Con chim quý phải ở Pentagon

Chuyến nghỉ thu năm nay tôi chọn Virginia, tiểu bang có cái tên lấy từ „The Virgin Queen“, Elizabeth Đệ Nhất, còn được gọi là „Nữ hoàng đồng trinh“ vì bà không chồng, không con cái nối dõi, sống độc thân trọn đời, được cả thần dân xứ sở sương mù tôn sùng như một vị thánh vì tất cả những gì bà đã làm cho nước Anh.
Khi George Washington – tổng thống Mỹ đầu tiên – lập thủ đô Hoa Kỳ thì Maryland và Virginia đã nhường một phần đất để xây dựng Washington D.C.
Bạn hỏi Virginia có gì đáng tham quan ?
Tôi chưa đến Virginia nên cũng không thể trả lời được, nhưng tôi biết có Ngũ Giác Đài – Pentagon – nằm cạnh sông Potomac ở Virginia, kế Nghĩa trang Quốc gia Arlington, giáp biên giới Washington D.C. Đi Virginia mà không ghé „Lầu năm góc“ thì chẳng là phí tiền vé máy bay lắm ư ? (chú thích: Tôi hỏi cụ Gồ „Ngũ Giác Đài“ cụ có biết không, thì cụ mắng „Làm quái gì có, chỉ có trang Wiki tiếng Việt „Lầu năm góc“, dài đúng … 5 câu, có đọc không thì bảo ?“)
Thế là tôi hăng hái vào trang website https://pentagontours.osd.mil/Tours/ định đặt ngày đi tham quan.
Không đơn giản như tôi nghĩ.
Trước hết phải đọc qua thông tin về an ninh khi vào trong đó, đại khái là ngoài những thứ nguy hiểm như súng đạn, dao găm thì tất cả những vật dụng khác như ví von, ba lô, túi xách, máy chụp hình, điện thoại di động, đồ ăn thức uống v.v. đều thuộc hàng … cấm cả. Duy nhất giấy tờ nhận dạng như thẻ căn cước, passport, bằng lái xe có hình là ô kê tuýt suỵt.
Nhưng đấy không phải là trở ngại chính phải vượt qua mà bạn phải ghi danh, tên họ, Email đầy đủ, mới đạt tiêu chuẩn để đặt một cái hẹn, sớm nhất là 90 và trễ nhất là 14 ngày trước ngày bạn dự tính ghé ngang ngắm nghía trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ.
Vượt qua được tường lửa này không có nghĩa là „Đời như ý“ (ý viết thường, không viết hoa). Cứ mỗi lần điền xong trang này, bấm bước kế tiếp „Submit“ là y như rằng lại hiện ra con số Năm-Không-Không.

Lập lại lần hai thì sẽ qua được một cửa ải, được sang trang kế tiếp.
Có lúc may mắn thì sang được 2 trang liên tiếp rồi mới quay lại trang nhà (Home).
Y hệt chơi game. Đang hăng say bắn đùng đùng bỗng bị sa bẫy rớt trở ngược lại level một, đỏ mặt tía tai văng Bún-Thịt (bullshit) lung tung cả lên.
Ca cẩm: Lời Đắng Cho Cuộc Tình – Nhật Ngân.
Cuối cùng rồi mình vẫn thế
Có sao đâu khóc chi em
Cho phai mà hồng, được gì ?
Em ơi, em ơi, anh đã biết rằng
Con chim quý phải ở lầu son
Pentagon nên khó chui vào …
Buồn đời tôi viết i-meo than thở với con bạn ở Việt Nam.
Sau khoảng 5,6 lần Meo-Meo-Như-Mèo-Muốn-Mửa nó trả lời:
– Tao phải đổi subject của mail, dùng chữ Pentagon hoài không tốt.
Totally agreed!

Werbung

Singapore – Niềm tin phong thủy

Tôi thường hay viết Blog về những nơi tôi đã đi qua, một phần như người ta dán hình kỷ niệm vào quyển sưu tập ảnh, phần khác để ghi lại vài chi tiết bổ ích không có trong những bài đánh giá liên quan đến du lịch trên các trang Web như TripAdvisor, Holidaycheck v.v.

