Vô gia cư ở Los Angeles

Deutsche Version

Ngày xửa ngày xưa, có hai người bạn đang ngồi trên băng ghế công cộng trước một bãi đậu xe lớn ở Los Angeles. Họ làm gì ở đó nhỉ?

Đã có nhiều bài viết về sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới. Đối với tôi, sự khác biệt chủ yếu là: Các bà vợ đi mua sắm và các đấng lang quân ngồi lang … bang trên băng ghế công cộng, đâu đó ở gần cửa tiệm. Một trong những đấng lang quân ngồi lang bang đâu đó ở gần cửa tiệm là tôi, người kia  là chồng của bạn vợ tôi.

Chúng tôi làm gì ở đó? Đàn ông thường không thích ngồi lê đôi mách, nói văn hoa là tán gẫu, nên chúng tôi đã làm cái mà đàn ông luôn chiếm giải quán quân: Không phải đậu xe đâu nhé, mà là ngồi quan sát thiên hạ de xe tới lui rồi cười khoái chí khi thấy họ vất vả mới lùi được xe vào đúng chỗ đậu. Băng ghế nơi chúng tôi chọn thật là lý tưởng cho cái việc không công rồi nghề này.

Tôi không nhớ chúng tôi đã ngồi ở đó bao lâu, bởi vì, giống như phụ nữ chẳng bao giờ coi đồng hồ trong khi mua sắm, chúng tôi cũng quên mất thời gian đóng vai khán giả vô tình thả hồn trên băng ghế công cộng trước một bãi đậu xe lớn. Bỗng – không thể nhớ là lúc nào vì thiên hạ đậu xe lại hay dời xe đi cũng không theo một chu kỳ nào nhất định cả – một phụ nữ từ trong cửa tiệm bước ra, lỉnh kỉnh với nhiều túi hàng và trên tay cầm một chiếc áo sơ mi đàn ông sặc sỡ, loại áo chim cò kiểu Hạ-Uy-Di. Bà ta tiến thẳng về phía chúng tôi, dáng dấp trông có vẻ đe dọa, nhưng vì có hai người nên chúng tôi không lấy làm sợ hãi lắm. Khoảng cách cứ ngắn dần một cách nhanh cấp kỳ, và khi chỉ còn cách chừng vài thước, người phụ nữ bắt đầu lầm bầm nói điều chi đó. Tôi không thể nhớ đó là ngôn ngữ gì, nhưng có thể là tiếng Anh, vì cứ khoảng ba chữ thì tôi hiểu được một. Anh bạn ngồi cạnh tôi sinh ra ở Việt Nam nhưng sống ở Mỹ hơn 30 năm cũng cảm thấy như vậy, điều đó khiến tôi bình tĩnh hơn một chút khi nghĩ đến khả năng tiếng Anh của mình. Một lúc sau, người phụ nữ vẫn tiếp tục liến thoắng với cái tiếng mà tôi chỉ Ba-Hiểu-Được-Một kia và dúi chiếc áo sơ mi chim cò vào tay tôi. Sau đó, bà ta quay mặt bỏ đi trong im lặng, không líu lo như trước nữa.

Chúng tôi ngồi đực mặt ra đấy, ngỡ ngàng, bối rối, vì chúng tôi nghĩ do sự xáo trộn này chúng tôi có thể bỏ sót một chi tiết nào đó trong những màn ly kỳ đang diễn ra tại bãi đậu xe. Sau khi hoàn hồn trở lại từ cú sốc ấy, chúng tôi kiểm tra lại món quà rõ ràng không phải dành cho người Việt Nam có chiều cao từ 1,70m đến 1,80m, mà là dành cho những người từ 1,95m đến 1,96m, tức là dành cho tôi. Vì vậy, chiếc áo sơ mi chim cò nhanh chóng được liệt vào thuộc quyền sở hữu của tôi.

Tôi đã thu thập được bài học gì qua câu chuyện này? Rất đơn giản: Lần sau, khi cần quần áo mới, tôi sẽ phải suy nghĩ kỹ về cái lợi và hại giữa việc đi mua sắm với vợ và việc ngồi trên một băng ghế công cộng quan sát cảnh thiên hạ đậu xe để rồi được tặng một chiếc áo sơ mi chim cò trong một hoàn cảnh thật là kỳ quái.

Lựa chọn thứ hai chắc chắn rẻ tiền và dễ dàng hơn nhiều.

