Here’s to the ones who dream

Thank you, Don Le, for supporting my dream.

Cuối tuần, tự nhiên nổi hứng muốn đi xem chiếu bóng. Sực nhớ phim „La La Land“ vừa nhận một đống Oscar, tôi rủ ông chồng đáng yêu nhất trên đời này mua 2 vé ở rạp Eden, xuất 17 giờ, hạng Loge, 8€ một vé, còn được khuyến mãi bớt 15% cho 2 vé đi tắm hồ nước nóng Carolus Thermen Aachen.


Xem phim ở rạp có cái thú riêng của nó, khác hẳn xem ở nhà dù Ti-Vi to hơn nửa bức tường và không mất tiền vé vào cửa. Chẳng hạn phải ăn mặc chỉnh tề, không được lâu lâu lại đứng lên đi rót ly nước, vào Facebook bấm „like“, hoặc xuống bếp tắt nồi phở đang chuẩn bị sôi trào.
Phim khá hay, màu sắc rực rỡ, cảnh quay tuyệt đẹp, diễn viên xuất sắc, xứng đáng đoạt 6 Oscar. Nội dung xoay quanh chuyện tình của Mia, làm việc tại một quán cà phê trong phim trường Warner Bros với giấc mơ trở thành minh tinh màn bạc, và Seb, một nhạc sĩ dương cầm ương gàn, ấp ủ hoài bão mở phòng trà cho loại nhạc Jazz mà chàng say mê.

lala
Mia & Sebastian trong phim „La La Land“

Tại sao tôi viết Blog về „La La Land“ ?
Trong phim có đoạn khi Mia được yêu cầu diễn xuất thử vai, cô kể lại câu chuyện về người dì sống tại Paris, người đã ủng hộ giấc mơ trở thành diễn viên của cô. Đoạn này được trình bày qua khúc ca nhạc kịch với bài „The Fools Who Dream“. Có cái gì đó làm con tim tôi rung động khi nghe Emma Stone – người thủ vai Mia – cất tiếng hát:

Here’s to the ones who dream
Foolish as they may seem
Here’s to the hearts that ache
Here’s to the mess we make

She captured a feeling
Sky with no ceiling
The sunset inside a frame

A bit of madness is key
To give us new colors to see
Who knows where it will lead us?
And that’s why they need us

Tạm dịch là

Tuyệt vời thay những kẻ biết mộng mơ
Mặc ai chê ta điên dại khù khờ
Tuyệt vời thay những trái tim rạn vỡ
Với rối ren vương mắc đến vô bờ

Để cảm thấy
bầu trời vời vợi,
hoàng hôn gói trọn trong khung

Một chút điên rồ là chính là chìa khóa
cho ta thấy màu sắc mới của cuộc đời
Nào ai biết nó sẽ đưa ta đến đâu ?
Vì vậy, hãy cứ mộng mơ !

Tôi cũng điên rồ như Mia.
Nhưng không phải muốn trở thành minh tinh màn bạc. Tôi muốn người Việt xử dụng đúng cái tiếng Việt hoa mỹ ngày xưa.

Đơn giản như chữ „Hội trưởng Hội người Việt“ thay vì „chủ tịch“.
Xưa có xài, nhưng xài đúng chỗ, giống tiếng Anh, chủ tịch là „xếp sòng“ (chairman), là người nắm quyền quyết định, thường là người có đa số cổ phần của một công ty.
Chủ tịch có thể được dùng cho Ủy Ban (Committee), Hội đồng quản trị (Board of director), Hội đồng giám khảo (Council of examiners). Tuy nhiên ngày xưa có rất nhiều trường hợp không xài chủ tịch như Tổng Công ty Điện Lực không có chủ tịch mà chỉ có Tổng giám đốc.
Ngày xưa có Trưởng phòng Phòng Thông Tin, Trưởng Phòng Chiêu Hồi. Trưởng phòng là chức vụ của „chủ tịch“.
Ty Cảnh Sát có Trưởng Ty Cảnh Sát, Ty Công Chánh có Trưởng Ty Công chánh, Ty Quan thuế có Trưởng Ty Quan Thuế.
Nha Lộ Vận, Nha Quan Thuế có Tổng Nha tương đương với Giám đốc, Tổng giám đốc.
Một công ty có nhiều ban ngành thì có Trưởng Ban.
Đài truyền thanh, truyền hình chỉ có giám đốc, không có „chủ tịch Đài truyền hình“ như bây giờ.
Phường Trưởng, Xã trưởng, Quận Trưởng, Tỉnh Trưởng, Đô Trưởng, Quân Khu Trưởng, không có các „chủ tịch ủy ban“.
Thủ tướng đứng đầu cái mà tiếng Việt hoa mỹ đặt tên là „Nội Các“, không phải gọi là … „Hội Đồng Bộ Trưởng“.
Hội thì có hội trưởng, không có chủ tịch hội.
Tóm lại chữ „chủ tịch“ rất ít xài vì có đủ chữ để xài cho các chức vụ.