Tôi đi Singapore vì đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi có nguyện vọng đến thăm lại nơi nó năm ngoái cùng vài bạn học thay mặt trường Maastricht University tham gia kỳ thi đua giữa các Đại Học Kinh Tế trên toàn thế giới, nhưng không đủ thời gian để tìm hiểu nhiều hơn về đất nước được mệnh danh là „Con sư tử châu Á“ này.
Nếu bạn hỏi cụ Gồ về Singapore – theo Phạn-Ngữ „Singha“ có nghĩa là sư tử và „Pura“ có nghĩa là thành phố – thì có muôn ngàn bài viết tán dương đất nước với lịch sử lập quốc chỉ mới hơn 50 năm, từ một thành phố nhỏ nằm trong quần đảo Mã-Lai nay trở thành cường quốc với trung tâm kinh tế mang tầm vóc quốc tế.
À, nhân đây tôi xin mạn phép kể lại một chuyện bên lề trong chuyến đi chơi này. Vốn hướng dẫn viên du lịch có khi dùng chữ „người Hoa“ để nói về nhóm sắc tộc đông dân số nhất tại Singapore (hơn 76%), rồi lúc lại gọi là „người Trung“, „người Tàu“ v.v. nên đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi thắc mắc. Tôi đã được một thằng bạn „đả thông kinh mạch“ rồi nên dạy lại cho nó rằng người Tàu tự nhận mình là người „Hoa“, tức là đọc tắt của nước Hoa Hạ, theo truyền thuyết là nước phong kiến đầu tiên. Thực sự trước đó, họ là các bộ tộc sống trên đất Tào, đại tộc trưởng là vua Nghiêu, dân sống ở khu vực Tào, gọi là Tào mín (Tào dân). Phía nam của Ngũ Lĩnh, là đất Mân và đất Nam, gọi chung là vùng Mân-Nam chưa khai phá, các bộ tộc sống ở đất Mân gọi là Mần mín (Mân dân), các bộ tộc sống ở đất Nam gọi là Nàm mín (Nam dân), còn chủng là chủng Yue (Việt).
Người „ba Tàu“ đúng ra là từ chữ „bô đào dân“ (Pô Tào mín) mà ra. Vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh thế kỷ 17, khoảng 1670, lúc đó bên Trung Hoa là triều Đại Thanh. Dân Trung Hoa không chấp nhận bị dân Mãn Châu đô hộ, mới có phong trào „Phản Thanh – Phục Minh“. Nhà Thanh đem quân đi càn quét những nhóm sĩ phu kháng chiến, nhất là các nhóm Tụ Nghĩa Đường, Thiên Địa Hội, Hắc Kỳ Quân (giặc cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc), Huỳnh Kỳ Quân (giặc cờ vàng của Hoàng Sùng Anh). Bị càn quét đuổi tận giết tuyệt, dân Tàu chống nhà Thanh và sĩ phu yêu nước phải bỏ chạy sang Lào theo ngã Vân Nam-Yun Nan, sang Việt Nam theo ngã Lai Châu, Tuyên Quang và Ải Nam Quan. Ngoài ra còn một số sang Việt Nam bằng thuyền, đến Hội An và Hải Phòng. Khi họ sang Việt Nam, không biết ý tứ của triều đình nhà Lê là thân nhà Thanh hay thân nhà Minh, cứ nói mình là „bô đào dân“, „pô tào mín“ là chắc ăn nhất. Người „ba Tàu“ từ đó mà ra.
Trở lại với „Con sư tử châu Á“.
Nói đến Singapore thì không thể không nhắc đến Lý Quang Diệu (Lee Kwan Yew), một chính khách với lòng yêu nước nồng nàn. Ông là người duy nhất trong lịch sử đã khóc khi tuyên bố quốc gia được độc lập, vì vào thời điểm đó bị tách rời khỏi liên bang Malaysia có nghĩa là Singapore phải đối mặt với nhiều khó khăn, nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và không có tài nguyên thiên nhiên. Là người gốc Hoa (Hạ) ông đã khôn ngoan áp dụng niềm tin vào phong thủy của dân Singapore để đưa những dự án xây dựng đất nước đến thành công vượt bực, cũng như xưa kia danh tướng Lý Thường Kiệt trong cuộc chiến đánh đuổi quân nhà Tống nói rằng ông được thần ban cho bốn câu thơ:
Nam-quốc sơn-hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm-phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Quân lính nghe đọc mấy câu thơ ấy, ai nấy đều nức lòng đánh giặc.

Các điểm tham quan du lịch của Singapore đều mang dấu ấn phong thủy như biểu tượng Singapore là con cá có đầu sư tử (còn gọi là Merlion) phun nước vào đất liền không ngừng nghỉ nhờ hệ thống bơm hiện đại, lỡ một máy bị trục trặc thì máy kia sẽ thay thế để tránh tình trạng „tiền ngưng chạy vào túi“.Hoặc trung tâm thương mại „Suntec City“ gồm 5 cao ốc, nhìn từ trên cao trông như bàn tay trái với chiếc nhẫn vàng nằm trong lòng bàn tay là „Đài phun nước Thịnh Vượng“ (The Fountain of Wealth) làm bằng đồng với niềm tin của sự kết hợp Kim – Thủy, biểu tượng cho thắng lợi, thành công. Điều đặc biệt là thay vì phun lên cao,  nước lại được phun xuống dưới và tụ vào trong với ý nghĩa của cải sẽ tụ hội về nơi này.

Khách du lịch đến Singapore hẳn ai cũng được nghe kể về huyền thoại đồng Đô-La-May-Mắn. Tương truyền, do việc kiến thiết đường tàu điện ngầm MRT (Mass Rapid Transit) gặp rất nhiều trục trặc, thủ tướng Lý Quang Diệu đã hỏi ý một thầy phong thủy và được ông ta bấm quẻ cho biết khu vực có địa chất phức tạp gây trở ngại trong việc xây dựng chính là lưng của một con rồng lớn. Mũi khoan đụng vào là nó cựa mình nên mọi thứ đều đổ bể. Để trấn yểm rồng ngủ yên, toàn dân Singapore ra đường đều phải đeo một hình bát quái trên người. Nhưng ở Singapore khá nhiều người theo Ấn độ giáo và sẽ không đời nào chấp nhận phong tục đậm màu Phật giáo này. Sau một thời gian bàn luận với nội các, Lý Quang Diệu đã cho đúc một loại tiền xu 1 Đô-La có hình bát quái, như vậy người dân từ giàu tới nghèo ai cũng mang trong mình lá bùa yểm rồng.
Tôi được khuyên nếu đến Singapore du lịch và sở hữu một đồng xu bát quái hãy giữ nó như bảo vật vì nó sẽ mang lại may mắn cho mình.
Thật tình mà nói, tôi luôn tìm cách giải thích một cách khoa học, hợp lý những lời truyền miệng của người xưa, chẳng hạn như câu „có kiêng, có lành“ nếu giải thích theo toán học về thống kê và xác xuất (Statistik, Stochastik) thì khi tránh làm việc gì, xác xuất hậu quả xấu mà việc đó có thể gây ra đương nhiên cũng sẽ thấp hơn. Phong thủy đối với tôi không phải là sự mê tín mà là cách kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và địa lý để tạo dựng một kiến trúc vừa đẹp về thẩm mỹ, vừa có lợi cho sự sinh hoạt, phát triển của con người.