Werbung

Homeless in Los Angeles

Vietnamesische Version

Es saßen einmal zwei Freunde auf einer Parkbank vor einem großen Parkplatz in LA. Warum waren sie dort?

Es wurde schon viel über die Unterschiede zwischen Frauen und Männer geschrieben. Für mich ist der Hauptunterschied:  die Ehefrauen gehen shoppen und die Ehemänner sitzen auf einer Parkbank in der Nähe des Geschäftes. Stimmt, einer von den obengenannten Freunden, war ich, der andere war der Ehemann der Freundin meiner Frau.

Was taten wir da? Miteinander quatschen ist nicht so’n Ding zwischen Männern, also machten wir das, was Männer am Besten können: Nein, nicht Autos einparken, sondern anderen beim Parken zusehen und uns darüber lustig machen. Aus diesem Grund war der von uns ausgewählte Platz ideal.

Ich weiß nicht mehr wie lange wir dort saßen, weil genauso wie Frauen beim Shoppen das Zeitgefühl verlieren, vergaßen wir auch auf unserer Zuschauertribüne die Zeit. Auf jeden Fall kam irgendwann, während des Zusehens vom „Einparken zusehen und kommentieren“, eine Frau aus einem Geschäft. Sie war mit mehreren Einkaufstüten und einem Art Hawaiihemd in der Hand bewaffnet und kam direkt auf uns zu. Sie wirkte zwar bedrohlich, aber weil wir zu zweit waren, hatten wir keine außergewöhnliche Angst. Aus mehreren Metern, deren Anzahl sich rapide verringerte, fing die Frau etwas zu sagen. Ich weiß nicht mehr in welcher Sprache sie redete, aber es könnte Englisch gewesen sein, denn ich verstand etwa jedes dritte Wort. Mein Sitznachbar, der zwar in Vietnam geboren war, aber seit mehr als 30 Jahren in den USA lebte, erging es genauso, was mich einwenig hinsichtlich meiner Englischkenntnisse beruhigte.

Nach kurzer Zeit stand die Dame noch immer etwas sagen vor uns und gab uns das erwähnte Hawaiihemd. Anschließend drehte sie sich um und ging, diesmal schweigend, wieder weg.

Da saßen wir beide nun. Verwirrt, weil wir ahnten, dass wir auf dem Parkplatz durch diese Störung wahrscheinlich etwas verpasst haben. Nach diesem anfänglichen Schock prüften wir nun diese Gabe, dass eindeutig nicht für Vietnamesen zwischen 1,70m und 1,80m Körperlänge gemacht worden ist, sondern eher für Leute zwischen 1,95m und 1,96m, also eher für mich. Aufgrund dieser Fakten ging das Hawaiihemd in meinem Besitz über.

Welches Lernziel habe ich durch dieses Erlebnis erreicht? Ganz einfach: Beim nächsten Mal, wenn ich Kleidung brauche, werde ich genau zu überlegen, welche Vor- und Nachteile es hat, mit meiner Frau shoppen zu gehen oder auf einer Parkbank einen Parkplatz zu beobachten und dabei ein Hemd auf skurrile Weise erhalten.

Die zweite Möglichkeit ist auf jeden Fall günstiger und müheloser.

Dối lòng

Sáng nay, con bạn tôi gởi một bài thơ mà giả thuyết tác giả là người Thổ Nhĩ Kỳ có xác xuất cao nhất, dù khá nhiều người quả quyết là của Shakespeare hay Bob Marley:

You say that you love rain,
But you open your umbrella when it rains.
You say that you love the sun,
But you find a shadow spot when the sun shines.

You say that you love the wind,
But you close your windows when wind blows.
This is why I am afraid,
You say that you love me too.

Trong những bài dịch tôi thích nhất bài dịch theo phong cách Hồ Xuân Hương:

Chém cha mấy đứa thích trời mưa
Mưa xuống che ô, chẳng chịu vừa
Năm lần bảy lượt mê trời nắng
Lại núp bóng vườn lúc giữa trưa

Thích có gió lên, hiu hiu thổi
Nhưng rồi khép cửa, chẳng khe thưa
Thân này ai nói yêu thương nhớ
Chẳng biết thật không, khéo lại lừa!

(không rõ tác giả)

Dịch Vũ Hán làm nhiều người bị „cấm túc“

Bần cùng sinh đạo tặc
Cầm chân … há miệng kêu

Không đi đâu được thì ta ở nhà dọn dẹp, lau chùi, giặt giũ, làm việc gà què ăn quẩn cối xay, hay nếu sợ lao động sẽ mòn „bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa“ thì ta làm … thơ, phong cách … Nguyên Sa với Áo lụa Hà Đông, Tháng sáu trời mưa, hay mượn „gió đông“

Đào hoa y cựu tiếu đông phong

trong Đề tích sở kiến xứ của Thôi Hộ.

