(Tiếng Việt ở dưới)
Mein Vater erzählte mir, dass am Neujahrstag ein Neujahrsschreiben Pflicht ist. Ich habe nie gefragt warum. Wahrscheinlich, weil wir sonst nichts Besseres zu tun hatten.
Und es gibt immer Etwas zum Schreiben, denn man hat ja die letzten 365 oder 366 Tage überlebt, und es ist verdammt viel passiert.
Als wir uns am Neujahrstag sportlich betätigen wollten, um das Geld für den Kauf neuer Hosen zu sparen, sagte ich zu dem liebsten Ehemann auf der ganzen Welt:
– Die Deutschen holen am Neujahrstag Essen von der Fritenbude, und die Vietnamesen haben Angst, den Kühlschrank aufzumachen, da sie sonst vom Lebensmitteln überschüttet werden, die sie über die Feiertage gehortet haben. Eigentlich finde ich es gar nicht so schlecht, denn auswärts essen ist nicht immer billig … Aber ich muss schon zugeben, selbst kochen kostet viel Zeit und so gesehen ist es auch nicht viel billiger, oder?
Der neue deutsche Trend heißt „Kochbox“. Die hungerigen Personen bestellen zum Selberkochen per Mausklick eine Box mit Rezepten und Zutaten, die passend zum Rezept portioniert sind. Spart Zeit – zumindest den Weg zum Supermarkt und das Warten an der Kasse. Billiger bestimmt nicht, im Durschschnitt etwa 7€ pro Mahlzeit. Wenn wir weiter philosophieren, ist es die Zeit, die immer teuerer geworden ist, nicht die Lebensmitteln.
Ich musste an Herrn Menne denken. Als ich ihn fragte, was wir zur Förderung der geistigen Entwicklung unserer liebsten Tochter auf der ganzen Welt beitragen konnten, gab uns Herr Menne – der Grundschullehrer unserer liebsten Tochter auf der ganzen Welt – den Rat, sie sollte „Momo“ lesen, eher ich sollte es ihr „vorlesen“, da sie bis dato noch nicht in der Lage war, Buchstaben zu merken, geschweige denn lesen (aus Wiki: Momo ist ein im Jahr 1973 erschienener Roman von Michael Ende. Der Titel bezeichnet die Hauptperson, der Untertitel lautet: Die seltsame Geschichte von den Zeit-Dieben und von dem Kind, das den Menschen die gestohlene Zeit zurückbrachte).
In den 70er Jahren hatte Michael Ende die Vision, dass dem Menschen die Zeit geklaut wurde und schufte Momo.
Im einundzwanzigsten Jahrhundert ist Momo mit irgendwelchen Apps beschäftigt, dass sie selbst keine Zeit mehr hat, sich um die Stundenblume zu kümmern.
Der 24-Stunden-Tag gibt es immer noch, jedoch keine kostenlose Zeit mehr. Wir müssen sie kaufen.
Eine Stunde Fett-Verbrennen kostet umgerechnet etwa 3€, im Fitness-Studio.
Eine Stunde Shoppen in Maastricht kostet etwa 3,50€, im Parkhaus.
Eine Stunde Schlaf kostet etwa 9€, im Cineplex Aachen, Loge.
Man muss aber erst 8 Stunden am Tag arbeiten, um das Geld zu haben, mit dem man die Zeit erwerben kann.
Heute ist Neujahrstag. Heute bekommt man 8 Stunden geschenkt. Wir wußten aber nicht, was wir mit der kostenlosen Zeit machen sollten, denn „was nix kostet, ist nix wert“. So entschieden wir uns für den billigsten Tarif und machten uns auf dem menschensleeren Parkplatz beim Fitness-Studio breit.
Khai bút đầu năm 2017
Ba tôi có thông lệ đầu năm khai bút. Tôi không bao giờ hỏi tại sao phải làm thế. Có thể bởi vì cũng chẳng có gì khác để làm vào cái ngày Tân Niên cả. Mà một năm với 365 hay 366 ngày vừa qua đi thì chắc chắn phải có cái để kể lể, để khai bút đầu năm mới chứ ?