Lý Quang Diệu là một thiên tài chính trị gia với một tấm lòng yêu nước tha thiết. Ông đã dùng niềm tin phong thủy để khích lệ người dân Singapore chung tay góp sức xây dựng tân quốc gia nhỏ bé, không có tài nguyên thiên nhiên, không có nguồn nước, không có khả năng quốc phòng, vươn mình trở thành một cường quốc tại Đông-Nam-Á.
Có niềm tin, con người có thể vượt qua đau khổ, bệnh tật, mất mát.
Có niềm tin, con người có thể đưa đất nước từ nghèo khó, nhược tiểu, đến giàu mạnh, hùng cường, một „Con sư tử châu Á“.
Vì vậy tôi chọn tựa đề cho bài Blog này là „Singapore – Niềm tin phong thủy“.

À quên, trong chuyến đi vừa qua tôi vô tình nhận được một đồng Đô-La Singapore mới toanh và một đồng Đô-La cũ hình bát quái.

Tôi sẽ luôn mang nó trong ví của mình, với hy vọng có ngày niềm tin phong thủy cũng sẽ đem thịnh vượng đến cho quê hương tôi.

Parla italiano ?

Mười hai năm trước, lần đầu tiên tôi đặt chân đến Venezia, thành phố nổi trên nước với „những“ kiến trúc cổ kính, „những“ căn nhà xinh xinh nằm trên „những“ con kênh uốn lượn thật là trữ tình.
Do tiết kiệm chi phí, tôi nghỉ đêm tại một nhà trọ tập thể dành cho người trẻ tuổi hay gia đình có con nhỏ (tiếng Đức gọi là Jugendherberge, tiếng anh là hostel), tối nằm giường chồng ngay ngáy lo lăn đùng xuống đất; tiền bạc, thẻ căn cước phải lận lưng sợ lỡ ngủ say kẻ lạ ăn cắp mất thì cầu bơ cầu bất ở cái đất có nhiều „những“ này.
Nhà trọ nằm trên quần đảo Giudecca, đi đò qua quảng trường San Marco chỉ mất 3 phút. Chiều chiều ngồi trên bờ con kênh Canal Grande (kênh đào chính của Venezia) bạn sẽ thấy cả Venezia thơ mộng dần chìm trong ánh nắng hoàng hôn, đẹp như tranh vẽ.
Tôi có kỷ niệm không hay lắm trong chuyến du ngoạn đó là bị cuỗm ngon ơ cái đồng hồ đeo tay trong một ngõ hẹp và ngắn chưa tới 20 mét. Tuy vậy Venezia đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp, đặc sắc nhất là đi đâu cũng nghe tiếng Ý véo von lên xuống „ồ ố ô“ như vino (rượu), cappuccino (cà phê sữa), gelato (cà-rem), parla italiano (Cô biết nói tiếng Ý không)?

Mười hai năm sau, tôi lại lần nữa đặt chân đến Venezia, tá túc ở một căn buồng có nhiều phòng do con bạn tôi thuê qua Airbnb, đầy đủ tiện nghi, có cả máy lạnh nữa, khu San Polo, chỉ cách chiếc cầu một nhịp Rialto bắc ngang con kênh lớn vài phút đi bộ mà thôi.

Venezia vẫn thế !!! Vẫn „những“ kiến trúc cổ kính !!! Vẫn „những“ căn nhà xinh xinh nằm trên „những“ con kênh uốn lượn thật là trữ tình !!!

Nhưng …

Tôi không nghe véo von „ồ ố ô“ bên tai nữa.
Trong các tiệm bán hàng vắng bóng „những“ cô gái Ý nhỏ nhắn với đôi mắt to, sâu, đẹp não nùng.
Thay vào đó là „những“ chủ tiệm người Hoa tiếp khách bằng Anh ngữ lơ lớ.
Tôi ngỡ mình đang lưu lạc tại Hương Cảng, thành phố đảo ở Đông Á, còn được xem là „đặc khu hành chánh“ (Sonderverwaltungszone) của Trung Quốc.
Từ „đặc khu“ tôi mới được nghe lần đầu cách đây vài tuần, khi trên mạng rầm rộ tin tức biểu tình chống dự định biến 3 tỉnh Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thành „đặc khu kinh tế“ của Trung Quốc.
Chả nhẽ Venezia thơ mộng của tôi đã thành „đặc khu“ rồi sao ?
– Nị hảo ?
– Parla italiano ?

Tự vệ à la „Trăm-Quan-Tiền-Sáu-Cô“

Lần cuối tôi đến San Francisco là cách đây 10 năm. Lúc đó tá túc nhà ông anh chồng ở Alameda. Nay ổng dọn về Phoenix nên chúng tôi phải thuê khách sạn tại SOMA (South of Market, gần Downtown), hoàn toàn không biết khu này ra sao, có an ninh hay không.
Khách sạn Minna nằm ngay trung tâm thành phố, với giá 85 đô-la một đêm, tương đối rẻ do tôi chộp được khuyến mãi này trước đó hơn 6 tháng. Tuy phải xài chung phòng tắm và nhà vệ sinh nhưng rất sạch sẽ, còn khá hơn nhiều nhà trọ Ba-Sao-Trở-Lên. Chúng tôi đi chơi cả ngày, chỉ tối về ngủ, đâu cần mướn khách sạn xịn mà giá đậu xe một ngày hơn 50 đô-la ?
Chính ra ở thành phố „Trăm-Quan-Tiên-Sáu-Cô“ (cents francs six … mademoiselles) này không cần có xe hơi. Chỉ tổ tốn tiền đậu xe mà kiếm chỗ đậu cũng mỏi mòn con mắt, nhất là buổi tối mà phải đọc bảng lưu thông, toàn chữ là chữ, chữ màu đỏ, màu xanh lục, màu xanh lam, thứ mấy từ mấy giờ tới mấy giờ cấm đậu vì cản trở xe quét đường, lúc nào được đậu, đậu tối đa bao nhiêu tiếng v.v. Đọc bảng giá để trả tiền đậu xe cũng đòi hỏi trí thông minh tối thiểu vì ở Mỹ tiếng Đức là một ngôn ngữ không hiện hữu và đồng hồ đậu xe không có mục „Xin vui lòng chọn ngôn ngữ bạn muốn xử dụng“.

