An Tiêm giạt bến sông Rhein

Tôi có thói quen nghe radio mỗi sáng trên đường lái xe đến sở làm. Thứ nhất để biết chó cán xe hay xe cán chó, và thứ hai – quan trọng hơn – là sau tin tức có thông tin về những chỗ hôm đó được đặt máy di động, chụp hình xe lái quá vận tốc cho phép trong thành phố là 50km/h, thậm chí có khúc chỉ 30km/h, lỡ nhấp chân ga hơi mạnh tí là „ăn đòn“ ngay. Một tấm hình đen trắng mờ tịt – nhưng bảng số xe thì rõ mồn một – rẻ nhất cũng 20 Euro, cộng thêm tiền cước chuyển vào trương mục của thành phố và lời phân trần với người chồng đáng yêu nhất trên đời này của tôi: „Lỡ“.
Sáng nay đài radio địa phương „HITRADIO 100’5“ loan tin:
Wassermelonen wachsen am Rheinufer!
Dịch nôm na tiếng Việt là „An Tiêm giạt bến sông Rhein“.

Quelle: kinder.wdr.de

Theo phân tích của các toán học gia và sử học gia Đức thì có lẽ do thiên hạ sầu đời rủ nhau ra bờ sông „picnic“, thay vì „ăn khế trả vàng“ thì … „ăn dưa nhả hột“. Hột dưa theo luồng nước sông trôi giạt, vướng vào ghềnh đá. Mùa hè năm nay Đức bị hạn hán, nước rút làm cạn bờ, nắng gắt liên tiếp hằng tháng trời, dưa đâm chồi nẩy lộc.
Người Đức có thói quen giải thích những sự việc xảy ra trong thiên nhiên một cách khoa học, đơn giản, dễ hiểu. Còn muốn thi vị hóa, thần thoại hóa nó thì mua vé vào rạp xi-nê xem phim „Ba hạt dẻ dành cho Lọ Lem“. Phim „Hạt dưa của Goethe“ chưa chiếu.
Người Việt giải thích nguồn gốc dưa hấu lưu lạc từ châu Phi sang Việt Nam qua hình ảnh „Mai An Tiêm là một nhân vật truyền thuyết thời Hùng Vương. Theo truyền thuyết, Mai An Tiêm vốn là con nuôi của Hùng Vương thứ XVII, được vua quý mến gả công chúa cho. Sau vì làm phật ý vua, An Tiêm bị đày ra đảo hoang, tương truyền nay là vùng Nga Sơn, Thanh Hóa. Tại đây, An Tiêm cùng vợ chăm chỉ làm ăn, gây được giống dưa hấu quý, nhiều người tìm đến trao đổi, tiếng đồn khắp xa gần. Vua xuống chiếu gọi về cho phục chức cũ. An Tiêm được coi là ông tổ của nghề trồng dưa hấu ở Việt Nam“ (trích Wikipedia).
Tôi thích truyền thuyết An Tiêm hơn xem phim „Hạt dưa của Goethe“ (chú thích: đến hôm nay vẫn chưa chiếu) không phải vì tôi mũi tẹt da vàng mà có lẽ vì nó cho tôi niềm tin vào hình ảnh ngày lập quốc của người Do Thái sau 2668 năm mang số phận một dân tộc lưu vong.
Tôi trôi giạt đến nước Đức vào mùa đông 1980.
Hạt dưa An Tiêm giạt bến sông Rhein và kết trái vào mùa hè 2018.
Tuyên ngôn lập quốc Do Thái được đọc vào mùa hè 1948.
Tôi tin rằng giấc mộng Đông Du sẽ thành sự thật trong một năm có số 8.

Werbung

Kommentar verfassen

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s