Dối lòng

Anh bảo nhớ suốt đời mưa tháng sáu
Nắng Sài Gòn mơn áo lụa Hà Đông
Sao ẩn mình khi trời giận nổi giông
Sao che dù, đeo kính, nép bóng râm?

Gió có lạnh anh cầm tay em chặt
Sao ô cửa anh cài tránh đông phong?
Nên em sợ lời anh nói mặn nồng
Biết xa nhau anh có nhớ em không?

À, tôi có diễm phúc sở hữu học bạ của một học sinh trường Chu Văn An Sài Gòn, có ghi tên giáo sư dạy triết là Trần Bích Lan, tức nhà thơ Nguyên Sa.

Tôi không chỉ yêu thơ của Nguyên Sa, tôi cũng rất thích môn Triết-học (Philosophy) nữa.

Hồi ký của Ngoại

Vào cuối đời, ông ngoại tôi có viết hồi ký về cuộc đời của Ngoại, và mẹ tôi đã đem nó theo trong hành trang đi đoàn tụ gia đình ở Đức vào ngày 23 tháng 11 năm 1983. Tôi có đọc qua một lần, rồi quên khuấy đi mất vì mãi lo chạy đua với cơm, áo, gạo, tiền. Nay, con cái đã trưởng thành, thêm vào đó, kỹ nghệ tân tiến giúp ta có thể tự xuất bản sách mà không phải lo ngay ngáy là chi phí in ấn ứng ra liệu có thu về hòa vốn hay không, tôi chợt nghĩ đến việc ghi chép, hiệu đính lại hồi ký của Ngoại, vì nó được đánh máy trên giấy pelure mỏng, đã vàng úa theo thời gian, không biết còn giữ được bao lâu nữa.

Công việc lúc đầu đơn giản chỉ là dùng bàn phím để gõ nội dung vào sách. Tôi làm cho xong, không cảm thấy hứng thú lắm. Càng ngày, do phải truy cứu thêm về địa danh, hình ảnh, phong tục, sự kiện lịch sử v.v. mà Ngoại đề cập đến trong hồi ký, tôi càng bị cuốn hút vào cái „miền bắc xa lắc xa lơ không tưởng tượng ra nổi“ của một trăm năm trước. Do chưa một lần đặt chân ra đất Bắc, nên với tôi, „Hà Nội ba sáu phố phường“ thật là cổ kính, mê hoặc qua những bức ảnh đã ố màu:

Rủ nhau chơi khắp Long thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giày,
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Than,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Ngang, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem phường phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.

Từ hình ảnh ông đồ với cái tráp hoặc ruột tượng, trường Bưởi ở ven hồ Tây, trường nữ sinh ở phố Hàng Cót, tóc móng lừa, trà Ninh Thái …, tôi làm quen dần với đường Jules-Ferry, rue de Takou, rue du Riz, rue du Papier, le Vieux Théâtre (hí viện đầu tiên của Hà Nội), mỉm cười với bài thơ tứ tuyệt ngộ nghĩnh viết bằng Pháp ngữ của nam sinh „thứ ba học trò“ trường Bưởi:

Bonjour mademoiselle Brequel,
Permettez-moi de faire l’appel.
S’il manque quelqu’un, Lequel?
Bonjour mademoiselle Brequel.

Trong bản hiệu đính lại, tôi giữ cách dùng từ của Ngoại, chỉ viết thêm trong ngoặc nếu khó hiểu hoặc do phát âm của từng miền mà cách viết khác đi. Tôi cũng thêm phần Phụ Lục là những tiểu tiết bên lề có đôi chút liên quan đến những địa danh, phong tục v.v., được đề cập đến trong hồi ký của Ngoại.