Chúng tôi lưu lại San Francisco 3 ngày và phải giải một bài toán khó: Để-Xe-Mướn-Ở-Đâu-Đây-Hở-Trời ? Cạnh Civic Center có nhà đậu xe ngầm với giá 29 đô-la một ngày. Rẻ mạt rồi. Sau nhiều ngày vật lộn với những con số chúng tôi „chỉ“ tốn tổng cộng 62 đô-la tiền đậu xe.

Với vé 1 ngày (21 đô-la một người) chúng tôi dùng phương tiện giao thông công cộng thăm viếng gần hết các danh lam thắng cảnh của thành phố „dốc ngược“:

Xe cáp dây nổi tiếng thế giới:

Con đường uốn vòng „Lombard Street“ lạ lẫm, dễ thương với những giàn bông giấy, bông tú cầu đủ màu:

Leo đốc đường Lombard

Phố Tàu to nhất phương Tây:

Đường Union, Fillmore với cửa tiệm be bé, xinh xinh:

Buổi tối chạy ra khu Ghirardelli Square rực rỡ đèn hoa nhưng chỉ đứng ngoài ngó vô vì giờ đó mà vào thưởng thức ly kem „ngồi“ (tức là không cầm que kem vừa đứng vừa liếm kem), giá „trên trời“ thì … phí tiền quá !

Ăn đồ Ý, làm tươi ngay tại chỗ, rẻ mà lại ngon:

The Italian Homemade Company Restaurant, 1919 Union St, San Francisco

Chiếc xe hơi mướn đã đưa tôi đến những điểm không thể không xem qua của San Francisco:

Fisherman’s Wharf: ồn ào nhộp nhịp. Ăn ở tiệm Joe’s Crab Shack, không đắt lắm, chỉ tội mấy cô bồi bàn hơi chậm chạp và hình như bị bệnh lẫn cấp một.

Tiếc là không đi thăm nhà tù Alcatraz được vì vé đã bán sạch cho tới tận tháng sau rồi. Thôi đành tự an ủi là tiết kiệm 140 đô-la.

Và đương nhiên lái xe chạy đến ngắm biểu tượng của San francisco: cầu Golden Gate. Phải đi tham quan lúc sáng sớm mới mong kiếm được chỗ đậu xe.

Dừng chân ở Cliff-House nhâm nhi ly cà phê 4,50 đô-la, rẻ chán để được ngắm Thái Bình Dương vỗ sóng trắng xóa lên bãi cát vàng êm đềm, chợt một thoáng thấy lòng bình yên lạ.

Trở lại chuyện khách sạn Minna nằm ở phía nam đường Market Street, gần Civic Center, sát phía bắc khu Tenderloin. Ngay cả ban ngày cũng thấy nhiều người vô gia cư và người mắc bệnh tâm thần vừa đi vừa lẩm bẩm hay la lối um xùm ngoài đường. Phản ứng tự nhiên là chúng tôi bước thật nhanh, đi dính chùm với nhau và cố gắng né xa họ.
Từng ngày qua tôi quen dần với những hình ảnh không mấy đẹp của thành phố này, bớt cảm thấy sợ hãi và nghiệm ra một cách phòng thân mới: không cần bình xịt hơi cay bỏ túi hay súng dí điện, chỉ cần giả bộ như mình là người điên điên dại dại, lầu bầu hay la hét rùm beng ngoài đường là thiên hạ tự động tránh xa ba thước.
Một cách tự vệ tuyệt vời à la „Trăm-Quan-Tiền-Sáu-Cô“. Phi vũ khí. Còn có hiệu nghiệm hay không thì tôi không biết vì chưa có dịp làm thử. Tôi chỉ là du khách.

Selbstverteidigung à la San Francisco

Tiếng Việt

Wir waren vor genau 10 Jahren in San Francisco. Damals haben wir bei unserem Schwager in Alameda übernachtet, der inzwischen nach Phoenix umgezogen ist. So sind wir dieses Mal gezwungen. nach einer Unterkunft in San Franciso zu suchen, und zwar in SOMA (South of Market, nähe Downtown), ohne zu ahnen, was uns dort erwartete.

Das Minna-Hotel liegt relativ zentral und für ca. 85 US-Dollar die Nacht ein Superangebot, das wir vor mehr als 6 Monate zufällig entdeckt haben. Zwar musste man den Waschraum und die Toilette auf dem Gang mit anderen Hotelgästen teilen, dafür waren sie tip top, sogar sauberer als in manchen Mehr-Als-Zwei-Sternen-Hotels. Wir waren den ganzen Tag nur unterwegs, wozu überteuerte Unterkunft mit Parkgebühr von mindestens 50 USD am Tag?

Übrigens ist man in San Francisco ohne Auto am besten aufgehoben. Nicht nur wegen den Parkgebühren. Es war nervenberaubend, eine Lücke zum Abstellen seines Vehikels zu finden, besonders über Nacht, da man die Schilder genau lesen musste, um zu wissen, wann der Turnus für Strassenreinigung ist, ab wann es kostenpflichtig ist, und wie lange man seinen Wagen dort stehen lassen darf. Auch das Bezahlen an der Parkuhr erfortderte eine Mindesquote an Intelligenz und Menschensverstand. Deutsch ist in Amerika eine völlig unbekannte Sprache und an den Automaten gibt es partout keine Menüauswahl für die Ländersprache.

