Tiffany

Tiffany không phải là thương hiệu trang sức nổi tiếng thế giới Tiffany & Co. với trụ sở chính ở New York. Tiffany là bạn của tôi từ thời tiểu học. Chúng tôi lạc mất nhau từ năm 1975 khi còn đang học lớp sáu. Tiffany di tản sang Mỹ. Tôi kẹt lại ở Việt Nam, một thời gian sau mới vượt biên thoát, được tàu Đức vớt và định cư tại Đức.

Thế kỷ 21.
Thời đại của Internet, Facebook, Twitter, mạng xã hội, v.v.
E-mail đã lỗi thời. E-mail không còn thông dụng, không trò chuyện, chít chát gì được nên chúng bạn âm thầm bỏ tôi ra đi không lời từ giã. Tôi đành chặc lưỡi mở một account ở Facebook vì bạn bè của tôi chỉ liên lạc với nhau qua Facebook,  dù lúc bấy giờ nó hoàn toàn lạ lẫm đối với tôi. Và tôi đã tìm được Tiffany trên … Facebook. Một trùng hợp vô tình là Tiffany cũng sống ở New York giống như Tiffany & Co. Chúng tôi vui mừng vô hạn khi liên lạc được trở lại. Tôi vượt đại dương sang thăm Tiffany ở Brooklyn.
Đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi cũng trạc tuổi Bethy. Chúng nó lập tức thân nhau ngay từ buổi đầu tiên gặp gỡ. Chồng tôi thì trao đổi với chồng Tifffany về nội dung thời báo New York Times mà anh ta đọc mỗi buổi sáng vào bữa điểm tâm. Còn tôi và Tiffany ra rả đủ chuyện như thể chúng tôi chưa bao giờ xa cách.
Tiffany có một trang web: www.tiffanyrothman.com. Người thiết lập trang web này chẳng biết trôi giạt phương nào, Tiffany chỉ còn nhớ tên của anh ta mà thôi.
Tất cả những gì tôi biết về Tiffany là thỉnh thoảng Tiffany nhận lời trình diễn trong các vở kịch hoặc xuất hiện trên phim ảnh.
Tất cả những gì Tiffany biết về tôi là tôi làm việc với máy tính, tức là tôi giống cái anh chàng thiết lập trang web chẳng biết trôi giạt phương nào vừa kể đến ở đoạn trên.
Tiffany hoàn toàn không biết tôi thậm chí chẳng hề biết viết lập trình (programming), dù nghề chuyên môn của tôi thuộc về ngành vi tính.
Nhưng tôi không thể để bạn mình thất vọng.
Tôi thức đêm „vật lộn“ với HTML theo kiểu „trial and error“, tức là thử đại, sai thì ta lại … thử tiếp, again and again. Tôi chiến đấu với youtube, đánh nhau với URL (Uniform Resource Locator, thường là một hàng dài thòng lòng với nhiều từ vô nghĩa ráp lại với nhau), truy kiếm phần mềm miễn phí để tu sửa, ấp-lốt (upload), đào-lốt (download) hình ảnh … vân vân và … vất vả, vật vờ.
Tôi vò đầu bứt tai vì bí lối.
Tôi làu bàu chửi rủa vì trật đường.
Tôi gào thét điên cuồng vì tuyệt vọng.
Rồi tôi vỗ đùi cười khoái chí khi trang web được sửa đổi, thêm bớt, đúng như ý Tiffany tưởng tượng (chú thích: tôi dùng chữ „tưởng tượng“ vì thế giới vi tính của Tiffany khác hẳn thế giới vi tính của tôi). Niềm vui phải gọi là „vi-mô“ (dịch từ chữ micro) nếu đem so sánh so với những đêm mất ngủ để đi tìm giải đáp cho những vấn đề của trang web.
E-Mail trả lời đôi khi cũng vi-mô không kém: „Thanks XXO“.
Nhưng tôi biết ở bên kia địa cầu Tiffany hài lòng, Tiffany ngủ ngon. Chỉ cần thế thôi. Vì Tiffany là bạn của tôi. Và bạn sẵn sàng làm tất cả để Tiffany hài lòng, để Tiffany ngủ ngon bởi duy nhất một lý do đơn giản: Bạn bè là liều thuốc an thần tự nhiên không pha tí hóa chất nào.

