòng mẹ buồn chất ngất.

Mẹ không nhớ bao lâu sau khi mổ thì họ rút ống truyền nước biển, nhưng mẹ nhớ mãi cảm giác khi được húp thìa nước súp đầu tiên sau thời gian dài bao tử không hoạt động. Nước súp trong vắt, không có tí cái nào, chỉ có những váng mỡ óng ánh mà sao nó ngon vô cùng, ngon hơn tất cả những gì mà mẹ đã từng nếm qua, cho mẹ một cảm giác hồi sinh sau ca mổ lớn thứ ba với gây mê toàn phần trong cuộc đời của mẹ – lần đầu là mổ ruột dư và vùng khoang bụng dưới do máu tràn ra, lần thứ hai là mổ đẻ.

Khoảng 4 tháng sau thì mẹ đi làm trở lại. Công việc, gia đình, bận bịu lo toan hàng ngày giúp mẹ dần dần quên căn bệnh quái ác, tuy mẹ vẫn phải đi soi bao tử và xét nghiệm máu hằng năm để kiểm tra xem bệnh ung thư có tái phát hay không. Có lần ông bác sĩ hỏi mẹ:

– Bà đang bị „Stress“ phải không, bao tử có nhiều chất át-xít.

Mẹ gật đầu; :

– Tôi có Stress với đồng nghiệp trong công việc ông à!

Ông bác sĩ giơ một chân lên giống như dáng con chó đang „phóng uế“:

– Quên họ đi, hãy tận hưởng mỗi ngày mới trời ban cho, vì đúng ra là với căn bệnh ung thư kia thì giờ này bà đã „mồ xanh cỏ“ rồi!

Khi nào cảm thấy bất lực, gặp chuyện u sầu hoặc thất bại mẹ lại nhớ đến cái dáng đứng „chó đái“ và lời khuyên của ông Niddegen hôm ấy.

Wunder beginnen dann, wenn wir unseren Träumen mehr Energie geben als unseren Ängsten (Autor unbekannt).
Điều kỳ diệu bắt đầu khi ta dành nhiều năng lượng cho ước mơ hơn là cho nỗi sợ hãi (Vô danh).

Câu này thật là đúng con ạ, đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của mẹ!

Trích trong hồi ký „Chuyến bay đời mẹ“, nhà xuất bản lulu.