Wir waren 3 Nächte dort, d.h. wohin mit dem Mietwagen? Am Civic Center kostete es 29 USD am Tag, billiger gab es nicht. Wir haben mit Not und Mühe geschafft, für 3 Tage  insgesamt „nur“ 62 USD für das Parken auszugeben. Mit dem Day-Pass (21 USD pro Nase) haben wir an einem vollen Tag die Sehenswürdigkeiten von San Francisco abgeklappert:

Die weltberühmte „Cable Cars“:

Die weltberühmte Serpentine „Lombard Street“:

Lombard Street, walking uphill

Das größte Chinatown in der Westlichen Welt:

Die „Street Shops“ ( Union, Fillmore):

Am spät Abend ein Blitzbesuch bei Ghirardelli Square. Das Eis war uns zu teuer, um sich dort am Tisch zu verweilen. Unsere Tochter konnte zum Eis jedoch nicht Nein sagen.

Und vieles mehr, was das Essen betraf.

The Italian Homemade Company Restaurant, 1919 Union St, San Francisco

Alles andere waren Car-Tour All-Inclusive.

Fisherman’s Wharf: kunterbuntes Leben. Essen bei Joe’s Crab Shack war nicht überteuert und lecker, nur die Bedienung etwas langsam und vergeßlich.

Pier 39

Alcatraz musste leider ausfallen. Die Tour war ein Monat im voraus ausgebucht. Einziger Trost: 140 Dollars gespart.

Und natürlich das Wahrzeichen der Stadt: Die Golden Gate Brücke am früh Morgen wegen Parkmöglichkeit, versteht sich.
Anchließend Kaffee-Pause bei Cliff-House, eigentlich nur wegen der Aussicht, denn die Speisekarte war alles anderes als günstig.

Aussicht vom Cliff-House Bistro

Ach ja. Zurück zum Minna-Hotel. Das Hotel liegt etwas südlich der Market Street, in der Nähe des Civic Center, wo sich der Stadtteil Tenderloin nördlich davon befindet. Auch tagsüber sahen wir in der nähen Umgebung nicht nur Homeless Menschen, sondern geistig gestörten Obdachlosen, die ziellos und murmelnd oder schreiend durch die Strassen liefen. Wir machten immer einen großen Bogen, blieben dicht beieinander und gingen im Eilschritt. Nach und nach gewöhnten wir uns an dieses Stadtbild und endeckten eine neue Art der Selbtverteidigung: kein Pfefferspray oder Elektroschocker, es reicht anscheinend, wenn man so tut als ob man ein Irrer ist, vor sich hin Unsinn murmelt oder schreit um sich herum. So bleiben die anderen einfach mindesten fünf Meter von einem Weg. Zumindest taten wir so. Fünf Meter weg bleiben, meine ich.
Viva die Selbstverteidigung à la San Francisco. Waffenlos. Ob sie erfolgreich ist konnten wir leider nicht verifizieren. Wir waren nur als Touristen da.

 

Ein Tag in Köln

Meine Freundin aus Amerika teilte mir per Email mit, dass sie bei ihrer Europareise einen Abstecher nach Köln plante.
Köln hat einen Dom, der weltbekannt ist.
Köln hat eine Biersorte, die Kölsch heißt.
Köln hat einen Fluss, der Rhein.
Köln hat die Hollenzollernbrücke, die voll mit Liebesschlössern geschmückt ist (die Schlüsseln wurden in den Rhein geworfen).

Was macht man nun, wenn alle diese Sehenswertes abgeklappert sind?

Köln hat ein kleines Museum, „Johann Maria Farina gegenüber dem Jülichs-Platz“, welches sich eigentlich auf der Straße Obenmarspforten 21 gegenüber dem „Gülichplat“ befindet, aber die Rheinischen sprechen das „G“ wie „J“ aus. Dort wurde das älteste Parfüm der Welt geboren. Zu der Zeit war man gewohnt, den Müll auf die Straße oder einfach in den Fluss zu werfen. Köln war eine Handelsstadt, gut besiedelt und entsprechend stank es auch nach allen möglichen Gerüchen. Als der italienische Perfümeur Giovanni Farina das „Eau admirable“ kreierte, suchte er nach einen Duft, der ihn „an einen italienischen Frühlingsmorgen nach dem Regen“ erinnerte. Offiziere der französischen Armee, die nach dem Ende des Polnischen Thronfolgekriegs (1733-1738) aus dem Rheinland in ihre Heimat zurückkehrten, schufen der Ware einen Markt in Frankreich. Aus dieser Zeit datiert auch die Bezeichnung als „Eau de Cologne“.

Farina Eau de Cologne duftete besonders sanft und frisch, war preiswerter als Eau de Parfum (12-20% Parfüm-Öl). Napoleon sollte täglich umgerechnet rund 2.000 Euro Eau de Cologne verbraucht haben, er sträubte es beim Reiten in seinen Stiefeln. Es gab viele Fälschungen, sogar den Namen Farina wurde missbraucht, da es damals kein Markenschutz gab, wie z.B. das „Kölnisches Wasser 4711“ von Wilhelm Mülhens. Erst nach fast einem Jahrhundert Streitereien, gelang es der Familie Farina im Jahr 1881 ihre Marke zurückzuholen.

Im 18. und 19. Jahrhundert dominierte „Eau de Cologne“ den Parfum-Markt in Europa. „Eau de Cologne“ wurde zu einem Namen für eine eigene Duftklasse mit Parfümölgehalt von 2-5%. Eine der bekanntesten Kundin von Farina Eau de Cologne war Prinzessin Diana.

Der Besuch des Hauses Farina, jetzt als Museum, kostete nur 5€, mit Führung über die Herkunft von Eau de Cologne und kleinen Geschichten am Rande, wie z.B. dass Giovanni Farina ein exellenter Perfümeur war. Er konnte alle Dufte mit nur einmal Riechen merken, ohne ihre Zusammensetzung, deren Ingredients und Mengenangabe notieren zu müssen. Somit konnte das Geheimnis der Mixtur von „Eau de Cologne“ bewahrt werden.