Chẳng những vậy, theo thời gian tôi còn học thêm được một ngôn ngữ mới: HTML1)

1) viết tắt của HyperText Markup Language, là một ngôn ngữ kỹ thuật được dùng để lập trang web.

Werbung

Language is the dress of thought

Trong bài Blog với đề tài là quyển sách „Tìm hiểu tiếng Việt, chữ Việt của chúng ta“ của cậu Tiền Vĩnh Lạc (tôi gọi ông là cậu vì ông là cậu của thằng bạn của tôi, thấy sang bắt quàng làm họ mà) có đoạn:
Trong ca khúc „Tình Đất Đỏ Miền Đông“ của Trần Long Ẩn có câu: „Tổ quốc ơi! Ta yêu người mãi mãi …“ Tổ quốc đâu phải là „người“?
Tôi bút đàm (tức là i-meo ì xèo) với nó kể rằng đọc đến đoạn này của sách thì tôi phì cười, thế là nhận được một i-meo trả lời mà tôi mạn phép đăng lên đây để „thanh minh thanh nga“ (người miền Nam hay dùng từ này ý nói phân trần, giải thích) rằng tôi chỉ bật cười vì cái ý khôi hài của cậu Tiền Vĩnh Lạc trong đoạn văn đó mà thôi!

„My homeland YOU are in my heart always“, câu này có từ thời vệ binh quốc gia Hoa Kỳ phôi thai 1636, tiếng Việt có nghĩa là „Tổ quốc ơi tôi yêu NGƯỜI mãi mãi“, sau này năm 1824 slogan đổi lại  „Always ready always there“, sẵn sàng ở mọi nơi bất cứ tình huống, nghe mạnh mẽ hơn và có tính quyết định hơn.
„Quốc gia QUÂN, mỗ thệ trung thành“, có từ thời Xuân Thu, QUÂN là YOU, đại danh từ ngôi thứ hai, tổ quốc ơi tôi thề trung thành với „NGÀI“.
YOU, QUÂN, NGƯỜI, NGÀI … là mình nhân cách hóa nghe cho nó văn chương một chút. Từ ngàn xưa, trong văn chương người ta đã nhân cách hóa ánh trăng, con sông, hoa mẫu đơn là bằng hữu, tri kỷ, mỹ nhân … là một loại bất quy tắc trong văn phạm.
Người miền Bắc bắt chước cách hành văn của người Tàu dưới đời nhà Thanh cho nên cách sắp xếp từ đôi khi trật búa một chút. Triều đình Thanh, nguyên thủy là dân Mãn Châu mọi rợ, nghèo khổ ở khu vực Hắc Long Giang Đông bắc nước Tàu. Dân Mãn châu không có thơ phú gì cả, ngôn ngữ cả nước Manchurian lúc đó chỉ có khoảng 5000-6000 chữ, so với ngôn ngữ toàn nước Tàu thời đó là Quảng Đông (Cantonese) và Cổ Việt (Middle time Yueh) là 70.000-75.000 chữ. Người Tàu gọi ngôn ngữ Mãn châu Manchurian là tiếng Quan Thoại (官話 (guānhuà),  „Quan“ nghĩa là bên kia biên giới (quan ải), Thoại nghĩa là tiếng nói (đối thoại, điện thoại), Quan Thoại có nghĩa là tiếng nói bên kia biên giới của Đại Tống, Đại Minh. Khi người Mãn châu đánh chiếm nước Trung Hoa lập ra nhà Thanh – tức là thằng dốt nghèo đè đầu đè cổ thằng khôn giàu giống như Việt Nam bây giờ – bắt dân Tàu phải nói tiếng Mãn Châu, ú ớ trọ trẹ mà người Tàu thời nay vẫn chế diễu là clumsy chinese (tiếng Tàu ngọng). Nhưng tiếng Mãn châu cuối cùng không đủ chữ để diễn tả, cho nên lấy tiếng Quảng Đông phiên dịch ra tiếng Mãn Châu mới, biến âm trọ trẹ một chút cho nó giống tiếng ngọng của thằng ngu và đổi thành tiếng Mandarin như ngày nay. Tuy nhiên các tỉnh miền Nam (vùng Giang Nam- phía Nam sông