Tôi thỉnh thoảng hay làm thơ, từ lục bát tả chị … hàng xóm:

Chị Hiền ở cạnh nhà tôi
Mắt đen lay láy, đôi môi luôn cười
Hàm răng trắng nõn thật tươi
Bàn tay xinh xắn như mười nàng tiên

đến thất ngôn tứ tuyệt mơ về một „người tình không chân dung“:

Ai gọi thu về xua nắng hạ
Cho phượng vỹ buồn khóc tuổi hoa
Con đường lá me không xanh nữa
Tình anh thôi cũng bớt mặn mà

Nhưng tôi chỉ làm được một bài duy nhất về Mẹ:

Mẹ là ánh sáng mặt trời
Soi đường con bước, dạy lời con thưa
Mẹ là hạt nước cơn mưa
Nuôi con khôn lớn sớm trưa chẳng hà
Mẹ là muôn vạn nụ hoa
Cho con hương thắm mặn mà tuổi xuân

Quyển sách này là món quà mà tôi muốn gởi tặng Mẹ, người đã dành cả tuổi xuân để nuôi nấng, dạy dỗ hai chị em tôi nên người.

Aza Lee

Sách xuất bản tại lulu.com:

https://www.lulu.com/en/en/shop/aza-lee-and-beatrice-d%C6%B0%C6%A1ng/h%E1%BB%93i-k%C3%BD-c%E1%BB%A7a-ngo%E1%BA%A1i/paperback/product-wqv24n.html

PS: Trong hồi ký, Ngoại viết: „Tôi cũng muốn, nếu thể hiện được, sẽ tặng mấy bạn học cũ của tôi, trước hết là anh bạn nội trú nói trên mà tôi rất cảm phục tính cần cù và năng động trong lãnh vực văn học, mặc dù niên kỷ đã vượt quá xa cái mức „cổ lai hi“, sau là tặng bạn tiểu học cũ của tôi ở Phúc Yên cùng tôi còn sống đến ngày nay.“
Aza Lee mạn phép đăng tên những người Ngoại nhắc đến trong hồi ký. Nếu ai biết hậu duệ, con cháu của các vị này, xin vui lòng liên lạc với Aza Lee qua lee.aza44@yahoo.de để nhận sách tặng và giúp Aza Lee thực ước nguyện của Ngoại nói trên, dù Ngoại đã không còn nữa.

CÁC BẠN ĐÀN ANH
1- Ái (con cụ Hàng Phở)
2- Đạm (con cụ Án Nguyễn Doãn Thạc)
3- Phạm Tất Đắc (con cụ Đồ Chưng), Saigon
4- Cao Doãn Dịch (con cụ Phán Nhẫn), chết
5- Chu Xuân Giản (con cụ Thủ Nam), chết
6- Đặng Văn Minh (con cụ Đồ Túc)
7- Minh (Lưu Văn Minh?), cháu cụ Lang Hồ
8- Vũ Huân (con cụ Phán Nguyên), chết
9- Hiếu (con cụ Hội Sửu)
10- Vũ Thấp Hy (con cụ Cử An Bài), Saigon
11- Đỗ Như Ngọc (em ông Giám đốc nhà xuất bản Mai Lĩnh)
12- Bùi Thế Quang (em cụ Khoa, lục sự tòa án Đ.N.C Phúc Yên), chú thích: Đ.N.C. là viết tắt của Đệ Nhị Cấp
13- Phạm Vũ Sinh, chết
14- Tuyên (quê xã Nhuế Khúc)
15- Thụy, Vĩnh Yên
16- Vinh (con cụ Ký Đen)
CÁC BẠN CÙNG LỨA TUỔI
1- Ái (trọ phố Dinh)
2- Trần Gia Am (con cụ Hội viên Tường), chết
3- Bằng (con cụ Đồ Dực)
4- Bập (con cụ Cai bẻ ghi tàu), chết
5- Cơ (con cụ Bếp Toàn)
6- Bủng (con bà bán hàng xén)
7- Chu Xuân Chạc (con cụ Thủ Nam), chết
8- Chắn (con cụ Kèn Ngữ)
9- Vũ Tá Chiểu (con cụ Hải Nam)
10- Trần Q. Đình (con cụ Phán Trần Huệ Viễn), chết
11- Dương (con cụ Phó Tiện)
12- Giai (con Bà Văn Tháp Miếu)
13- Vũ Tá Hân (con cụ Hải Nam)
14- Trịnh Hiện (con cụ Nghĩa Lợi), chết
15- Học (con cụ Ký Ban)
16- Cao Nhật Hoàn (con cụ phán Nhẫn), chết
17- Nguyễn Thị Hồng (con cụ Phán Giới), Saigon
18- Vương Văn Hợi (con cụ Cai Ai), chết
19- Ích (con cụ Tư Hồ)
20- Bùi Như Ý (cháu Bà Giám binh VINCENTI)
21- Kính (cháu cụ chủ Bưu điện Ngoạn)
22- Kháng (con cụ Nghị Truyền Sáp Mai)
23- Lăng (con cụ Hậu Bỗ Mậu Lâm)
24- Liên (con cụ Cả Bò), chết
25- Mầu (cháu ông Thú y đương thời tỉnh Phúc Yên)
26- Minh (cháu cụ Trợ Khoan)
27- Nghĩa (con cụ Tỵ hàng cơm)
28- Phán (con cụ Cai Ba Nhàn)
29- Phưởng(cháu cụ giáo Chinh)
30- Quảng (con cụ Đề Nhung)
31- Quý (con quan huyện đương thời ở Kim Anh)
32- Trịnh Như San (con cụ Ba Khoát), chết
33- Võ Hoàng San (con Bà Xếp Cát), chết
34- Vũ Minh Tâm (cháu Bà Ba Điếc), chết
35- Tĩnh, tức Paul Menu (con bà Cẩm Béo)
36- Cao Thiện (quê huyện Văn Lâm, Hưng Yên), Saigon
37- Phạm Chí Thọ (con cụ Quản Trạch ở Nội Đông, Phúc Yên)
38- Thực (con ông Phó Tiện)
39- Trị (con cụ Nghị Truyền)
40- Đặng Đình Vân (con cụ đội Lâm nhà Đoan, quê Hải Dương)
41- Vũ Nam Việt (con cụ Phán Nguyên), Canada
Tính ra tôi đã nhớ được 57 bạn.
(trích từ trang 57-60)