Am Ende der Führung bekam der Gast als Erinnerungsgeschenk eine Mini-Flakon mit 6ml „Original Farina Eau de Cologne“ im Wert von 8€, also 3€ Gewinn nach Abzug des Eintrittpreises, und meine Miniatursammlung wurde zugleich erweitert.

Wir rundeten den Abend mit einem Besuch der bürgerlichen Gaststätte „Gaffel am Dom“ direkt vor dem Bahnhofsplatz.

Von der ganzen Geschichte war nur Giovanni italienisch, sonst nichts.

Eau de Cologne

Nhỏ bạn ở Mẽo đi du lịch châu Âu, „meo“ nói sẽ ghé Köln chơi một ngày.
Köln nổi tiếng với nhà thờ Dom.
Köln có bia Kölsch.
Köln có dòng sông Rhein chảy ngang.
Köln có con cầu Hollenzollernbrücke nặng trĩu ổ khóa của những cặp tình nhân khắc tên „hai đứa với quả tim chì“ (chìa khóa thì đã ném xuống sông Rhein hết rồi).

lovelocks
Sau đó biết đi đâu nhỉ ?
Köln có một bảo tàng nhỏ „Johann Maria Farina gegenüber dem Jülichs-Platz“, thật ra là nằm ở đường Obenmarspforten 21, đối diện Gülichplatz, nhưng người vùng này phát âm chữ „G“ nghe như „J“.
Đây là nơi sản xuất nước hoa xưa nhất thế giới và cũng là nơi Giovanni Farina khai sinh „Eau de Cologne“. Thời bấy giờ cái gì thảy ra đường hay xuống sông được là thiên hạ hất ra liền, Köln lại là thành phố giao thương nên đường xá ngột ngạt, bốc mùi hôi hám. Giovanni Farina khi pha chế „Eau admidrable“ (nước trân quý) mang ý tưởng tìm kiếm một mùi thơm đem lại cho ông cảm giác hít thở không khí buổi sáng mùa xuân sau cơn mưa trên quê hương đất Ý. Các sĩ quan Pháp đóng quân vùng sông Rhein trở về sau cuộc chiến tranh giành ngôi báu ở Ba Lan (1733–1738) đã không quên đem những chai nước hoa này về làm quà cho vợ hiền, người yêu và mang đến cho nó cái tên gọi „Eau de Cologne“ – Nước của Cologne.

Nước hoa của Farina đặc biệt được ưa chuộng bởi có mùi thơm nhẹ nhàng, tươi mát, lại không quá đắt như Eau de Parfum (hàm lượng tinh dầu 12-20%). Napoleon một ngày xài tính ra khoảng 2.000 Euro cho Eau de Cologne vì vị vua này xức nước hoa cả vào giầy ống lúc cưỡi ngựa. Có rất nhiều nước hoa giả lấy tên Eau de Cologne hoặc xử dụng luôn thương hiệu Farina như „Kölnisches Wasser 4711“ của Wilhelm Mülhens. Mãi đến sau gần 1 thế kỷ tranh chấp, năm 1881 Farina mới giành lại được thương hiệu của mình.

Do vào thế kỷ 18, 19 Eau de Cologne chiếm thượng đẳng thị trường dầu thơm ở châu Âu nên „Eau de Cologne“ đã trở thành một tên gọi cho nước hoa có hàm lượng tinh dầu 2-5%. Một trong số khách hàng nổi tiếng của Farina Eau de Cologne là Công nương Diana.

Thăm căn nhà Farina, nay là bảo tàng viện, chỉ 5€, có hướng dẫn viên giới thiệu lịch sử Eau de Cologne với những mẩu chuyện bên lề chẳng hạn như Giovanni Farina chỉ cần hửi qua 1 lần là nhớ như in mùi dầu thơm nào, với hàm lượng tinh dầu nào, pha chế ra sao v.v., không cần ghi vào sổ và vì như vậy công thức Eau de Cologne chính hiệu không hề bị đánh cắp. Lúc ra về khách được tặng chai dầu thơm 6ml trị giá 8€. Không những lời 3€ mà bộ sưu tầm nước hoa tí hon (hình blog ở trên) lại có thêm thành viên mới.

Tối dẫn nhau đi ăn đồ Đức chính hiệu ở quán „Gaffel am Dom“ ngay nhà ga xe lửa nữa là … hết Ý. Ý viết hoa.

Mallorca in Eschweiler

Germans work hard, play hard.
Ich auch. Aber wohin im Urlaub?
Aufgrund der politischen Unruhen in Europa, in Amerika und überhaupt auf der ganzen Welt ist die Interesse der Deutschen an Reisen in die beliebten Zielen wie Türkei, Tunesien, Ägypten trotz Angebote wie „Hurghada, 7 Tage, Flug, 4* Hotel, All Inclusive 216 € p.P.“ stark gesunken. Um so teuer ist „10 Tage Siebenbürgen, Karpaten & Donaudelta“, sage und schreibe ab 1.684 €.

Eigentlich ist Tunesien mein Lieblingsurlaubsland. Dort spricht man die eleganteste Sprache der Welt, genieß französiche Cuisine und nach zweieinhalb Stunden Flug liegt das türkisblaue Meer mit weißem Sandstrand einem zu Fuße.
2015 starben bei zwei Anschlägen in Tunis und einen Hotelstrand nahe der Stadt Sousse fast 60 Urlauber.
Seit 2015 steigen die Preise für spanische Ziele.
Seit 2015 entwickelt sich Mallorca zur interstellaren Raumstation deutscher Touristen.

Ich war noch nie in Mallorca. Liegt wohl daran, dass ich Tunesien bevorzuge. Aber warum in die Ferne, wenn das Gute so nahe liegt?

Letzten Samstag waren wir am Blausteinsee. Der See entstand im Rahmen der Rekultivierung des ehemaligen Braunkohletagesbau Zukunft. Durch die Auffüllung mit Wasser im Jahre 2004 ist er heute das Naherholungsgebiet für die umliegenden Städte.