Dương Tử) trù phú giàu có như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Chiết Giang (đọc lại bài Giang Hồ) vẫn còn dùng tiếng Quảng Đông. Sở dĩ âm tiếng Việt (Yueh) và tiếng Quảng Đông (Cantonese) giống nhau tới 80-90% trong nhiều chữ vì từ một gốc tiếng Trung, hay Middle, mà ra. Middle Chinese language có từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên. tức là thời Xuân Thu (Spring and Autumn Period), thời của ba nước Sở-Ngô-Việt, cũng chính là thời của các tộc cổ Việt sống ở vùng Giang Nam-Ngũ Lĩnh. Người Việt mình, nhất là các học giả về sử học, không bao giờ chịu vô các viện bảo tàng thế giới để truy ra xem nguồn gốc dân tộc Việt, tổ tiên của dân Việt ở đâu ra, cứ khư khư ôm lấy cái huyền sử con rồng cháu tiên cho đó là chính sử, bô bô phủ nhận Sở-Ngô-Việt hổng phải tổ tiên người Việt. Một số học giả quá khích kêu gọi bỏ tiếng Hán-Việt, chỉ xài tiếng „Việt“, mà nếu chỉ xài tiếng „Việt“, có dưới 1000 từ, làm sao trao đổi ý tưởng?
Khi nhà nước Trung Hoa Dân Quốc trưng cầu dân ý nên thống nhất ngôn ngữ cả nước là tiếng Quảng hay tiếng Phổ Thông (tên gọi mới của tiếng Quan Thoại), tiếng Phổ Thông chỉ hơn 1 lá phiếu cho nên được chọn là tiếng thống nhất của quốc gia Trung Hoa Dân Quốc. Dân Tàu chọn dễ bỏ khó, vì đã lỡ nói tiếng Mandarin suốt 3 thế kỷ, học lại tiếng Quảng rất là trần ai lao khổ cho nên chọn tiếng Mandarin. Trước đó, vào lúc nhà Thanh thống nhất đất nước, người Tàu nói tiếng Quảng vì không chấp nhận thằng ngu đi thống trị mình, nhiều người bỏ nước ra đi ồ ạt sang Lào, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam thành một làn sóng „bô đào dân“ (bô zhào mín) hay còn gọi là người Minh Hương (người Tàu quê quán là nhà Minh), vì thế dân Tàu ở Việt Nam và các nước lân cận vẫn nói tiếng Quảng.
Khi người Tàu tràn sang Việt Nam, nhận thấy vua Lê chúa Trịnh (đàng Ngoài) thần phục nhà Thanh, họ lại bỏ miền Bắc đi vào miền Trung (Đàng Trong) làm thần dân của chúa Nguyễn, lúc đó là chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Người Tàu sống ở miền Bắc từ thời Lý -Trần, có thể gọi là người Việt gốc Hoa, cũng chả ưa chúa Trịnh vua Lê quỵ lụy nhà Thanh, lần lượt di cư vô Đàng Trong. Họ tuy rằng là người Hoa nhưng có tinh thần yêu nước hơn một số người Việt bây giờ. Chúa Sãi gã công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn (em gái của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan) cho vua Chân Lạp để đổi lấy nguyên một vùng đất rộng lớn vẫn còn hoang dã phía Nam Thuận Hóa, hình như kéo dài đến Gò Công, sau đó chừng 1/2 thế kỷ khu vực khai khẩn kéo dài tới Hà Tiên. Chúa Sãi hỏi ai muốn vô Nam khai khẩn chúa sẽ giúp, dân Tàu nói tiếng Quảng và Tiều (Phúc Kiến -Triều Châu) ồ ạt xung phong đi khai khẩn đất hoang, mấy trăm năm sau các tỉnh miền Nam như Rạch giá, Cần Thơ, Bạc Liêu, Hà Tiên toàn người Việt gốc Hoa.