Parler à mon père

Votre père, notre grand ami, était pour nous un homme simple, discret, généreux, plein d’esprit et d’humour, mais aussi un conteur extraordinaire et un homme très cultivé. Épris de la culture et de la langue française, amoureux de poésie en particulier, poète lui-même. Grand lecteur des poésies vietnamienne, chinoise et française, qu’il connaissait très bien, il y a puisé toute sa délicatesse, son art de vivre et son sens de l’humanité. C’était un être rare donc, que nous avons eu la chance de rencontrer et avec qui nous aimions beaucoup échanger. Un ami fidèle enfin qui plaçait l’amitié à un très haut niveau. Toute cette richesse humaine qu’il y avait en lui est le bel héritage qu’il vous laisse en partant.
Aujourd’hui, il sait ce qu’il en est de la suite du monde. Moi je l’ignore, mais je suis sûr qu’où qu’il puisse être, il sera bien reçu. Et c’est là qu’il nous attendra …
Anne et Jacques-Bernard 

Nói với ba

Dịch cúm Vũ Hán là nỗi đe dọa lớn cho những người như tôi, tức là có cha mẹ ở tuổi „Bát thập trượng vu triều“ hoặc hơn nữa là „Cửu thập giả, thiên tử dục vấn yên, tắc tựu kì thất“ (80 tuổi chống gậy trong triều, 90 tuổi, nếu thiên tử có việc muốn hỏi, thiên tử phải đến nhà).
Và nó đang đe dọa ba của một người bạn tôi.
Hồi còn đi học, mỗi lần đến nhà nó chơi, tôi chỉ „Dạ con chào bác ạ!“ cho đủ thủ tục rồi phắn mất, vì nói cho ngay, ông không nằm trong mục tiêu đến thăm viếng của tôi. Lớn lên, bạn bè mỗi đứa định cư ở một quốc gia, cách nhau hơn nửa quả địa cầu, nên mỗi lần đến nhà nó chơi, bằng mọi giá tôi phải gặp ông để „Dạ con chào bác ạ!“ dù ông vẫn không nằm trong mục tiêu đến thăm viếng của tôi, có lẽ vì tôi muốn được nghe ông kể chuyện ngày xưa, đánh thức những kỷ niệm tưởng đã bị vùi chôn theo năm tháng. Bây giờ, tôi có thể hình dung ra được thế nào là „gare Lyon đèn vàng“, tưởng tượng được cảnh ông rảo bước lang thang lục tìm sách cũ ở những quầy nhỏ nhỏ dọc trên dòng sông Seine, hiểu được nỗi lòng kẻ sinh viên du học túi không tiền mà dám chơi ngông đi „xe ngoắc“ sang đến tận Bỉ quốc, tức là chỉ với ba-lô trên vai, vừa lội bộ trên đường quốc lộ vừa giơ tay ra „ngoắc“, nếu may có ai động lòng trắc ẩn thì cho đi quá giang một quãng. Chuyện của ông thì nhiều lắm, từ thơ văn, triết lý, đến chuyện gia đình, tình yêu chung thủy với người vợ hoa khôi Đà Lạt hay chuyện đứa con gái mà bạn ông, nhà văn Duyên Anh, đã lấy tên làm tựa cho tác phẩm Trần Thị Diễm Châu (Châu Kool). Ông như một thư viện cổ kính với vô vàn những quyển sách cũ đã nhuốm màu theo thời gian, mỗi trang là một kho tàng ký ức vô giá. 