Es hat alles, was das Herz begehrt: türkisblaues Wasser, weißer Sandstrand, Wanderwege, Kinderspielplatz, Segel, Tauchen, Radeln … Im Restaurant-Lounge-Café „Seehaus 53“ gibt es Frühstücksbuffet für 8,50 €, Capuccino für 2,50 €, Kuchen und Torten für 2,90 €, Pizza für 8,00 €.
Das Wetter muss nur mitspielen. Bei strahlend blauem Himmel und leuchtender Sonne verwandelte sich der „Bluestone Lake“ zu „Mallorca in Eschweiler“.

Mallorca ở Eschweiler

Người Đức làm việc cần cù nhưng chơi thì cũng xả láng.
Tôi cũng vậy. Nhưng đi nghỉ mát ở đâu bây giờ ?
Do tình hình chính trị bất ổn ở châu Âu, ở Mỹ cũng như ở khắp mọi nơi trên thế giới, dân Đức không còn chuộng đi Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisie hay Ai Cập nữa dù hiện nay du lịch 7 ngày Hurghada, vé máy bay, khách sạn 4 sao, bao ăn uống trọn gói chỉ 216 €. Bù lại các chuyến du lịch Đông Âu như vùng Siebenbürgen (Transylvania, Lỗ-Ma-Ni) chém đứt cổ với giá 1684 €.

Thật ra tôi chỉ thích đi du lịch Tunisie, được nói ngôn ngữ thanh lịch nhất thế giới, được thưởng thức ẩm thực tuyệt vời của Pháp và sau hai tiếng rưỡi ngồi máy bay đã thấy những bãi cát trắng mịn ôm lấy biển trong veo, xanh ngắt.
Năm 2015, gần 60 du khách thiệt mạng trong hai vụ khủng bố tại thủ đô Tunis và khu gần thị trấn Sousse. Kể từ đó giá đi nghỉ mát ở Tây-Ban-Nha tăng vọt. Mallorca trở thành „Interstellar“, trạm vũ trụ cho những chuyến du lịch của người đến từ hành tinh … Đức quốc.

Tôi chưa bao giờ viếng thăm Mallorca. Có lẽ vì tôi thích Tunisie hơn, thích những con lạc đà lững thững, xoải bóng dài trên cát. Nhưng tại sao phải đi chi cho xa khi ngay bên hông cũng có ?

Thứ Bảy vừa rồi tôi thả bộ đến Blausteinsee. Vùng này xưa là khu khai thác mỏ than lộ thiên, đến năm 2004 được thiết kế lại thành nơi vui chơi giải trí cho các thị trấn lân cận với hồ nhân tạo nước xanh biếc, có lẽ vì vậy mang tên „Blausteinsee“ – hồ Lục-Tùng-Thạch. Cũng có bờ cát trắng, những con đường mòn để đi dạo, sân chơi cho con nít, tắm, lặn, chèo thuyền, chạy xe đạp … Có thể dùng điểm tâm tại quán „Seehaus 53“ với giá 8,50 €, Cappuccino 2,50 €, bánh ngọt 2,90 €, Pizza 8,00 €.

Nếu trời đẹp, nắng ấm thì chẳng khác gì „Mallorca ở Eschweiler“.

Mit FlixBus nach Vietnam

Es, stimmt, wenn man es wortwörtlich nimmt!
Denn wir sind wiedermals mit FlixBus gefahren, diesmal von Aachen zum Bochum Hauptbahnhof, dann mit der U35 weiter zum Landesmuseum Herne, welches direkt über der U-Bahnstation Arch-Museum/Kreuzkriche liegt. Dort befindet sich bis Februar 2017 die Sonderausstellung Schätze der Archäologie Vietnams.
Die Reise zum Land der aufsteigenden Dachen (Thăng Long) dauerte etwa 3:20′ für die Busfahrt und circa 12 Minuten für die Fahrt mit der U-Bahn. Im Vergleich mit einer 11-Stunden-Flug im Flieger in der Holzklasse nach Vietnam ab Deutschland war es wirklich sehr angenehm. Mit Stopover in Mönchengladbach, Krefeld. WLAN inklusiv. Nur keine Stewardessen, die Getränke und Essen servieren.
Ich muss zugeben, nicht der Eintritt von 5€ für den Museumbesuch war ausschlagebend, sondern weil der Spaß mit dem FlixBus uns nur 7€ kostete, denn wir waren von Postbus noch nicht so ganz abgenabelt und bekamen weitere Gutscheine über Spammails, die nur bis Mitte Dezember gültig sind.
Umso waren wir mehr begeistert von der Professionalität der Ausstellung. Es war eher ein Kunstwerk, geschmückt mit den archäologischen Funde. Die Nachbildung des Mỹ Sơn Tempels ragte empor heraus, genau so beeindruckend wie die geheimnisvolle Aura der gigantischen ägyptischen Pyramiden. Die roten Laternen erinnerten mich an die idyllische Hafenstadt Hội An. Der Bronzetrommel Đông Sơn in Schwarz-Weiß sah aus wie kunstvolle Malvorlagen für Erwachsene mit geometrischen Mustern.

img_3386
8m-hohe Nachbildung des Mỹ Sơn Tempels
img_3407
Das Reich Đại Việt (10. bis 19. Jh. n. Chr.)
img_3389
Oberseite des Đông Sơn Trommels