Miền Bắc chịu ảnh hưởng ngôn ngữ của tiếng clumsy chinese, cái hay không học lại đi học theo cái dở cho nên cách hành văn đặt câu bắt đầu trật đường rầy.
Miền Nam do vẫn duy trì song song tiếng Việt và tiếng Quảng, cho nên ngữ vựng, nhất là cách xưng hô trong gia tộc, vẫn phổ cập và chính xác hơn miền Bắc. Miền Nam có Bác, Chú, Cô, Cậu, Dì, Dượng, Mợ, Thím để phân biệt vai vế bên nội, ngoại và dâu rể, miền Bắc chỉ có Bác, Cô, Chú, xài chung cho nội ngoại và dâu rể.
Các giáo sĩ Latin người Ý và Bồ đào Nha sang Đàng Trong để đi truyền giáo vào khoảng năm 1600-1625, trong đó có giáo sĩ Francesco de Pina (portuguese) bỏ công phiên âm tiếng An Nam từ chữ Nôm sang mẫu tự Latin, chữ quốc ngữ ra đời từ đó. Đến thời giáo sĩ Alexandre de Rhodes, ông dùng lại gia sản chữ quốc ngữ phôi thai của giáo sĩ Francesco de Pina, bổ sung thêm, hệ thống hóa và hoàn thành bộ chữ Việt Ngữ alphabetic. Từ 75.000 bộ chữ Nôm đồ sộ xuống còn 20.000 và bây giờ dưới 10.000 chữ alphabetic mà vẫn diễn tả được tất cả mọi thứ nhờ hệ thống văn phạm chữ đơn. Từ đầu thế kỷ 20, khi văn phạm tiếng Việt ở trong Nam không ngừng tu chỉnh để hoàn thiện thì miền Bắc vẫn còn dùng từ ngữ theo lối ăn nói của tiếng clumsy chinese, tức là tiếng Mandarin, nguyên thủy là tiếng của thằng ngu. Học giả và giới trí thức miền Bắc cũng học theo cách ăn nói của người miền Nam, tuy nhiên dân bần cố nông nghèo khổ thì cả đời vẫn chỉ dùng đi dùng lại vài trăm từ. Lấy thí dụ học giả Phạm Quỳnh Phan Khôi viết nhiều bài giá trị, nhưng vẫn còn bị sai chính tả và trật văn phạm đây đó trong cách hành văn vì quen dùng lối cũ, mà lối cũ thì bị ảnh hưởng tiếng Mandarin, cũng khó trách được các cụ.Tiếng Đức là một ngôn ngữ thuộc loại không phải dễ học, vậy mà trong lịch sử phát triển tiếng Đức chỉ cải cách ngữ vựng có 2 lần, lần đầu vào năm 1901 và lần thứ hai 1996, những cải cách khác được xem như bổ túc thêm thôi. Trong cả hai lần cải cách này mục tiêu chính là „thống nhất ngữ vựng“ (tiếng Đức còn là ngôn ngữ chính thức tại Áo, Thụy Sĩ, Nam Tyrol (Ý), Bỉ và Liechtenstein có cộng đồng nói tiếng Đức, ở Luxembourg nó cũng là ngôn ngữ chính, nhưng không phải là ngôn ngữ của số đông người dân nước này) và „đơn giản hóa chính tả“.
Tiếng Đức „deutsch“ có nguồn gốc từ tiếng Germanic và có nghĩa là „thuộc về dân“. Không có đạo luật Đức nào bắt người dân phải nhất nhất tuân theo, tức là trên lý thuyết, công dân Đức có quyền dùng tiếng Đức theo ý của họ. Tuy vậy, họ có thể lệ là những người thuộc chánh quyền, quân đội, công sở, các cơ quan giáo dục (kể cả học sinh, sinh viên) thì phải … viết đúng ngữ vựng, văn phạm (tôi còn nhớ hồi trung học, luận văn mà bị gạch đỏ chừng 5,7 chỗ do viết sai văn phạm, chính tả, là sẽ bị trừ một điểm – hệ thống cho điểm là từ 1, tương đương với xuất sắc, đến 6, giống như „thầy cho ăn hột vịt lộn rồi em ơi!“).