chair

Bây giờ ở nước ngoài bắt chước trong nước xài „chủ tịch Hội Người Việt“, „chủ tịch Hội Phụ Nữ“, „chủ tịch Hội Sinh Viên Đại Học Há-Vợt (Havard)“ v.v. Nghe danh từ đao to búa lớn mà hội chỉ là association (Vereinigung), club (Zusammenkunft), group (Gruppe) v.v. và chẳng có chủ tịch nào có nhiều cổ phần trong hội, vì hội là đoàn thể bất vụ lợi, làm gì có cổ phần (shares) hay được quyền quyết định tối cao mà gọi là chủ tịch ?
Tham mưu Trưởng là trưởng phòng hay trưởng ban cố vấn của quân khu, hay của quân đoàn, của sư đoàn. Bây giờ thì dùng chữ „chủ tịch hội đồng cố vấn“.
Chỉ huy trưởng là người đứng đầu trung tâm huyến luyện quân sự hay bộ chỉ huy hành quân. Thiếu tướng Đoàn văn Quảng – ba của bạn tôi, tôi rất hãnh diện về ông – từng là Chỉ huy Trưởng Trung tâm huấn luyện Quang Trung. Còn bây giờ thì dùng „chủ tịch trường đào tạo quân đội nhân dân“, nghe rất lủng củng trục trặc.
Ngày xưa nhóm công tố, biện lý của tòa án thành phố có một người đứng đầu gọi là Biện Lý Trưởng, phụ tá của ông này gọi là Tham Biện, Tham Lý. Bây giờ gọi là chủ tịch và phó chủ tịch ủy ban công tố. Ngày xưa chức công tố được gọi là Biện Lý, bây giờ gọi là Ủy Viên Công Tố, tại sao lại phải dài dòng như vậy ?
Còn ông „attorney general“ của ngành tư pháp của một nước thì xưa gọi là Chánh Biện, Chánh Biện Lý (attorney principal), bây giờ gọi là „chủ Tịch Hội Đồng Tư pháp Trung Ương“.
Cái gì cũng xài chủ tịch hội đồng cả thì tiếng Việt nó nghèo nàn cỡ nào ?

Có thể tôi không được diễm phúc thấy lúc tiếng Việt hồi phục phong phú như xưa, nhưng nếu tôi làm ngơ, cứ „vô tư“ bắt chước gọi „anh chủ tịch, ơi, cho em nhờ tí nào“,  thì chính tôi tự cảm thấy lòng mình không yên, có gì đó mãi khắc khoải trong tim.

My aunt used to live in Paris.
I remember, she used to come home and tell us these stories about being abroad
And I remember she told us that she jumped into the river once,
barefoot.
She smiled. ..
Leapt, without looking
And tumbled into the Seine
The water was freezing
She spent a month sneezing
But said she would do it again

Dì tôi sống ở Paris
Dì kể tôi nghe chuyện có lần dì nhảy ùm xuống sông Seine
Chân trần
Dì cười …
Nhảy đại không nhìn trước sau
Vùng vẫy trên sông Seine
Nước lạnh cắt da
Cả tháng trời dì cảm bịnh
Nhưng dì quả quyết
Dì sẽ làm chuyện điên rồ ấy lần nữa

La Seine

Tôi cũng muốn chân trần nhảy xuống sông Seine như dì của Mia.

Để cảm thấy
bầu trời vời vợi,
hoàng hôn gói trọn trong khung

Một chút điên rồ là chính là chìa khóa
cho ta thấy màu sắc mới  của cuộc đời
Nào ai biết nó sẽ đưa ta đến đâu ?
Vì vậy, hãy cứ mộng mơ !

Bài „Fools Who Dream“ do Emma Stone trình bày

Werbung

Kommentar verfassen

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s