Sáng mùng Một, trên đường lái xe đến câu lạc bộ thể thao với mục đích đốt mỡ bụng, tiết kiệm tiền sắm quần mới, tôi quay sang nói với „người chồng đáng yêu nhất trên đời này“:
– Người Đức ngày mùng Một phải đi kiếm cái gì lót bụng ở ngoài đường, trong khi người Việt không dám mở tủ lạnh vì sợ đồ ăn mà họ tích trữ trong những ngày lễ sẽ đổ ụp vào người không kịp đỡ. Mà thật ra em thấy cũng không dở, bởi đi ăn ngoài không phải rẻ … Nhưng em phải công nhận, nấu nướng cần có thời gian, và như thế tính ra chưa chắc đã rẻ hơn nhiều anh nhỉ ?
Trend mới của Đức hiện nay là „Kochbox“, dịch tiếng Việt là „Bếp hộp“. Thân chủ „Bếp hộp“ tự nấu ăn bằng cách lên mạng, nhấp chuột click click đặt một hộp gồm công thức và nguyên liệu với số lượng phù hợp theo khẩu phần công thức, được bưu điện gởi đến vài ngày sau, tha hồ khoa tay múa chân tự nấu món mình thích mà lại tiết kiệm thời gian – ít nhất là khỏi phải cất công mò ra siêu thị đi chợ và đỡ mất thì giờ chờ đợi trả tiền tại quầy. Rẻ hơn thì không vì tính ra trung bình một bữa ăn „Bếp hộp“ tốn khoảng 7€. Nghĩ cho cùng, không phải là thực phẩm mà chính là thời gian đã ngày càng trở nên đắt đỏ.
Tự dưng tôi chợt nhớ đến thầy Menne, giáo viên chủ nhiệm của „đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi“. Khi tôi hỏi thầy là tôi có thể làm gì để góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của của „đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi“ thì thầy Menne khuyên nó nên đọc sách, bắt đầu bằng truyện „Momo“, nói đúng ra là „tôi“ đọc cho nó nghe vì lúc đó nó còn chưa nhận diện được mấy chữ cái nói chi đến đọc sách (Momo là tên cô bé nhân vật chính trong truyện của Michael Ende, xuất bản vào năm 1973. Nội dung kể về những người đi ăn trộm thời gian và Momo cùng những đứa trẻ bạn nó với đóa Hoa Giờ mầu nhiệm đã giúp người lớn lấy lại thời gian bị đánh cắp).
Vào thập niên 70 mà ông Michael Ende đã có những khái niệm giả tưởng về thời gian bị đánh cắp, rồi tạo ra nhân vật Momo.
Ở thế kỷ hai mươi mốt, Momo quá bận rộn xử dụng các Apps của điện thoại di động nên không có thời gian làm hiệp sĩ chăm sóc đóa Hoa Giờ mầu nhiệm nữa.
Một ngày với 24 giờ vẫn còn đó, nhưng thời giờ không còn là miễn phí. Ta phải mua chúng.
Một giờ Đốt-Chất-Béo tính ra có giá tương đương với khoảng 3€, mua ở câu lạc bộ thể thao.
Một giờ Đi-Mua-Sắm-Tại-Maastricht tính ra có giá tương đương với khoảng 3,50€, mua ở bãi đậu xe.
Một giờ Ngủ-Trong-Bóng-Tối tính ra có giá tương đương với khoảng 9€, mua ở rạp chiếu bóng Cineplex Aachen, hạng Loge ngồi xa màn hình.
Nhưng bạn chỉ có 8 giờ làm việc trong một ngày để có tiền mua thời gian.
Hôm nay là ngày đầu năm mới. Hôm nay bạn được cho không 8 giờ. Nhưng tôi không biết phải làm gì với thời gian „miễn phí“ này, bởi vì „của cho là của ôi“. Cuối cùng chúng tôi chọn mua „thời gian giá mạt nhất“ và trực chỉ lái đến câu lạc bộ thể thao vào sáng mùng Một năm mới.