Samuel Johnson, người biên soạn Từ điển tiếng Anh xuất bản năm 1755, từng nói: Language is the dress of thought (Ngôn ngữ là y phục của tư tưởng). Quần áo là thứ ta dùng để bảo vệ, hỗ trợ, che giấu và sáng tạo. Nó có thể nói lên sự thật của người đang mặc, có thể bắt mắt, đại diện, đôi khi khiêu khích. Quần áo thể hiện một bản chất rất cụ thể, theo sở thích và nhu cầu. Nhưng điều quan trọng nhất là: nó phải vừa vặn đối với bạn!

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi (chú thích: lại „NGƯỜI“ nữa rồi!)
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
Tình ca Tiếng Nước Tôi (Phạm Duy)

Thứ Bảy vì tương lai

Deutsch

Từ nhiều tháng nay, phong trào biểu tình mang tên „Fridays for future“ đòi giữ môi trường cho thế hệ tương lai là đề tài được nói đến gần như hằng ngày trên báo chí, truyền thanh, truyền hình. Nỗi sợ hãi về một tương lai ảm đạm đầy ô nhiễm đã đẩy học sinh, sinh viên tham gia „đình công không đi học“, xuống đường giăng biểu ngữ đòi quyền lợi.
Thời tôi còn sống dưới chế độ cộng sản ở Việt Nam, người ta thường tuyên truyền „vì lợi ích trăm năm trồng người“. Ý tưởng này xuất phát từ Quản Trọng, một chính trị gia và triết gia thời Xuân Thu Chiến Quốc (khoảng từ năm 475 đến năm 221 trước Công nguyên).

Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc,
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân,
Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã.
Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã,
Nhất thu bách hoạch giả, nhơn dã.

Kế hoạch một năm không gì hơn trồng lúa.
Kế koạch mười năm không gì hơn trồng cây.
Kế hoạch trọn đời (trăm năm) không gì bằng trồng người.
Trồng một, gặt một, là lúa.
Trồng một, gặt mười, là cây.
Trồng một, gặt trăm, là người.“

Hôm qua nhà máy cưa gỗ „Eigelshoven“ ở Würselen tổ chức „Sommerfest“, đại khái là một buổi gặp gỡ ngoài trời, có ăn uống, trò chơi, hướng dẫn tham quan hãng xưởng cho những ai … rảnh rỗi muốn ghé xem. Tôi cũng rảnh, nhưng ghé không vì tò mò mà do có nhận được quảng cáo với hai phiếu ăn miễn phí cho một xúc xích và một ly nước.

Không khí khá nhộn nhịp: nào là được ngồi cạnh tài xế trong buồng lái của xe bốc hàng, chơi những trò chơi ngoài trời như như nhảy trên phao hơi, đá banh bàn, rút gỗ Jenga, làm hình trái tim từ những cây đinh, và đương nhiên có bán kem, xúc xích, khoai tây chiên, bia, nước ngọt v.v. Xin nhắc lại là chỉ miễn phí cho ai có phiếu cắt từ các tờ quảng cáo.

Hiện nay ở Đức rất khan hiếm người thích ngành nghề có liên quan đến tay chân. Có lẽ một phần do ở trường nam sinh không còn học thủ công lắp ráp, còn môn nữ công gia chánh cho nữ sinh thì đã „lỗi thời“ rồi chăng? Nấu ăn ư? Để làm gì? Pizza, Burger, Dörner … nhan nhản ở mọi góc phố. Đói bụng gọi điện thoại một cú là có đồ ăn giao đến tận cửa. Nếu cái gì đó bị hỏng, chỉ cần vứt đi và mua cái mới. Thứ Sáu phải đi biểu tình đòi khí hậu tương lai tốt, môi trường tương lai sạch đẹp, làm gì còn có thì giờ để thay cái bóng đèn bị cháy, mà cũng không thể thay được vì đó là loại đèn LED dùng một lần, được sản xuất tại Trung Quốc.