Je voudrais freiner pour m’asseoir,
Trouver au creux de ma mémoire
Des voix de ceux qui m’ont appris
Qu’il n’y a pas de rêve interdit.

Đoạn này trong bài hát „Parler à mon père“ của Céline Dion mà tôi rất thích với câu „Qu’il n’y a pas de rêve interdit“, tạm dịch „Giấc mơ không là trái cấm“, vì nó cũng triết lý như có lần ông nói với tôi „Không có cỏ dại con à, chỉ có cỏ mọc không đúng chỗ.Mỗi lần thất bại tôi đều nhớ đến những lời này của ông, cỏ dại vẫn có thể ngạo nghễ vươn lên khi nó tìm được chỗ đứng xứng đáng dưới ánh mặt trời.

Tôi chọn tựa bài viết là „Nói với ba“ như tựa bài hát „Parler à mon père“.
Bạn tôi dịch nó trong nước mắt nhớ thương cha.

Parler à mon père Nói với ba
Je voudrais oublier le temps
pour un soupir, pour un instant,
une parenthèse après la course,
et partir où mon cœur me pousse.
Je voudrais retrouver mes traces
où est ma vie, où est ma place,
et garder l’or de mon passé
au chaud dans mon jardin secret.

Je voudrais passer l’océan,
croiser le vol d’un goéland,
penser à tout ce que j’ai vu,
ou bien aller vers l’inconnu.
Je voudrais décrocher la lune,
je voudrais même sauver la terre
mais avant tout, je voudrais parler à mon père.

Je voudrais choisir un bateau,
pas le plus grand ni le plus beau,
je le remplirais des images
et des parfums de mes voyages.
Je voudrais freiner pour m’asseoir,
trouver au creux de ma mémoire
des voix de ceux qui m’ont appris
qu’il n’y a pas de rêve interdit.

Je voudrais trouver les couleurs,
des tableaux que j’ai dans le cœur,
de ce décor aux lignes pures,
où je vous vois et me rassure.
Je voudrais partir avec toi,
je voudrais rêver avec toi,
toujours chercher l’inaccessible
toujours espérer l’impossible.
Je voudrais décrocher la lune,
je voudrais même sauver la terre,
mais avant tout, je voudrais parler à mon père.

L’âme est un cristal,
et l’amour sa lumière

Con muốn quên thời gian để thở dài,
ngừng cuộc đua và đến chỗ trái tim.
Con muốn tìm dấu vết cuộc đời riêng,
biết ở đâu để giữ vàng quá khứ
trong khu vườn ấm áp rất thiêng liêng.

Con muốn vượt đại dương cùng chim biển,
nghĩ đến điều đã thấy giữa mênh mông.
Con muốn gỡ mặt trăng và thậm chí
cứu muôn loài, nhưng giờ sao con chỉ
muốn nghe ba và được nói cùng ba.

Con muốn chọn chiếc thuyền con xinh xắn,
rồi lấp đầy bằng kỷ niệm, hương thơm
của những chuyến rong chơi trên biển lắng
và bao lần phiêu lãng mãi trời xa.

Con rất muốn dừng chân rồi ngồi xuống,
lục tìm sâu trong ký ức ùa về
tiếng những người đã làm cho con muốn
tiếp tục mơ, ai cản được bao giờ.

Nhưng giờ đây con chỉ ước
được nghe ba và được nói cùng ba

Con còn muốn thấy sắc màu của những
bức tranh con luôn giữ mãi trong tim.
Rồi tìm chốn bình yên và thuần khiết,
sống an vui, buông bỏ hết ưu phiền.

Con đã muốn làm bao điều như thế,
nhưng giờ đây con chỉ ước làm sao
được nghe tiếng của ba, nhưng không dễ
muốn nghe Người nói khẽ:„ba không sao.“

Con còn muốn đi xa cùng ba nữa,
mình cùng mơ chạm tới chốn vô thường,
tưởng không thể nhưng chắc rằng ba biết
tình yêu Người là ánh sáng hồn con.