Na ja, eigentlich sollte ich über die Exponaten berichten, und nicht das Drum-Herum. Aber es ist wirklich viel schöner, wenn man life anschaut: die Geschichte Vietnams von der Steinzeit bis zur Gegenwart, gemeisselt in Stein, Ton, Bronze, Eisen, Jade. Kompaktkurs über das Land der Drachensöhne.
Vielleicht sollte ich doch über ein Exponat schreiben, das mich am meistens beeindruckt hat: Inschriftenstein in Form einer Schildskröte, geehrt dem General Lý Thường Kiệt (1019-1105). Die Inschrift berichtete, dass dieser erfolgreiche Schlachten gegen die Cham und zur Abwehr einfallender Armee der chinesischen Song-Dynastie (Nhà Tống) geschlagen hatte. Dafür erhielt er den Ehrentitel „Höchster Lehrer, der dem Land hilft“ (Phụ quốc thái phó), „Der das Land auf einer Säule stellt“ (Thượng trụ quốc), und „Gerechter Kleiner Bruder des Himmelssohnes“ (Thiên tử nghĩa đệ), einen der höchsten möglichen Ehrentitel. 1072, so die Inschrift weiter, ernannte man ihn zum höchstens Militäroffizier (Tể tướng), ein Amt, das mit dem Premierminister vergleichbar ist.
Die Schildkröte, die die Tafel trägt, ist Bí Sĩ, einer der mythologischen „Neun Drachensöhne“. Schildkrötenstelen stellte man für Mitglieder des Hochadels und Beamte der höchsten Ränge auf.

img_3417

Nach dem Kulturgang war der Besuch im Museumscafé ein „Muss“, um Energie für den Bochumer Weihnachtsmarkt zu tanken. Ferner war 5,30€ für Bratwurst mit viel Pommes in gemütlicher Atmosphere nicht zu toppen.

img_3451herne

Nostalgie

Ich reise gern.
Ich rechne auch gern.
So habe ich für die allererste Fahrt mit dem Postbus nach Paris gleich die Postbus Karte mit dem 25%-Rabatt dazugekauft, da laut meiner Rechnung hätte ich bei der 3. Reise nach Paris das Geld für die Postbus Karte wieder wettgemacht.
Ich bin schon zweimal mit Potsbus nach Paris gefahren, das dritte Mal sollte zu Weihnachten sein, denn ich liebe den märchenhaft geschmückten Weihnachtsmarkt auf der Champs-Elysées – die Prachtstraße der französischen Hauptstadt.

Aber Flixbus übernimmt seinen Konkurrenten Postbus und macht mir einen Strich durch die Rechnung. Als Trostpflaster spendete Postbus einen Gutschein in Höhe von 5€. So war ich gezwungen, fieberhaft nach einem Reiseziel bis Ende Oktober zu suchen, um den Gutschein einzulösen. Die Wahl fiel auf Duisburg. Na ja, ich habe von 1991 bis 1993 in Duisburg gelebt, die Stadt aber seit mehr als 20 Jahren nicht wiedergesehen.

Von Aachen aus gondelte Flixbus durch Mönchengladbach, Krefeld und erreichte den Duisburger Hauptbahnhof nach 2 Stunden und 20 Minuten.  Ich habe die Stadt nicht wiedererkannt, einzig die Klinkerfassade des Hauptbahnhofs hat sich nicht geändert. Der Bahnhofsvorplatz war eine Riesenbaustelle.

dui
Der Bahnhofsvorplatz, eine Riesenbaustelle

Ein bisschen Wehmut kam in mir hoch, als ich nach der vertrauten Straßenbahn suchte und nur das U-Bahn-Schild fand. Ohne Straßenbahn war die Königstraße für mich irgendwie zu breit, zu wenig Menschen. Es könnte auch sein, dass die Leuten in den verschiedenen modernen Passagen und Arkarden ihre Samstagseinkäufe erledigten. City Palais, Forum, Königsgalerie und wie sie alle heißen. Sie sahen gleich aus, wie Aquis Plaza in Aachen: hell, steril, teuer. Billigware musste man draußen auf der Königstraße suchen: Teetasse für 1€ bei Woolworth (ja das Geschäft gibt es noch in Duisburg), neonfarbene Schnürsenkel für 3€ bei Foot Locker. TEDi, KODi, 1-Euro-Shop und etlliche Discounter machten sich auf der schönsten Einkaufsstraße Duisburg breit.
Keine Boutiquen. Kein Juwelier. Kein Schickimicki-Laden. Keine … Straßenbahn.

Von Dr Neil Clifton, CC BY-SA 2.0, Link
Von Dr Neil Clifton, CC BY-SA 2.0, Link

Quizfrage: Wo bekommt man heutzutage noch einen superduper Kaffee für 1€?

In Duisburg, bei „Langnese Happiness Station“, rechts schräg gegenüber vom Hauptbahnhof, auf der … Königstraße. Super lecker, hübsch dekoriert, breiter Sessel und kostenlose WC-Benutzung (das rail & fresh WC-Center am Bahnhof verlangt dafür 1€, ohne den superduper Kaffee, versteht sich).

kaffee2 kaffee3

Als wir auf den Flixbus zurück nach Aachen warteten, überprüfte ich nochmal meine Rechnung:

Ohne Postbus Karte
2x Paris        =    92€
1x Duisburg  =    12€
Gesamt          =   104€

Mit Postbus Karte                       =    25€
2x Paris mit 25% Rabatt             =    69€
1x Duisburg mit 5€ Gutschein   =       7€
Gesamt                                         =   101€

Das heißt, ich habe satte … 3€ mit der Postbus Karte gespart und eine ganze Menge Geld für das Shopping in Paris ausgegeben.  In Duisburg habe ich nur 6 schwarze Strumpfhosen und 2 Teetassen bei Woolworth, 1 Paar Schnürsenkel bei Foot Locker, 2 Halsreifen und 4 Ketten bei idee-Shop, 1 Alphabet-Aussteckform bei Cakemart, 1 Lachkürbis bei TEDi gekauft. Mir fehlte noch der Auto-Aufkleber Deutschland-D. Der Verkäufer gab mir den Hinweis, dass der Sticker nur noch bei ADAC zu erwerben ist. Nostalgie halt. Wie die Straßenbahn in Duisburg. Sie fährt immer noch. Unterirdisch und teilt sich die Gleise mit der U-Bahn.

Auch Postbus ist nostalgisch geworden. Ab dem 01. November.