Trở lại buổi „Sommerfest“ của nhà máy cưa gỗ „Eigelshoven“ ở Würselen: tuy trò chơi rút gỗ Jenga hấp hẫn hơn bảng chiêu sinh dựng ở kế bên, nhưng ý tưởng của Quản Trọng xem ra cũng không dở:
Nhất thu bách hoạch giả, nhơn dã
Muốn thu hoạch gấp trăm lần phải „trồng người“.
Ai đầu tư vào một đứa trẻ sẽ gặt hái gấp trăm lần. Biết đâu đứa bé đang ngồi đóng trái tim bằng đinh lên gỗ kia sau này sẽ trở thành một thợ cơ khí tài năng? Bạn không bao giờ đoán trước được bởi hôm nay là ngày „Thứ Bảy vì tương lai“.

Chơi rút gỗ Jenga – Bên cạnh là bảng tuyển sinh

Saturday for future

Tiếng Việt

Seit Monaten ist „Fridays for future“ in allen Munden. Die Angst vor einer düsteren Zukunft treibt Menschen auf die Straßen, vor allem junge Leute.
Als ich noch in Vietnam unter der kommunistischen Regierung lebte, wurde in der Schule oft propagiert: „Der Grundstein für einen 100-Jahres-Plan ist das Züchten von Menschen“.  Der ursprüngliche Gedanke stammte eigentlich von Guan Zhong, ein  berühmter chinesischer Politiker und Philosoph der Zhanguo-Zeit, die Zeit der Streitenden Reiche (zwischen 475 v. Chr. und 221 v. Chr. ).

Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc,
hập niên chi kế mạc như thụ mộc.
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân,
Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã.
Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã,
Nhất thu bách hoạch giả, nhơn dã.

auf Deutsch etwa:

Willst du einen guten Ein-Jahresplan: pflanze Reis,
Willst du einen guten Zehn-Jahresplan: pflanze Bäume.
Willst du einen guten lebenslangen Plan: pflanze Menschen.
Wer einen Reiskorn sät, wird für eine Ernte belohnt.
Wer einen Baum pflanzt, wird das Zehnfache zurückbekommen.
Wer in einem Mensch investiert, wird das Hundertfache ernten.

Am Samstag war ich beim Sommerfest des Sägewerks „Eigelshoven“ in Würselen, weniger aus Neugier, sondern mehr wegen den beiden Gutscheinen für eine kostenlose Bratwurst und einem freien Getränk.

flyer

Es war viel los: Radlager fahren (als Beifahrer versteht sich), Hüpfburg, Menschenkicker, Jenga mit überdimensionalen Holzstücken, Nagelherz basteln, und natürlich Essen und Trinken mit oder ohne Gutschein.

Was mich so wunderte, war die Anzahl von Kindern in Vorschul- und Grundschulalter: es waren relativ viele. Zwar interssierten sie sich eher für den nicht aus Legosteinen gebauten sondern echten, riesengroßen Bagger (Volksmund), als für die offenen Ausbildungstellen für beispielweisen Holzbearbeitungsmechaniker oder Mechatroniker, aber die Begeisterung in ihren Augen war nicht zu übersehen.
Es ist kein Geheimnis, dass Interessenten für Handwerksberufe als Magelware in Deutschland eingestuft sind. Vielleicht liegt es zum Teil daran, dass in der Schule die Fächer wie Handwerken für Jungs, und Nähen, Kochen für Mädchen „out of date“ sind. Kochen? Wozu? An jeder Ecke gibt es Pizza, Burger, Dörner … oder alles was der Magen begehrt als Lieferservice. Es wird nicht mehr repariert, wenn was kaputt ist, sondern einfach weg schmeissen und neu kaufen. Die Jugend von heute denkt an „Fridays for future“ anstatt die kaputte Lampenbirne auszuwechseln (was natürlich nicht möglich ist, da es nur noch Einweg-LED-Lampen „Made in China“ im Umlauf sind).

Zurück zum Sommerfest im Sägewerk „Eigelshoven“ in Würselen.
Zwar sind die Holzklotzen beim Jenga-Spiel anziehender als der nebenstehende Rollup-Banner „Wir bilden aus“, aber wenn man an die Gedanken von Guan Zhong denkt, war das Ganze gar nicht so verkehrt: Wer in einem Mensch investiert, wird das Hundertfache ernten. Vielleicht wird später aus dem Kind, das gerade an sein Nagelherz herum bastelt, ein begabter Holzbearbeitungsmechaniker? You never know. Es war halt „Saturday for future“.

jenga
Jenga-Spiel